Các vấn đề cơ bản về nhóm đất nông nghiệp và giải quyết bài tập tình huống - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Các vấn đề cơ bản về nhóm đất nông nghiệp và giải quyết bài tập tình huống



MỤC LỤC

A - CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP. 1
I.NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP. 1
1.Khái niệm nhóm đất nông nghiệp. 1
2.Phân loại nhóm đất nông nghiệp. 2
II.CÁC QUY ĐỊNH HẠN MỨC ĐẤT. 3
1.Khái niệm hạn mức đất 3
2.Các quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp. 5
III.THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 7
1.Quy định chung thuế sử dụng đất nông nghiệp. 7
2. Thuế bổ sung đối với hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích. 8
B - GẢI QUYẾT BÀI TẬP. 10
MỤC LỤC 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

A - CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP.

I.NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP.
1.Khái niệm nhóm đất nông nghiệp.

Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam thì đất nông nghiệp thường được hiểu là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu như: ngô, khoai, sắm và những loại cây được coi là cây lương thực. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng đất nông nghiệp tương đối phong phú, không chỉ đơn thuần là để trồng lúa, hoa màu mà còn dùng vào mục đích chăn nuôi gia súc, nôi trồng thủy sản hay để trồng cây lâu năm..
Trước đây Luật đất đai năm 1993 quy định về đất nông nghiệp tại Điều 42 như sau: “Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hay nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp.”
Với quy định của Luật đất đai năm 1993, đất dai của Việt Nam chia làm sáu loại:
- Đất nông nghiệp;
- Đất lâm nghiệp;
- Đất khu dân cư nông thôn;
- Đất đô thị;
- Đất chuyên dùng;
- Đất chưa sử dụng.
Theo sự phân chia này đất nông nghiệp đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp được tách riêng thành hai loại riêng. Tuy nhiên, sự phân loại này dựa theo nhiêu tiêu chí khác nhau, vừa căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, vừa chủ yếu, vừa căn cứ vào địa bàn sử dụng đất đã dẫn đến sự đan xen, chông chéo giữa các loại đất, không có sự tách bạch về mặt pháp lý gây khó khăn cho công quản lý đất đai.
Để khắc phục những hạn chế đó, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình trong việc sử dụng đất. Luật đất đai năm 2003 đã chia đất đai làm ba loại với tiêu chí phân loại duy nhất đó là căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu. Trên cơ sở đó, đất đai được chia theo ba phân nhóm :
- Nhóm đất nông nghiệp;
- Nhóm đất phi nông nghiệp;
- Nhóm đất chưa sử dụng;
Như vậy, chúng ta đã mở rộng khái niệm đất nông nghiệp với tên gọi “Nhóm đất nông nghiệp” thay cho “ Đất nông nghiệp” trước đây. Theo quy định của Luật đất đai năm 2003 có thể hiểu nhóm đất nông nghiệp là tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau, với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụcho mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, khoanh nuôi tu bổ bảo vệ rừng, nghiên cứu thí nghiệp về nông nghiệp, lâm nghiệp.
2.Phân loại nhóm đất nông nghiệp.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật đất đai năm 2003 nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất rừng sản xuất;
- Đất rừng phòng hộ;
- Đất rừng đặc dụng;
- Đất nuôi trồng thuỷ sản;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;
Như vậy có thể thấy nhóm đất nông nghiệp bao gồm những loại đất sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.

1WZHS4k6M0nM5C6

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status