Tiểu luận Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật bảo hiểm tiền gửi tại các ngân hàng thương mại và hướng hoàn thiện pháp luật - pdf 13

Download Tiểu luận Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật bảo hiểm tiền gửi tại các ngân hàng thương mại và hướng hoàn thiện pháp luật miễn phí



MỤC LỤC
A. Lời mở đầu. 1
B. Nội dung. 2
I. Pháp luật chung về bảo hiểm tiền gửi. 2
1. Khái niệm Bảo hiểm tiền gửi. 2
2. Đặc điểm của bảo hiểm tiền gửi. 2
II. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật bảo hiểm tiền gửi tại các ngân hàng thương mại. 3
1. Các ngân hàng thương mại tham gia Bảo hiểm tiền gửi. 3
2. Xác định phạm vi tiền gửi được bảo hiểm. 5
3. Thực tiễn và đánh giá bảo hiểm đối với tiền gửi ngoại tệ. 6
4. Quy định về người được BHTG. 9
5. Quy định mức phí BHTG đồng nhất không còn phù hợp. 11
6. Quy định về hạn mức BHTG chưa được điều chỉnh kip thời và chưa tạo ra sự linh động để đối phó với các trường hợp khủng hoảng tài chính. 13
7. Quy định về tiếp nhận, xử lý các tổ chức tham gia BHTG phá sản,giải thể. 16
III. Hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. 17
1. Không nên loại trừ khoản tiền gửi để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của người gửi tiền ra khỏi phạm vi tiền gửi được bảo hiểm. 17
2. Cần mở rộng đối tượng tham gia BTHG 18
3. Cần tiếp tục quy định không bảo hiểm đối với tiền gửi bằng ngoại tệ để phục vụ cho chính sách quản lý ngoại hối của quốc gia. 18
4. Cần quy định chỉ bảo hiểm cho người gửi tiền là cá nhân. 18
5. Cần có quy định phí BHTG dựa trên mức độ rủi ro của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. 19
6. Cần điều chỉnh hạn mức BHTG phù hợp với điều kiện hiện nay và có quy định dự liệu cho trường hợp khủng hoảng tài chính. 19
C. Kết luận. 20
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38550/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hức không phải là tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc". Qua hơn mười năm hoạt động, cho đến nay, BHTG Việt Nam đã thực hiện bảo vệ quyền lợi cho hàng chục triệu người gửi tiền tại hơn 1.000 tổ chức tín dụng và số lượng tổ chức tham gia BHTG đang ngày một tăng. Pháp luật Việt Nam quy định các tổ chức nhận tiền gửi bắt buộc phải tham gia BHTG, chính vì lẽ đó hầu hết các ngân hàng thương mại đều tham gia vào bảo hiểm tiền gửi, trong đó có cả các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài cũng tham gia BHTGVN. Cùng với các cơ quan giám sát tài chính khác trong hệ thống các cơ quan đảm bảo an toàn tài chính quốc gia, BHTG đóng vai trò quan trọng thực hiện việc bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng. Theo báo cáo thường niên của BHTG Việt Nam, tính đến cuối năm 2008, BHTG Việt Nam đã thiết lập quan hệ với 1,077 tổ chức nhận tiền gửi, bao gồm 5 ngân hàng thương mại quốc doanh, 34 ngân hàng thương mại cổ phần, 32 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 5 ngân hàng liên doanh, 10 TCTD phi ngân hàng, QTDND Trung ương và 990 QTDND cơ sở. Các tổ chức này đều được cấp giấy Chứng nhận BHTG.
Những số liệu này không chỉ cho thấy ý thức tuân thủ các quy định pháp luật mà quan trọng hơn là sự tin cậy và mong muốn được hưởng lợi ích từ BHTGVN của các ngân hàng thương mại. Thông qua việc tham gia BHTG, BHTG Việt Nam kịp thời đưa ra những kiến nghị và thông báo giúp các ngân hàng thương mại tham gia BHTG khắc phục các sai phạm và có biện pháp để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thông qua thực hiện hoạt động giám sát sát từ xa và kiểm tra tại chỗ. Trong quý 4/2008, có 81/82 ngân hàng tham gia bảo hiểm được giám sát (ngoại trừ Ngân hàng Sumitomo chi nhánh Hà Nội). Có thể thấy, trong những năm qua BHTG Việt Nam từng bước cải tiến và áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong việc kiểm tra, giám sát đối với tổ chức tham gia BHTG theo hướng giám sát mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại.
Xác định phạm vi tiền gửi được bảo hiểm.
Xác định phạm vi tiền gửi được bảo hiểm là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật BHTG, là cơ sở để tính phí bảo hiểm đồng thời cũng là cơ sở để BHTG Việt Nam tiến hành chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền.
