Khóa luận Pháp luật về quản lý nhà nuớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực tiễn áp dụng tại Thừa Thiên-Huế - pdf 13

Download Khóa luận Pháp luật về quản lý nhà nuớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực tiễn áp dụng tại Thừa Thiên-Huế miễn phí



MỤC LỤC
 
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
4. Phương pháp nghiên cứu. 3
5. Bố cục đề tài. 3
PHẦN NỘI DUNG 4
Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 4
1.1. Khái niệm và vai trò quản lý của Nhà nước. 4
1.1.1. Khái niệm quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp. 4
1.1.2. Vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh tế nói chung và đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng. 5
1.2. Pháp luật về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 9
1.2.1. Về ban hành và tổ chức các văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 10
1.2.2. Về việc xây dựng và ban hành cơ chế chính sách kinh tế nhằm phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 17
1.2.3. Quy định về thanh tra kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm của cơ quan quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 27
Chương 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI THỪA THIÊN-HUẾ. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 29
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên-Huế 29
2.1.1. Điều kiện tự nhiên: 29
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 30
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thừa Thiên - Huế 31
2.2.1. Tình hình quản lý 31
2.2.2. Những vướng mắc hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 41
2.2.3. Nguyên nhân của những vướng mắc hạn chế 50
2.3. Một số giải pháp kiến nghị, hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 53
2.3.1. Hoàn thiện pháp luật: 53
2.3.2. Kiến nghị 57
PHẦN KẾT LUẬN 63
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38485/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ư: Kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động đầu tư theo thẩm quyền; xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát liên ngành đối với hoạt động đầu tư; kiểm tra việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quá trình đầu tư.
Quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Tài chính bao gồm: tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán, thuế và hải quan liên quan đến hoạt động đầu tư.
Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Thương mại: Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thương mại liên quan đến hoạt động đầu tư.
Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường : Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, quản lý tài nguyên và môi trường liên quan đến hoạt động đầu tư.
Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Khoa học và Công nghệ: Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách về khoa học và công nghệ liên quan đến hoạt động đầu tư.
Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Xây dựng: Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy phạm về xây dựng liên quan đến hoạt động đầu tư.
Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách về tín dụng và quản lý ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư.
Về xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật, tuỳ theo mức độ vi phạm mà có chế tài xử lý phù hợp được quy định tại luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản khác có liên quan.
Tóm lại, Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thực hiện các cam kết về hiệp định thương mại AFTA thì việc quản lý Nhà nước đối với đầu tư nói chung và quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần được quan tâm một cách đúng đắn. Thông qua quyền hạn của mình nhà nước thiết lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, minh bạch để thu hút các nhà đầu tư. Đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp về cả số lượng và chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng kinh tế.
Chương 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI THỪA THIÊN-HUẾ. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên-Huế
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thừa Thiên-Huế là một tỉnh duyên hải Miền Trung Việt Nam, thuộc vĩ tuyến 16.0’00’’ đến 16.0’48’’ vĩ Bắc, kinh tuyến 107.0’00’’ đến 108.0’18’’ kinh Đông, với diện tích tự nhiên là 5.054 km2, nằm trên một dãi đất hẹp có chiều dài bờ biển là 128km, chiều rộng trung bình 60km với địa hình khá đa dạng gồm sông, núi, đồi, đồng bằng, đầm phá và biển. Tỉnh Thừa Thiên-Huế nằm ở vị trí trung điểm của cả nước thuộc vùng trọng điểm kinh tế miền trung bắt đầu từ Huế tới Dung Quất; là đầu mối của các tuyến đường giao thông quốc gia (đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển) rất thuận lợi cho việc khai thác tiềm lực, phát triển quan hệ giao lưu kinh tế - văn hóa với các vùng trong nước và quốc tế và đặc biệt quan trọng trên trục hành lang thương mại quốc tế Đông Tây nối liền ba nước Thái Lan – Lào và Việt Nam theo quốc lộ 9. Phía Bắc giáp với Quảng Trị (nơi có khu kinh tế mở và cửa khẩu Lao Bảo), phía Nam giáp với Đà Nẵng (một thành phố lớn có tiềm lực lớn nhất miền Trung) phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Tổ chức hành chính của Thừa Thiên-Huế gồm có thành phố Huế và tám huyện, trong đó có hai huyện miền núi là Nam Đông và A Lưới; sáu huyện đồng bằng ven biển là: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy và Phú Lộc.
Thừa Thiên-Huế có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông nhưng không rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm trung bình năm là 250C, số giờ nắng trong một năm là 1.700 đến 2000 giờ, lượng mưa trung bình hàng năm là 1800 đến 2000mm/năm.
Thừa Thiên-Huế còn là tỉnh có nhiều khoáng sản, trong đó chủ yếu là đá vôi: 1300 triệu m3, cao lanh: 530 triệu m3, đá ốp lát là 25 triệu m3, đất sét 1000 triệu tấn, đá xây dựng 2000 triệu m3, Imenit: 100 tấn, cát trắng 100 triệu tấn với hàm lượng sio2 trên 89,4%, nước khoáng nóng có lưu huỳnh: 10lít/ giây, nước khoáng nóng có can xi: 12lít/giây, ngoài ra còn có titan, than bùn, pyrit. Đây là nguồn nguyên liệu chính để xây dựng các nhà máy xi măng, các nhà máy sản xuất nguyên liệu xây dựng; Huế còn là vùng gò đồi với nhiều đồng cỏ thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi dưới hình thức thành lập các trang trại; diện tích rừng và đất rừng gần 330.000 ha (trong đó có rừng quốc gia Bạch Mã với hệ thống động thực vật phong phú bậc nhất nước ta; rừng trồng 50.000 ha gồm: thông, bạch đàn, keo…là nguyên liệu tốt cho ngành nguyên liệu chế biến. Bên cạnh đó Thừa Thiên-Huế còn có bờ biển 128km và hệ thống đầm phá lớn nhất Đông Nam Á có khả năng nuôi trồng thủy sản nước lợ 22.000ha với một số loài có giá trị cao như: tôm, cua, mực, cá thu, sò huyết, vẹm xanh, ốc hương, rong câu chỉ vàng…diện tích nuôi trồng, sản lượng nuôi trồng và sản lượng đánh bắt ngày càng tăng.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thừa Thiên - Huế là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước với nhiều di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã được UNESCO xếp hạng như cố đô Huế, nhã nhạc cung đình, sông Hương, Núi Ngự, đèo Hải Vân… ngoài ra, đây còn là một trung tâm dịch vụ lớn nhất của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với các ngành dịch vụ chất lượng và trình độ cao trong các lĩnh vực du lịch, vận tải, xuất nhập khẩu, tài chính, ngân hàng, thương mại, khoa học-công nghệ, bưu chính viễn thông…trong một vài năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đạt mức 13%/năm, cao hơn mức trung bình của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh từng bước được cải thiện; cơ sở vật chất hạ tầng được tăng cường đầu tư; quá trình đô thị hoá nhanh tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế-xã hội phát triển bền vững, lâu dài.
Thừa Thiên-Huế có khoảng 600.000 người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 50% dân số toàn tỉnh (1.107.000 người) trong đó số lao động qua đào tạo là khoảng 142.500 người chiếm 25%. Đây là một tỷ lệ khá cao so với nhiều tỉnh trong cả nước như Quảng Nam chỉ có 52,2 nghìn lao động qua đào tạo. Để có được lợi thế đó là nhờ Huế là một t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status