Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành - Thực trạng và giải pháp - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI NÓI ĐẦU
Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực của Nhà nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua cơ quan thay mặt là Quốc hội và HĐND các cấp, trong đó HĐND được xác định là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. HĐND có quyền quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương đồng thời thực hiện chức năng giám sát đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan cùng cấp khác; giám sát việc thực hiện Nghị quyết của hội đồng nhân dân và hoạt động của các tổ chức, công dân ở địa phương. Việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND có ý nghĩa hết sức quan trọng thể hiện vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, cơ quan đại biểu của nhân địa phương góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở địa phương, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân địa phương.Vì vậy việc nghiên cứu về “ Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành- Thực trạng và giải pháp” sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.
I – Tổ chức và hoạt động của HĐND
HĐND của các địa phương do nhân dân địa phương bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Nhiệm kỳ mỗi khóa của HĐND là 5 năm kể từ kỳ họp thứ nhất của HĐND khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của HĐND khóa sau.
Để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được Hiến pháp và luật quy định, HĐND được tổ chức và hoạt động bằng những hình thức sau đây:
1. Các kỳ họp của HĐND:
Kì họp HĐND diễn ra 2 kì/năm, được triệu tập bởi thường trực HĐND. Kì họp là hoạt động quan trọng và thường xuyên nhất của HĐND, là nơi thể hiện tập trung nhất quyền lực Nhân dân và là nơi thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của HĐND. Kì họp làm việc tập thể và quyết định theo đa số (hơn 50%) trừ việc bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu giữ chức trách do Hội đồng bầu ra là cần 2/3 số người tán thành. HĐND họp công khai, khi cần thiết hội đồng nhân dân quyết định họp kín theo đề nghị của chủ tọa cuộc họp hay của chủ tịch UBND cùng cấp.
2. Thường trực HĐND:
Thường trực HĐND không phải là cơ quan thường trực của HĐND nhưng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các ban của HĐND và các đại biểu HĐND. Thường trực HĐND có cả ở 3 cấp là xã, huyện, tỉnh.
Thường trực HĐND có nhiệm vụ triệu tập và chủ tọa các kì họp của HĐND, giám sát việc thực hiện Hiến pháp và luật tại địa phương, trình HĐND về việc bỏ phiếu bất tín nhiệm với người giữ trọng trách do HĐND bầu ra, tổ chức tiếp dân, giữ mối quan hệ với Ban thường vụ Mặt trận tổ quốc Việt Nam, điều hòa hoạt động của các ban thuộc HĐND và tập hợp các chất vấn của đại biểu trình HĐND,...

PmHpGsnwekIDbs3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status