Tiểu luận Cách thức xây dựng và các yêu cầu trong việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam hiện nay - pdf 13

Download Tiểu luận Cách thức xây dựng và các yêu cầu trong việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam hiện nay miễn phí



Mục lục
 
Lời mở đầu 1
Phần nội dung 1
I. Khái quát chung. 1
1. Các cách hiểu về thủ tục TTDS rút gọn 1
2. Lịch sử thủ tục tố tụng dân sự rút gọn 1
II. Cần xây dựng thủ tục TTDS rút gọn ở Việt Nam 2
1. Cơ sở cần thiết cho việc xây dựng thủ tục TTDS rút gọn hiện nay 2
a) Cơ sở lý luận 2
b) Cơ sở thực tiễn 3
2. Những ưu điểm 4
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích ở trên, việc áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn sẽ có những ưu điểm và thuận lợi như sau: 4
III. Cách thức xây dựng và các yêu cầu trong việc xây dựng thủ tục TTDS rút gọn ở Việt Nam hiện nay. 4
1) Cách thức xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam hiện nay 4
a) Đối tượng áp dụng 4
b) Phạm vi áp dụng 6
3) Các quy định của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn 7
a) Người tiến hành tố tụng. 7
b) Thời hạn. 7
c) Thủ tục tố tụng 7
4) Yêu cầu chung của việc xây dựng thủ tục TTDS rút gọn 8
Lời kết 9
Tài liệu tham khảo 9
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38670/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Mục lục
****
Kí hiệu trong bài
TTDS: Tố tụng dân sự
BLTTDS: Bộ luật Tố tụng dân sự.
Lời mở đầu
Trong hoạt động tố tụng, không nhất thiết phải áp dụng một thủ tục tố tụng chung cho tất cả các loại vụ việc có mức độ phức tạp khác nhau. Hiện nay, Bộ luật TTDS 2004 đã có những thủ tục khác nhau cho giải quyết vụ án dân sự và việc dân sự. Ở đó, thủ tục giải quyết việc dân sự có thể được coi là thủ tục rút gọn trong TTDS. Tuy nhiên, BLTTDS lại chưa quy định một thủ tục giải quyết mang tính rút gọn riêng cho vụ án dân sự. Với thực tiễn phát triển của kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay, việc xây dựng một thủ tục tố tụng rút gọn riêng trong TTDS nói chung và vụ án dân sự nói riêng là điều rất cần thiết.
Phần nội dung
Khái quát chung.
Các cách hiểu về thủ tục TTDS rút gọn
Trong khoa học luật Tố tụng nói chung và khoa học luật tố tụng dân sự nói riêng, các thủ tục Tố tụng được chia thành hai loại là thủ tục tố tụng thông thường và thủ tục tố tụng đặc biệt. Thủ tục rút gọn là một dạng của tố tụng đặc biệt. Đây là hình thức thủ tục tố tụng dân sự được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.
Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là sự giản lược, đơn giản hóa một số khâu trung gian không cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm xử lí nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn đảm bảo đúng đắn chính xác.
Sự giản lược, đơn giản hóa các khâu trung gian như trên cần được hiểu theo một nghĩa rộng là đơn giản cả về phạm vi và các thủ tục cũng như về thời hạn và các giai đoạn.
Lịch sử thủ tục tố tụng dân sự rút gọn
Ở Việt Nam, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn có thể được coi là đã từng được quy định trong pháp luật của nước ta từ thời Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946-1980). Tuy nhiên, thời đó, hình thức tố tụng rút gọn này hạn chế ở chỗ chỉ có một hình thức duy nhất là xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm và chỉ được áp dụng đối với một loại vụ án- các vụ tranh chấp dân sự có giá ngạch thấp. Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn thời kì này nằm rải rác trong một số văn bản như:
+ Sắc lệnh 13/SL ngày 24/1/1946 về tổ chức Tòa án và quy định các ngạch Thẩm phán. Sự rút gọn trong văn bản này thể hiện ở quy định Chánh án xử một mình.
+ SL 51SL 17/4/1946 quy định thẩm quyền tòa án sơ cấp về dân sự và thương và Điều 12 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 quy định: có thể xét xử một thẩm phán, không có hội thẩm nhân dân trong vụ án nhỏ, giản đơn, không quan trọng.
+ Nghị định 32 ngày 6/4/1952 của Bộ Tư Pháp. Thủ tục rút gọn thể hiện ở chỗ Tòa án huyện có quyền chung thẩm
