Tiểu luận Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về người đại diện của đương sự - pdf 13

Download Tiểu luận Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về người thay mặt của đương sự miễn phí



Khi không thể trực tiếp tham gia tố tụng dân sự, đương sự có thể ủy quyền cho người khác thay mình tham gia tố tụng dân sự. Theo pháp luật dân sự thì “Đại diện theo ủy quyền là thay mặt được xác lập theo sự ủy quyền giữa người thay mặt và người được đại diện” (Khoản 1 Điều 142 BLDS 2005). Và BLTTDS 2004 cũng quy định “Người thay mặt theo ủy quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người thay mặt theo ủy quyền trong tố tụng dân sự; đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng” (Khoản 3 Điều 73 BLTTDS 2004).
Như vậy, có thể hiểu người thay mặt theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự là người thay mặt tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự theo ủy quyền của đương sự. Từ đó, có thể thấy quan hệ thay mặt theo ủy quyền trong tố tụng dân sự được xác lập theo ý chí của đương sự, được thể hiện bằng sự ủy quyền giữa người được thay mặt và người đại diện. Về nguyên tắc, việc ủy quyền giữa đương sự và người thay mặt phải được lập thành văn bản, trong văn bản đó phải nêu rõ nội dung ủy quyền, phạm vi ủy quyền và trách nhiệm của người thay mặt theo ủy quyền. văn bản ủy quyền chỉ được coi là hợp pháp nếu văn bản đó được xác nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. nếu đương sự là cá nhân, văn bản ủy quyền phải được chứng thực tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hay tại cơ quan công chứng. Nếu đương sự là pháp nhân, văn bản ủy quyền phải được thay mặt của pháp nhân kí và đóng dấu pháp nhân.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39028/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

