Các vấn đề lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Các vấn đề lý luận và thực tiễn về khởi tố vụ án hình sự
KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
MỞ ĐẦU
Giải quyết một vụ án hình sự phải trải qua các giai đoạn với các trình tự, thủ tục khác nhau và thẩm quyền trong từng giai đoạn cũng được quy định khác nhau. Bởi lẽ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án) mang tính quyền lực nhà nước rất cao, mọi hoạt động của các cơ quan này đều liên quan lớn đến quyền, lợi ích của công dân. Do vậy, việc xác định cụ thể trách nhiệm của người tiến hành tố tụng trong từng giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng, mà còn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt là quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo cũng như những người tham gia tố tụng khác.
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên trong chuỗi các hoạt động để giải quyết vụ án hình sự nên việc xác định thẩm quyền trong hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng. Mặc dù pháp luật đã có quy định rất cụ thể và chi tiết, tuy nhiên trên thực tế, việc áp dụng thực hiện thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Việc nghiên cứu các quy định pháp luật và đề xuất hướng hoàn thiện về vấn đề thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự sẽ cho chúng ta có được cái nhìn về vấn đề này trên phương diện quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng.



NỘI DUNG
I. Khái quát chung về khởi tố vụ án hình sự
1. Khái niệm khởi tố vụ án hình sự
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hay quyết định không khởi tố vụ án.
Quyết định khởi tố vụ án hình sự là hình thức văn bản tố tụng, xác định sự việc xảy ra trong thực tế có dấu hiệu của tội phạm. Quyết định này có ý nghĩa rất quan trọng, làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa cơ quan có thẩm quyền và người tham gia tố tụng
Khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án sẽ là cơ sở pháp lí đầu tiên để thực hiện việc điều tra. Các hoạt động điều tra và áp dụng các biện pháp ngăn chặn chỉ được tiến hành sau khi có quyết định khởi tố vụ án, trừ một số trường hợp đặc biệt.
2. Nhiệm vụ của khởi tố vụ án hình sự
Khi tiếp nhận tin tức về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền khởi tố phải xác định sự tồn tại của sự việc và đánh giá xem sự việc đó có hay không có dấu hiệu tội phạm để quyết định việc có hay không khởi tố vụ án. Qua đó, kịp thời phát hiện tội phạm, hạn chế tối đa tình trạng bỏ lọt tội phạm cũng như bảo đảm được nguyên tắc không truy cứu trách nhiệm hình sự oan đối với người vô tội. Nếu xác định có dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án, nếu xác định không có dấu hiệu tội phạm, thì ra quyết định không khởi tố vụ án.
Trong chừng mực nhất định, quyết định khởi tố vụ án còn giúp định hướng điều tra đúng đắn ngay từ đầu .
3. Ý nghĩa của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
Khởi tố vụ án bảo đảm cho việc phát hiện nhanh chóng mọi hành vi phạm tội, là cơ sở để thực hiện nguyên tắc tránh bỏ lọt tội phạm trong thực tiễn áp dung pháp luật tố tụng hình sự. Chỉ có thông qua những hoạt động kiểm tra, xác minh kịp thời các nguồn tin về tội phạm mới có điều kiện làm rõ một sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không.
Khởi tố vụ án là giai đoạn tố tụng mở đầu các hoạt động điều tra. Đây là giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng, phải có quyết định khởi tố vụ án trước, rồi mới được tiến hành các hoạt động điều tra, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Khởi tố vụ án cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tố tụng tiếp theo. Do vậy, hoạt động điều tra chỉ tập trung vào điều tra làm rõ các hành vi phạm tội và người thực hiện tội phạm mà không còn phải kiểm tra, xác minh để xác định dấu hiệu tội phạm nữa.
Khởi tố vụ án là giai đoạn tố tụng hình sự quan trọng và cơ bản để tăng cường pháp chế, bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân được pháp luật bảo hộ. Nếu không thực hiện các hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm mà tiến hành ngay các hoạt động điều tra, thậm chí áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng sẽ dẫn đến việc sau một thời gian không xác định được dấu hiệu của tội phạm, không chứng minh được người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế có hành vi nguy hiểm cho xã hội nên phải quyết định đình chỉ điều tố tụng thì người này đã bị xâm phạm quyền tự do thân thể.
