Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên - pdf 13

[h2:2bmkdgzn]Download Tiểu luận Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên miễn phí[/h2:2bmkdgzn]
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG
I. Vài nét khái quát về nhãn hiệu .
1. Khái niệm nhãn hiệu .
2. Dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu .
3. Phân loại nhãn hiệu .
II. Bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên .
1.Đối tượng nhãn hiệu có khả năng được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế .
2.Tiêu chí để được bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế
3.Nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế .
4. Xét nhận đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế .
5.Thủ tục xác lập và phạm vi hủy bỏ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế .
6.Nội dung bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế .
7. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế
8. Cách thức và giải quyết tranh chấp bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế
III. Thực tiễn và một số nhận xét về việc Việt Nam thực thi bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế đã tham gia .
THAY LỜI KẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang


Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho[h3:2bmkdgzn]Tóm tắt nội dung:[/h3:2bmkdgzn]MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG
Vài nét khái quát về nhãn hiệu ……………………………………….
1. Khái niệm nhãn hiệu ………………………………………………..
2. Dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu ……………………………………..
3. Phân loại nhãn hiệu ………………………………………………...
Bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên ………………………………………………………….....................
1.Đối tượng nhãn hiệu có khả năng được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế ………………………………………………………………….
2.Tiêu chí để được bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế ……
3.Nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế ………….
4. Xét nhận đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế ………………………………………………………………………..
5.Thủ tục xác lập và phạm vi hủy bỏ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế ………………………………………………………………….
6.Nội dung bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế …………….
7. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế ……………
8. Cách thức và giải quyết tranh chấp bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế ………………………………………………………
Thực tiễn và một số nhận xét về việc Việt Nam thực thi bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế đã tham gia …………………….
THAY LỜI KẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang
1
1
1
1
2
2
2
3
3
4
4
5
5
5
LỜI NÓI ĐẦU
Nhãn hiệu đã từng xuất hiện từ rất lâu trong tiến trình lịch sử. Từ khoảng 3000 năm trước, những người thợ Ấn Độ đã sử dụng nhãn hiệu tên khắc trên sản phẩm của mình xuất khẩu; hay ở Trung Quốc khoảng 2000 năm trước, các thương nhân cũng đánh dấu nhãn hiệu của mình trên các sản phẩm hàng hóa;… Tuy nhiên, khi đó, vấn đề nhãn hiệu còn chưa được chú trọng do nó còn chưa mang tính kinh tế phổ biến.
Từ thế kỷ 19, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ngày càng cao, các sản phẩm được sản xuất và xuất khẩu ngày càng phong phú, đa dạng. Điều này đặt ra cho các nhà kinh doanh yêu cầu cần có nhãn hiệu riêng phân biệt sản phẩm của mình với các doanh nghiệp cạnh tranh khác. Với ý nghĩa đó, nhãn hiệu như một cách thức để ghi nhận, bảo vệ và tạo ra sự phân biệt những sản phẩm giống nhau của các doanh nghiệp khác nhau cũng như thể hiện sự phát triển và danh tiếng trên thị trường của doanh nghiệp. Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu vì vậy mà ngày càng quan trọng không chỉ đối với chủ sở hữu nhãn hiệu mà còn với cả người tiêu dùng và xã hội.
Bảo hộ nhãn hiệu là một trong những vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà thế giới rất quan tâm bảo vệ. Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế ngày nay cũng đang tham gia tích cực vào vấn đề bảo hộ nhãn hiệu giúp các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Để tìm hiểu và nắm bắt được rõ hơn vấn đề về bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam cùng tiến trình hội nhập quốc tế, bài viết dưới đây nhóm 2.3 xin trình bày về “Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”.