Việc pháp luật Việt Nam xác định phạm vi tiền gửi thông qua việc loại trừ một số khoản tiền gửi không được bảo hiểm sẽ thuận lợi cho việc triển khai hoạt động BHTG trong giai đoạn hoạt động ngân hàng đang phát triển có thể xuất hiện nhiều hình thức huy động vốn mới chưa thể định danh tại thời điểm quy định về tiền gửi được bảo hiểm.
Theo quy định tại Mục I - Thông tư 03/2006/TT-NHNN thì các khoản tiền không được bảo hiểm bao gồm:
a) Tiền gửi của người gửi tiền là cổ đông sở hữu trên 10% vốn điều lệ hay nắm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó;
b) Tiền gửi của người gửi tiền là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó;
c) Tiền gửi dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người gửi tiền;
d) Tiền mua giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Ta có thể thấy, việc loại trừ khỏi phạm vi bảo hiểm khoản tiền gửi dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người gửi tiền là chưa hợp lý. Các khoản tiền như các khoản tiền gửi ký quỹ, tài khoản đảm bảo thanh toán sec…, về nguyên tắc vẫn thuộc quyền sở hữu của người gửi tiền. Khi tổ chức tham gia BHTG mất khả năng thanh toán thì người chịu thiệt hại là người gửi tiền. Trong trường hợp này, trước bên có quyền người gửi tiền không hề được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.
Thực tiễn và đánh giá bảo hiểm đối với tiền gửi ngoại tệ.
Pháp luật Việt Nam có quy định “Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam” ( Nghị đinh 89. Nghị định 109, Thông tư 03 ). Như vậy, tiền gửi được bảo hiểm là đồng Việt Nam, bao gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn của cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh gửi tại tổ chức tham gia BHTG, theo pháp luật hiện nay, hoạt động gửi tiền bằng đồng ngoại tế vẫn chưa thuộc đối tượng được bảo hiểm. Đều này sẽ là phù hợp nếu câc giao dịch tại các tổ chức tín dụng đều được thực hiện bằng đồng Việt Nam và số ngoại tệ được giao dịch là không đáng kể. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy, Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ đô la hóa cao, việc người dân thực hiện các giao dịch không chỉ tại các ngân hàng mà đơn giản là trong cuộc sống thường nhật cũng không phải là điều xa lạ. Theo số liệu Thống kê Số liệu của tổng cục thống kê năm 2005
.
Tỷ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ/ tổng số vốn huy động của hệ thống ngân hàng (%)
Như vậy, để bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền có nên chăng quy định tiền gửi bằng loại tiền nào cũng cần được bảo hiểm ? BHTG đối với cả ngoại tệ sẽ tạo cơ hội cho các ngân hàng thu hút được nguồn ngoại tệ lớn trong công chúng, khuyến khích lượng kiều hối từ nước ngoài gửi về Việt Nam cho đầu tư và phát triển đất nước. Nếu chỉ bảo hiểm đồng Việt Nam sẽ không khuyến khích được người có ngoại tệ gửi tiền vào ngân hàng. Liệu chúng ta có thể hiểu việc chỉ bảo hiểm đối với đồng Việt Nam là một sự phân biệt đối xử của pháp luật đối với ngoại tệ hay không. Chính sách của Nhà nước là tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, cho phép các ngân hàng nhận tiền gửi bằng ngoại tệ, vì vậy, việc xem xét việc BHTG cho đồng ngoại tệ là điều nên làm.
Tuy nhiên việc ủng hộ quan điểm không bảo hiểm đối với tiền gửi ngoại tệ xuất phát từ những lý do sau :
Thứ nhất, chính sách quản lý ngoại hối của bất kì quốc gia nào cũng đều hướng đến mục tiêu trên lãnh thổ quốc gia chỉ sử dụng đồng nội tệ của quốc gia đó. Chính sách ngoại hối của Việt Nam cũng không nằm ngoài mực tiêu đó, nhằm chống tình trạng đô la hóa. Tình trạng đô la hóa ở Việt Nam đang diễn ra khá nhanh ở Việt Nam. Tình trạng đô la hóa làm mất chủ quyền về tiền tệ, làm giảm vị thế độc tôn của đồng tiền quốc gia, khiến cho thị trường ngoại hối phức tạp và khó quản lý, làm cho các ngân hàng khó mua được ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán và ngân hàng Trung ương cũng khó tăng được dự trữ ngoại hối.
Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005, tại Điều 3 có quy định : “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trí, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối…”
Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg trong đó khẳng định “Áp dụng các giải pháp kinh tế để chuyển dần quan hệ huy động – cho vay trong nước bằng ngoại tệ của các TCTD sang quan hệ mua – bán ngoại tệ”. Như vậy, chính sách quản lý ngo...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status