Tiểu luận Phân tích và so sánh các quy định về quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 - pdf 13

Download Tiểu luận Phân tích và so sánh các quy định về quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 miễn phí



( Điều 179 và 205 đến 225 của Bộ luật dân sự năm 1995 với Điều 172 và 200 đến 232 của Bộ luật dân sự năm 2005)
Theo Điều 179 Bộ luật dân sự năm 1995 thì có bẩy hình thức sở hữu đối với tài sản, đó là sở hữu toàn dân; sở hữu của tổ chức chính trị - xã hội; sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân, sở hữu của tổ chức xã hội – nghề nghiệp; sở hữu hỗn hợp; sở hữu chung.
Trong Bộ luật dân sự năm 2005 cơ bản giữ nguyên quy định hiện hành về các hình thức sở hữu của Bộ luật dân sự năm 1995 vì nhìn chung còn phù hợp, thể hiện được tính đặc thù của từng hình thức sở hữu cụ thể trong quan hệ sở hữu của Việt Nam. Điều 172 và chương XIII Bộ luật dân sự năm 2005 thể hiện với nôi dung : Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, các hình thức sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38301/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

pháp lý riêng, không thể áp dụng cho việc xác lập quyền sở hữu của các hình thức sở hữu khác như tịch thu, trưng mua..
- Các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu được quy định từ Điều 256 đến Điều 262 của Bộ luật.
Điều 263 đến Điều 266 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định về “bảo vệ quyền sở hữu” : chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp khi có tài sản bị chiếm đoạt trái pháp luật thì có quyền đòi lại tài sản; khi bị người khác cản trở việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu trái pháp luật thì có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Các quy định về quyền sở hữu được đề cập trong Bộ luật dân sự năm 1995 về cơ bản đã thực sự đi vào đời sống xã hội, đã tạo ra chuẩn mực pháp lý, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, an toàn pháp lý cho các bên, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể, qua đó góp phần ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được, Bộ luật dân sự năm 1995 vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần thay đổi như : một số quy định đã lạc hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, do có sự thay đổi khách quan của các quan hệ được điều chỉnh và thiếu một số quy định đề điều chỉnh các quan hệ dân sự mới phát sinh, ví dụ như : trong phần “những quy định khác về quyền sở hữu” các nội dung chưa được làm rõ, nhất là các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản...
2. Phân tích quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 2005
Được xây dựng dựa trên cơ sở của Hiến pháp 1992, Bộ luật dân sự năm 1995, những thay của Hiến pháp sửa đổi bổ sung năm 2001, và nhằm sửa đổi những hạn chế nhìn thấy của Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 ra đời, phù hợp với tình hình xã hội hiện tại. Trong Bộ luật dân sự năm 2005 , quyền sở hữu được quy định tại phần thứ hai “ Tài sản và quyền sở hữu” bao gồm 7 chương (từ chương X đến chương XVI) với 117 điều (từ Điều 163 đến Điều 279).
Những quy định chung về quyền sở hữu từ Điều 164 đến Điều 173, quy định về chủ thế của quyền sở hữu là những người tham gia quan hệ pháp luật dân sự : Nhà nước là chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; các tập thể; các công dân; các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; các tổ chức kinh tế tư nhân. Khách thể của quyền sở hữu là tài sản (được quy định từ Điều 174 đến Điều 181 Bộ luật dân sự năm 2005). Ngoài ra, Bộ luật dân sự còn quy định những tài sản chỉ thuộc sở hữu riêng biệt.
Nội dung của quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 2005 được quy định từ Điều 182 đến Điều 199 dựa trên cơ sở chế độ sở hữu được khẳng định trong Hiến pháp 1992, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định các hình thức sở hữu bao gồm : sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của các tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu của các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (từ Điều 200 đến Điều 232).
Điều 233 đến Điều 254 quy định về “Xác lập và chấm dứt quyền sở hữu”. Dựa vào nguồn gốc của những sự kiện pháp lý do Bộ luật dân sự quy định, căn cứ để xác lập quyền sở hữu bao gồm : xác lập theo hợp đồng hay giao dịch một bên; xác lập theo quy định của pháp luật; xác lập theo những căn cứ riêng biệt. Còn về chấm dứt quyền sở hữu, Bộ luật dân sự quy định có thể chấm dứt quyền sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu, hay theo những căn cứ do pháp luật quy định.
Điều 255 đến Điều 261 là các quy định về bảo vệ quyền sở hữu : người khởi kiện để yêu cầu Toàn án bảo vệ quyền lợi cho chính mình là người bị xâm phạm quyền sở hữu căn cứ theo quy định của Pháp luật(kiện đòi lại tài sản; kiện yêu cầu ngăn chặn hay chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp; kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại). Người có quyền sở hữu bị xâm phạm có thể là chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp.
Điều 262 đến Điều 279 Bộ luật dân sự năm 2005 là những quy định khác về quyền sở hữu. Bộ luật dân sự cho phép chủ sở hữu có được những điều kiện thuận lợi khỉ sử dụng các quyền của mình đối với tài sản của người khác và đồng thời cũng phải chịu sự ràng buộc bởi một số nghĩa vụ nhất định để các chủ thể khác được thuận tiện khi sử dụng quyền của mình.
Trên đây là những phân tích khái quát, để hiểu rõ hơn về quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 ta đi so sánh chúng với nhau trong phần tiếp sau đây :
II. So sánh quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005
So với quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, cơ cấu, bố cục của quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 2005 không có gì thay đổi, vẫn nằm ở phần thứ hai, bao gồm 7 chương : những quy định chung về quyền sở hữu; các loại tài sản; nội dung quyền sở hữu; các hình thức sở hữu; xác lập, chấm dứt quyền sở hữu; bảo vệ quyền sở hữu; những quy định khác về quyền sở hữu.
1. Về khái niệm sở hữu và quyền sở hữu.
( Bao gồm các Điều 172 đến 180 của Bộ luật dân sự năm 1995 và các Điều 164 đến 173 của Bộ luật dân sự năm 2005)
Điều 164 Bộ luật dân sự 2005 : Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định
của pháp luật.
Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.
Chế định quyền sở hữu trong cả hai bộ luật không có nhiều thay đổi (chỉ có thay đổi nhỏ là không còn chữ “các” trong cụm từ “các chủ thế khác” ở Bộ luật dân sự năm 1995)sở hữu không chỉ được nhìn nhận ở phạm vi hẹp mà là yếu tố cơ bản trải lên toàn bộ quan hệ sản xuất, bao gồm không chỉ quan hệ giữa người với người về vật mà cả quan hệ giữa họ về mặt tổ chức kinh doanh, về mặt chi phối đối với lợi ích kinh tế do sự chiếm hữu về mặt tài sản tạo ra.
Bố cục cũng như tiều đề trong Bộ luật dân sự năm 2005 vẫn được giữ nguyên như trong Bộ luật dân sự năm 1995 về các quyền đối với tài sản, nhưng về đặc điểm các loại quyền có sự khác nhau nhất định : Khi thực hiện quyền sở hữu thì chủ sở hữu có quyền tác động trực tiếp đến tài sản, còn trong quan hệ nghĩa vụ thì quyền tài sản của một bên tương ứng với nghĩa vụ tài sản của bên kia (quyền chủ nợ). Khi một người có quyền sở hữu thì tất cả những người khác đều phải tôn trọng quyền sở hữu của người đó; còn trong quan hệ nghĩa vụ thì người thứ ba không cần biết đến mối quan hệ nghĩa vụ giữa các bên trong nghĩa vụ đó.
Trong chế định về quyền sở hữu có cả các quy đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status