việc xem xét, giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Đương sự trong vụ việc dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách do có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự.
Theo từ điển Luật học thì “Người thay mặt là người nhân danh và vì lợi ích của một người khác xác lập, thực hiện các giao dịch trong phạm vi thẩm quyền đại diện.” Trong pháp luật dân sự, Điều 139 BLDS năm 2005 có quy định: “Đại điện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”.
Trong tố tụng dân sự, người nhân danh người khác – người được thay mặt – tham gia tố tụng dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được gọi là người đại diện. Người thay mặt trong tố tụng dân sự có thể là cá nhân hay pháp nhân nhưng phải là người có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Người thay mặt thực hiện hành vi nhân danh người được thay mặt nên cần có một giới hạn nhất định cho hành vi đó. Giới hạn này được gọi là phạm vi thẩm quyền đại diện. Theo quy định này, người thay mặt luôn nhân danh người khác và vì lợi ích của người khác tham gia tố tụng dân sự trong phạm vi đại diện.
Tóm lại, người thay mặt của đương sự trong tố tụng dân sự là người do pháp luật quy định hay được đương sự ủy quyền mà tham gia tố tụng dân sự, thay mặt đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự mà mình thay mặt trước Tòa án.
Đặc điểm
Thứ nhất, người thay mặt của đương sự là cá nhân hay pháp nhân có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Thứ hai, người thay mặt là người nhân danh, thay mặt đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự.
Thứ ba, để đảm bảo cho việc giải quyế vụ việc được khách quan trong một số trường hợp hạn chế thay mặt ủy quyền. đó là đối với những cán bộ, công chức các ngành tòa án, kiểm sat, công an, pháp luật không cho phép họ tham gia tố tụng với tư cách là người thay mặt theo ủy quyền bởi việc họ tham gia tố tụng với tư cách là người thay mặt có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. từ đó, công tác xét xử và đưa ra phán quyết của tòa án có thể không được chính xác, khách quan.
Phân loại
Xuất phát từ tính đa dạng của các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự nên người thay mặt của đương sự trong tố tụng dân sự cũng rất đa dạng, có nhiều cách phân loại người thay mặt của đương sự trong tố tụng dân sự. Dựa vào vị trí của người được đại diện, người thay mặt được phân thành: người thay mặt cho nguyên đơn, người thay mặt cho bị đơn, người thay mặt cho người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Dựa vào chủ thể được đại diện, người thay mặt bao gồm: người thay mặt cho cá nhân và người thay mặt cho cơ quan tổ chức. tuy nhiên, người ta thường phân loại người thay mặt bao gồm: người thay mặt theo pháp luật, người thay mặt theo ủy quyền và người thay mặt do Tòa án chỉ định.
II/ Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về người thay mặt của đương sự.
Người thay mặt theo pháp luật
Căn cứ phát sinh
Người thay mặt theo pháp luật được quy định trong BLDS là người thay mặt theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện(khoản 2 Điều 73 BLTTDS). Trong pháp luật dân sự không quy định trực tiếp về khái niệm người thay mặt theo pháp luật nhưng điều 140 BLDS năm 2005 có quy định “ Đại diện theo pháp luật là thay mặt do pháp luật quy định hay do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.” Và điều 141 BLDS 2005 quy định khá cụ thể về diện những người được coi là thay mặt theo pháp luật của các chủ thể. Người thay mặt theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự bao gồm: cha, mẹ đối với con chưa thành niên; người giám hộ đối với người được giám hộ; người được tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hay quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình; tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác.
Phạm vi tham gia tố tụng
Đối với trường hợp thay mặt theo pháp luật cho đương sự là cá nhân, thì người thay mặt theo pháp luật tham gia tố tụng khi đương sự là người không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. người thay mặt theo pháp luật của đương sự sẽ thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự mà mình đại diện. như vậy, phạm vi tham gia tố tụng của thay mặt theo pháp luật của đương sự không bị hạn chế trong các loại việc.
Quyền và nghĩa vụ
Trong quan hệ thay mặt trong tố tụng dân sự, quyền và nghĩa vụ của người thay mặt theo pháp luật được hình thành trên cơ sở quyền và nghĩa vụ của đương sự được họ đại diện. Do pháp luật tố tụng dân sự quy định “Người thay mặt theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự mà mình đại diện” (khoản 1, điều 74 BLTTDS 2004) nên người thay mặt theo pháp luật của đương sự cũng có những quyền và nghĩa vụ chung của đương sự (Điều 58 BLTTDS 2004).
Về người đại diện, BLTTDS 2004 đã sửa đổi bổ sung 2011 không có gì thay đổi so với luật cũ. Tuy nhiên đã có sự thay đổi, bổ sung về quyền và nghĩa vụ của đương sự tại Điều 58. Như vậy, trường hợp người thay mặt theo pháp luật khi thực hiện quyền và nghĩa vụ thay cho đương sự thì đương nhiên, quyền và nghĩa vụ họ phải thực hiện cũng thay đổi.
Theo Điều 58 khoản 2, thì Luật mới có những thay đổi so với Luật cũ theo hướng hoàn thiện hơn.
Điểm a Khoản 2 theo Luật mới có quy định bổ sung thêm so với Luật cũ: “Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hay rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này;” nhằm tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự.
Điểm l khoản 2 theo Luật cũ chỉ quy định: “Đề xuất với Toà án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hay với nhân chứng;” còn đến điểm o khoản 2 theo Luật mới thì quy định thêm: “Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án khi được phép của Tòa án hay đề xuất với Toà án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hay với người làm chứng;”. Như vậy, theo Luật mới, đã tăng cường quyền tự bảo vệ, tự chứng minh của đương sự, đồng thời, từ ngữ ở đây cũng được sử dụng phù hợp hơn, “người làm chứng” thay cho “nhân chứng”. Điểm x khoản 2 theo Luật mới cũng quy định bổ sung thêm: “Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định cúa Bộ luật này” …
Với sự thay đổi như vậy quyền...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status