+ Thông tư 4013/TTC 9/5/1959 của Bộ Tư pháp và thông tư liên bộ thẩm phán – Tòa án nhân dân tối cao số 93/TC ngày 11/11/1959 đã quy định Tòa án huyện có thẩm quyền chung thẩm một số lĩnh vực.
+ v.v..
Hiện nay, Bộ luật TTDS Việt Nam 2004 chưa đề cập đến thủ tục TTDS rút gọn. Quá trình giải quyết việc dân sự tuy có đơn giản, nhưng đó không thể coi là thủ tục TTDS rút gọn nói chung. Thủ tục TTDS rút gọn trong đề tài này chủ yếu muốn hướng tới trình tự giải quyết một vụ án dân sự.
Cần xây dựng thủ tục TTDS rút gọn ở Việt Nam
Cơ sở cần thiết cho việc xây dựng thủ tục TTDS rút gọn hiện nay
Cơ sở lý luận
Ø Đường lối cải cách Tư pháp của Đảng, Nhà nước.
Ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020 cùng với quyết định đôn đốc: “hoàn thành các nhiệm vụ mà Nghị quyết 08/NQ-TN ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp trong thời gian mới”. Một trong những nhiệm vụ đó là việc cải cách thủ tục tố tụng dân sự hiện hành.
Ø Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
Bởi giữa luật dân sự và luật tố tụng dân sự có mối quan hệ mật thiết nên các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là cơ sở để xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn. VD: Các nguyên tắc tại Điều 4,5,6,7,12 Bộ luật dân sư 2005.
Những nguyên tắc này sẽ giúp giải quyết vụ việc dân sự một cách nhanh chóng, đơn giản. Ví dụ, khi giao dịch dân sự không tuân theo những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì Tòa án có thể vận dụng chính những nguyên tắc đó để giải quyết. Tòa án có thể buộc các bên phải xác lập thực hiện cá quyền- nghĩa vụ đã thỏa thuận hay tuyên bố giao dịch đó vô hiệu.
Ø Tính phù hợp giữa thủ tục tố tụng dân sự được xây dựng với tính chất của vụ việc.
Thủ tục tố tụng dân sự nên được áp dụng với những vụ việc có giá trị tài sản tranh chấp không lớn, chứng cứ rõ ràng hay bị đơn thừa nhận nghĩa vụ. Bởi lẽ, tính chất của những vụ việc như thế rất đơn giản, không cần thiết phải trải qua đầy đủ các giai đoạn cũng như tiêu tốn nhiều thời gian như thủ tục tố tụng dân sự thông thường.
Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, ở nước ta, các tòa án đang phải giải quyết một lượng lớn các vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình. Không có sự ưu tiên nào, tất cả các vụ án này đều phải trải qua những thủ tục chung rất phức tạp. Chính điều này đã dẫn tới hiện tượng quá tải trong xét xử ở các cấp, số lượng tồn động vụ án hàng năm tăng cao. Theo báo cáo tổng kết ngành tòa án các năm 2005 đến 2009. Tỷ lệ các vụ án dân sự theo nghĩa rộng chiếm tỷ trọng rất lớn: Trần Thị Thúy Vân. Khóa luận tốt nghiệp. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam. HN-2010, tr.32
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
TAND thụ lí
129.927
143.580
171.681
192.336
214.174
Giải quyết
150.195
160.979
188.992
174.732
194.398
Tỉ lệ (%)
87
89
90.54
90.8
90.7
Trong khi đó, thực tế, có nhiều vụ án, kể cả những vụ án rất đơn giản nhưng việc giải quyết bị kéo dài không cần thiết, vi phạm nghiêm trọng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ví dụ, nhiều trường hợp nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng, không có sự phản đối của bị đơn nhưng bị đơn vẫn không chịu thực hiện nghĩa vụ. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp không có sự thừa nhận của bị đơn về nghĩa vụ thực hiện nhưng có chứng cứ rõ ràng, đầy đủ, các sự kiện đã được xác định. Tòa án không mất nhiều thời gian điều tra, xác minh, áp dụng pháp luật dễ dàng nhưng vẫn phải xử theo thủ tục chung.
Ngoài ra, việc tiến hành và kéo dài những thủ tục không cần thiết đã khiến cho không ít các trường hợp, các tranh chấp dân sự từ đơn giản phát triển thành các vụ án nghiêm trọng do không được giải quyết kịp thời. Ví dụ, đối với những vụ án đơn giản, sau khi đã trải qua một thời gian khá dài để Tòa án có quyết định, nhiều bị đơn vẫn lạm dụng quyền kháng cáo lên Tòa án Phúc thẩm để xem xét lại nội dung vụ án. Điều này, dễ dẫn đến hậu quả, mâu thuẫn giữa các đương sự thêm gay gắt, thậm chí, gây tổn hại cho nhau, để rồi chỉ từ một tranh chấp dân sự đơn giản lại chuyển thành một vụ án hình sự.
Như vậy, áp dụng thủ tục tố tụng d
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status