Tiểu luận Nhiệm vụ và quyền hạn của của Chủ tịch nước Việt Nam qua Hiến Pháp 1946 và 1959 - pdf 13

Download Tiểu luận Nhiệm vụ và quyền hạn của của Chủ tịch nước Việt Nam qua Hiến Pháp 1946 và 1959 miễn phí



Mục lục
A. Lời nói đầu 1
B. Nội dung 1
1. Vị trí của Chủ tịch nước trong Hiến Pháp 1946 và 1959 1
a. Trong Hiến Pháp 1946 1
b. Trong Hiến Pháp 1959 2
2. So sánh chế định Chủ tịch nước qua hai bản Hiến Pháp 1946 và 1959 2
2.1. Điểm giống nhau 2
2.2. Điểm khác nhau 2
2.2.1. Vị trí, tính chất và trật tự hình thành 3
2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước 5
2.2.3. Mối quan hệ của Chủ tịch nước với các cơ quan khác 6
C. Kết luận 8
Danh mục tài liệu tham khảo.
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38661/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

A. Lời mở đầu.
Chế định nguyên thủ quốc gia là một chế định quan trọng trong thể chế chính trị. Nhưng mỗi nước nguyên thủ quốc gia có tên gọi, khác nhau (vua, Hoàng đế, Tổng thống, Đoàn Chủ tịch hội đồng liên bang, Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch nước), vị trí, chức năng khác nhau tuỳ từng trường hợp vào thể chế chính trị và cách thức tổ chức nhà nước. Nhưng có một điểm chung là đều là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt cho Nhà nước về đối nội và đối ngoại. Ở nước ta, nguyên thủ quốc gia tồn tại dưới hình thức Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946, 1959, 1992, riêng Hiến pháp năm 1980 Chủ tịch nước tồn tại dưới hình thức là Hội đồng Nhà nước, là một chế định nguyên thủ quốc gia tập thể. Về nhiệm vụ và quyền hạn của của Chủ tịch nước Việt Nam qua các bản Hiến Pháp khác nhau đều có những đặc điểm không giống nhau, đặc biệt là qua Hiến Pháp 1946 và 1959.
B. Nội dung.
1. Vị trí của Chủ tịch nước trong Hiến Pháp 1946 và 1959.
a. Trong Hiến Pháp 1946.
Sau cách mạng tháng Tám, nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời là nhà nước dân chủ nhân dân. Sau tám mươi năm tranh đấu, dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi vòng áp bức của chính sách thực dân, đồng thời đã gạt bỏ chế độ vua quan. Nước nhà đã bước sang một quãng đường mới.
Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ.Với bản Hiến pháp 1946, bộ máy Nhà nước đã bước đầu được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền song vẫn còn mang nhiều cách tổ chức theo kiểu đại nghị, thể hiện ở Nghị viện nhân dân và chính phủ liên hiệp với sự đoàn kết rộng rãi ở các lực lượng, giai cấp, đảng phái.
Sự ra đời của chế định Chủ tịch nước trong hiến pháp 1946 có thể nói bắt đầu từ chủ trương thành lập một chính phủ nhân dân cách mạng theo tinh thần đoàn kết rộng rãi tất cả các tầng lớp nhân dân. Những quy định về Chủ tịch nước không được tách thành một chương riêng biệt mà được quy định chung trong chương Chính phủ từ điều 43 đến điều 56.
b. trong Hiến Pháp 1959.
Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội Khoá I, kì họp thứ 11 thông qua trong bối cảnh lịch sử Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì mới. Nhà nước đứng trước hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.
Đứng trước những yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng, Hiến Pháp cần có những thay đổi mới cho phù hợp hơn. Cho nên, bản Hiến pháp mới, Hiến pháp năm 1959 đã được thông qua. Đây là bản Hiến pháp thể hiện sự vận dụng mạnh mẽ nguyên tắc tập quyền XHCN trong tổ chức bộ máy Nhà nước, tất cả quyền lực tập trung vào Quốc hội. Trong bản Hiến pháp này, chế định nguyên thủ quốc gia vẫn là Chủ tịch nước, nhưng đã có những điểm thay đổi về căn bản so với chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946.
Hiến pháp năm 1959 ghi nhận chế định nguyên thủ quốc gia tại chương V, gồm 10 điều (từ Điều 61 đến Điều 70). Việc ghi nhận chế định Chủ tịch nước thành một chương riêng biệt trong Hiến pháp chứng tỏ Hiến pháp năm 1959 có sự đổi mới rõ rệt so với Hiến pháp năm 1946.