II. Các quy định của pháp luật về vấn đề thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự được quy định cho các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan khác. Cụ thể thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự bao gồm cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, các đơn vị bộ đội biên phòng, cơ quan hải quân, cơ quan kiểm lâm và các cơ quan khác của lực lượng cảnh sát nhân dân, an ninh nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
1. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra
Thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra được quy định tại khoản 1 Điều 104 BLTTHS năm 2003 như sau: “Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự” ;
Cơ quan cảnh sát điều tra (CQCSĐT) trong Công an nhân dân khởi tố cá vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến chương XXII của Bộ luật hình sự, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan an ninh điều tra trong Công an nhân dân. Trong Cơ quan cảnh sát điều tra thì CQCSĐT công an cấp huyện khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm thuộc thẩm quyền của CQCSĐT khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện; CQCSĐT công an cấp tỉnh khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm thuộc thẩm quyền của CQCSĐT khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, hay các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra; CQCSĐT Bộ Công an khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền của CQCSĐT công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc về Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp của lực lượng Cảnh sát nhân dân.
Cơ quan an ninh điều tra trong Công an nhân dân khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XI, chương XXIV và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 221, 222, 223, 230, 231, 236, 263, 264, 274, 275 của BLHS năm 1999. Những tội phạm trên đều thuộc thẩm quyền khởi tố vụ án của Cơ quan an ninh điều tra công an cấp tỉnh, còn cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an chỉ khởi tố vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan an ninh điều tra công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc về Thủ trưởng, Phó thử trưởng Cơ quan an ninh điều tra các cấp.
Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chuowng XXIII của Bộ luật hình sự khí các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương. Các tui phạm trên sẽ thuộc thẩm quyền khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra hình sự khu vực khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự khu vực, thuộc thẩm quyền khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự quân khu và tương đương hay các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự khu vực nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. Đối với Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng sẽ khởi tố các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Cơ quan an ninh điều tra trong Quân đội nhân dân khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. Việc khởi tố vụ án hình sự đối với những tội phạm trên sẽ thuộc thẩm quyền của Cơ quan an ninh điều tra quân khu và tương đương khí các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự quân khu và tương đương; sẽ thuộc thẩm quyền của Cơ quan an ninh điều tra quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án thuộc về thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp trong Quân đội nhận dân.
Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tội cao khởi tố vụ án về một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương khởi tố vụ án về một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án thuộc về Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự trung ương
2. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của viện kiểm sát
Theo Điều 104 và Điều 109 BLTTHS hiện hành quy định, viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án trong hai trường hợp sau:
Thứ nhất, Viện kiểm sát khi kiểm sát khởi tố vụ án mà có căn cứ để hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của cơ quan điều tra, cơ quan hải quan, bộ đội biên phòng, cơ quan kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, các cơ quan khác trong công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
Thứ hai là trường hợp hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án. Thẩm quyền khởi tố vụ án thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp.
Trog việc khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát thực hiện quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của mình. Việc quy định việc thực hiện quyền công tố và kiểm sát không chỉ trong giai đoạn điều tra, xét xử mà hoạt động công tố còn phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng. Khoản 1 Điều 109 BLTTHS năm 2003 quy định: “ Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố vụ án hình sự, bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn cứ và hợp pháp”.
Ngoài ra, BLTTHS quy định trách nhiệm của viện kiểm sát trong việc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự: Khi có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra hay là còn có tội phạm khác thì viện kiểm sát cũng có quyền ra quyết định thay đổi hay bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định thay đổi hay bổ sung khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
Điều này sẽ hạn chế việc ra quyết định khởi tố không có căn cứ theo quy định của pháp luật và tranh được việc bỏ lọt tội phạm.
Việc luật quy định viện kiểm sát chỉ khởi tố vụ án hình sự trong hai trường hợp trên là để phù hợp với chức năng kiểm sát đã được thu hẹp so các quy định trước. Theo quy định tại Điều 137 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) và Điều 1 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002, chức năng của viện kiểm sát bao gồm: chức năng công tố nhà nước (là chức năng cơ bản và chủ yếu) và chức năng kiểm sát tư pháp.
Với chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, viện kiểm sát chỉ có duy nhất một khả năng đó là xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm thông qua công tác kiểm sát cụ thể này, để từ đó ra quyết định khởi tố vụ án hay quyết định không khởi tố vụ án hình sự được chính xác.
3. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Tòa án
Điều 104 BLTTHS năm 2003 quy định thẩm quyền khởi tố vụ án của Tòa án như sau: “ Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hay yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hay người phạm tội mới cần điều tra”.
Như vậy, trong khi chuẩn bị xét xử nếu Tòa án phát hiện bị can phạm tội mới hay có đồng phạm khác, Tòa án không khởi tố vụ án mà trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung

xsEKV9O8xfB9NvQ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status