NỘI DUNG
I. Vài nét khái quát về nhãn hiệu:
1. Khái niệm nhãn hiệu:
Nhãn hiệu là một trong những yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay khi định đưa sản phẩm ra thị trường. Trong các Điều ước quốc tế liên quan đến vấn đề nhãn hiệu, Hiệp định TRIPS là hiệp định đầu tiên đưa ra khái niệm về nhãn hiệu tại Khoản 1 Điều 15: “Bất kỳ một dấu hiệu hay tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa…” khi mà Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp không đưa ra một khái niệm cụ thể nào về nhãn hiệu. Khoản 1 Điều 6 Hiệp định Việt Nam- Hoa Kỳ, khái niệm nhãn hiệu cũng được ghi nhận tương tự TRIPS.
Có thể thấy, khái niệm được đưa ra khá rộng, không hạn chế các yếu tố có thể sử dụng để làm nhãn hiệu như các đối tượng mới gồm âm thanh, mùi vị…
2. Dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu:
- Từ ngữ: đây là dấu hiệu cấu thành phổ thông nhất làm nên nhãn hiệu. Nhiều nhãn hiệu nổi tiếng đã sử dụng các từ ngữ làm nên nhãn hiệu của mình. VD: DOVE, Coca Cola, Hồng Hà, Thiên Long,…
- Hình vẽ hay hình ảnh: các hình vẽ hay hình ảnh cũng được ghi nhận để doanh nghiệp sử dụng cho sản phẩm của mình làm nhãn hiệu. Các hình ảnh này cần đáp ứng các yêu cầu phải có sự độc đáo và đặc trưng nếu không sẽ khó có sự phân biệt để bảo vệ nhãn hiệu đó. Bên cạnh đó, quốc tế cũng công nhận các nhãn hiệu được kết hợp cả hình ảnh và chữ cái và nó được ghi nhận phù hợp với Hiệp định TRIPS, được cụ thể tại Khoản 1 Điều 6 Hiệp định Việt Nam- Hoa Kỳ. VD cho trường hợp này như:
Nhãn hiệu hình ảnh KFC
Nhãn hiệu hình ảnh oto của Honda
Nhãn hiệu hình ảnh của BMW
- Chữ và số: tập hợp các chữ hay số hay gồm cả 2 yếu tố cũng thường được sử dụng để tạo nên nhãn hiệu. Tuy nhiên, không phải bất kỳ chữ và số nào cũng đều được đăng ký nhãn hiệu mà nó phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu nhất định theo quy định của pháp luật. VD: ngân hàng ACB, Bia 333, BMW, Iphone 4,…
- Các dấu hiệu khác: ngoài các yếu tố phổ biến nêu trên thường được các doanh nghiệp sử dụng tạo nhãn hiệu cho sản phẩm của mình, hiện nay cũng có nhiều yếu tố khác được sử dụng một cách sáng tạo làm nhãn hiệu cho các sản phẩm như: nhãn hiệu âm thanh (VD: chuỗi âm thanh khi bật máy tính của Microsoft), nhãn hiệu mùi (VD: mùi hoa Plimeria dùng làm nhãn hiệu cho một loại hàng chỉ),…
3. Phân loại nhãn hiệu:
Nhãn hiệu có thể được phân loại như sau:
Nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ;
Nhãn hiệu tập thể (được sử dụng bởi 1 tập thể chủ sở hữu. VD: nước mắm Phú Quốc) và nhãn hiệu chứng nhận (không phải do chủ sở hữu của nó sử dụng mà người chủ cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu này và các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm cho nhãn hiệu được chứng nhận đó. VD: chứng nhận ISO 9001);
Nhãn hiệu nổi tiếng : xác định trên cơ sở tính phổ cập;
Nhãn hiệu liên kết: VD: sữa rửa mặt Dove, dầu gội Dove, sữa tắm Dove.
II. Bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
Bảo hộ nhãn hiệu có thể hiểu bao gồm việc cơ quan có thẩm quyền bảo vệ một nhãn hiệu có khả năng đạt được hay đạt được việc bảo hộ trong phạm vi được bảo hộ; duy trì hiệu lực của việc bảo hộ hay đảm bảo việc thực thi các quyền sở hữu nhãn hiệu của chủ thể được bảo hộ cũng như các vấn đề ảnh hưởng đến việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ…
Đối tượng nhãn hiệu có khả năng được bảo hộ th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status