2. So sánh chế định Chủ tịch nước qua hai ban Hiến Pháp 1946 và 1959.
2.1 . Những điểm giống nhau.
Theo quy định của Hiến Pháp chế định Chủ tịch nước qua hai bản Hiến Pháp có những đặc điểm chung như sau:
- Đều là nguyên thủ quốc gia (người đứng đầu Nhà nước ), thay mặt nhà nước trong đối nội và đối ngoại.
- Do Quốc hội hay Nghị viện bầu ra.
- Công bố lệnh đại xá, đặc xá.
- Quyết định thưởng huân chương và các danh hiệu vinh dự của Nhà nước khác.
- Công bố các đạo luật đã được Quốc hội hay Nghị viện phê chuẩn.
2.2 . Những điểm khác nhau.
Tuy có những đặc điểm giống nhau nhưng chế định Chủ tịch nước theo hai bản Hiến Pháp nay có rất nhiều điểm khác biệt nhau. Đặc biệt là quyền hạn của Chủ tịch nước theo Hiến Pháp 1959 có xu hướng thu hep và quyền hạn của Quốc hội mở rộng. Có thể thấy qua bảng so sánh sau:
Hiến pháp 1946
Hiến pháp 1959
Vị trí, tính chất và trật tự hình thành.
Vị trí, tính chất.
Về vị trí, tính chất của Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946, từ những quy định về cách thức thành lập và thẩm quyền của Chủ tịch nước thì Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước đồng thời là người đứng đầu Chính phủ.
Thiết chế Chủ tịch nước phái sinh từ Quốc hội - thực hiện các chức năng nguyên thủ Quốc gia. Như vậy, so với Hiến Pháp 1946 thì Chủ tịch nước chỉ còn có thẩm quyền là người đứng đầu Nhà nước. Quyền hạn đã bị thu hẹp hơn so với Hiến Pháp 1946.
Nguyên thủ quốc gia
Tính chất đứng đầu Nhà nước (nguyên thủ quốc gia) của Chủ tịch nước thể hiện ở chỗ: Chủ tịch nước thay mặt cho nước, giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, bổ nhiệm thủ tướng, Nội các, ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị, thưởng huy chương và bằng cấp danh dự, đặc xá, kí hiệp ước với các nước, phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước, tuyên chiến hay đình chiến.Vị trí đứng đầu Nhà nước này cũng giống như ở các nước dân chủ, là có sự phân công phối hợp giữa Nghị viện, Ban thường vụ và Chủ tịch nước.
Chủ tịch nước được xác định là người đứng đầu Nhà nước nhưng không còn là người đứng đầu Chính phủ như trong Hiến pháp năm 1946. Chủ tịch nước thay mặt Nhà nước thực hiện các chức năng thuộc về đối nội, đối ngoại (Điều 61 Hiến pháp 1959). Sự phân định chức năng nguyên thủ giữa Chủ tịch nước, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chuyển sang hướng mới. Mọi quyền hạn quan trong đều thuộc về Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch nước chủ yếu thực hiện các công việc có tính thay mặt cá nhân và tham gia nhất định vào các hoạt động của Nhà nước như lập pháp, thành lập các cơ quan Nhà nước, tặng thưởng huân chương, tuyên bố chiến tranh… nhưng đều dựa trên quy định của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Người đứng đầu Chính phủ
Tính chất đứng đầu Chính phủ thể hiện ở chỗ Chủ tịch nước Chủ tọa Hội đồng Chính phủ, cùng với Chính phủ ban hành các sắc lệnh quy định các chính sách thi hành các đạo luật và quyết định của Nghị viện.
Theo Hiến Pháp 1959, Chủ tịch nước không nằm trong Chính Phủ mà tách riêng thành một chế định độc lập cho nên không có tính chất, chức năng của người đứng đầu Chính Phủ như Hiến Pháp 1946.
Trật tự hình thành
Về trật tự hình thành, Hiến pháp năm 1946 quy định tại Điều 45: "Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chọn trong Nghị viện nhân dân và phải được hai phần ba tổng số nghị viên bỏ phiếu thuận. Nếu bỏ phiếu lần đầu mà không đủ số phiếu ấy, thì lần thứ nhì sẽ theo đa số tương đối. Chủ tịch nước Việt Nam được bầu trong thời hạn 5 năm và có thể được bầu lại.
Trong vòng một tháng trước khi hết nhiệm kỳ của Chủ tịch, Ban th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status