Tiểu luận Tìm hiểu về những quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp hiện nay trong một tình huống - pdf 13

Download Tiểu luận Tìm hiểu về những quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp hiện nay trong một tình huống miễn phí



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU . 1
NỘI DUNG CHÍNH. 2
I- Lựa chọn loại hình kinh doanh.2
II- Điều kiện mà D, E, F phải đáp ứng để thành lập công ty.5
III- Các thủ tục và các giấy tờ cần chuẩn bị để thành lập công ty. 9
1. Nộp và tiếp nhận hồ sơ . 10
2. Xét và cấp giấy chứng nhận. 13
3. Các thủ tục khác . 13
KẾT LUẬN . 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39061/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó đánh giá là có lợi nhất cho công ty;”
Như vậy, ở công ty hợp danh thành viên hợp danh có quyền quyết định các vấn đề của công ty mà không phụ thuộc vào phần vốn góp của các thành viên.
* Tại Điều 41 về quyền của thành viên quy định:
“ Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có các quyền sau đây:
a. tham gia họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
b. Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp …”
Từ quy định trên ta có thể thấy thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền quyết định các vấn đề của công ty phụ thuộc vào phần vốn góp của các thành viên.
3. Với yêu cầu công ty có tư cách pháp nhân: Tại khoản 2 Điều 38 Luật doanh nghiệp quy định “Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.
Từ những phân tích trên đây thì loại hình doanh nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của D, E, F là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
II- Những điều kiện mà D, E, F phải đáp ứng để thành lập công ty theo loại hình đã chọn.
Theo khoản khoản 1, điểm Điều 38 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi người. Như vậy D, E, F có thể là cá nhân hay tổ chức đều có thể thành lập công ty. Nhưng ngoài ra D,E,F phải thỏa mãn các điều kiện sau:
* Khoản 1, 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005:
“1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tạiViệt Nam: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm thay mặt theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hay bị mất năng lực hành vi dân sự; e) Người đang chấp hành hình phạt tù hay đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.” * Ngoài ra tại Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của luật doanh nghiệp, Điều 9 có quy định:
“1. Tất cả các tổ chức là pháp nhân, gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân, không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hay một hộ kinh doanh cá thể hay làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác. Cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hay hộ kinh doanh cá thể hay cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.
3. Tổ chức, cá nhân người nước ngoài lần đầu tiên đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam được thực hiện như sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hơn 49% vốn điều lệ thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b) Trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ thì việc thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh. Việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước.”
* Điều 94 Luật phá sản về cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản:
1. Người giữ chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị của công ty, tổng công ty 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được cử đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào, kể từ ngày công ty, tổng công ty nhà nước bị tuyên bố phá sản.
Người được giao thay mặt phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được cử đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp, Chủ nhiệm, các thành viên Ban quản trị hợp tác xã bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, không được làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.
3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng.
* Điều kiện của D, E, F để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ pháp lý:
Tại Luật luật sư năm 2006, Khoản 1, khoản 4 Điều 34 quy định:
“1. Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư. (Theo nguyện vọng của D,E,F là thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên). Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập. 4. Các thành viên công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thoả thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty.”
Điều 10 Luật luật sư quy định về tiêu chuẩn hành nghề luật sư
Ngoài ra tại Chương 1 Nghị định 28/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về tiêu chuẩn luật sư.
Điều 11 Luật luật sư về điều kiện hành nghề luật sư: “ Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.”
* Khoản 1 ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status