Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng - pdf 13

Download miễn phí Luận văn Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. 3
4.Phương pháp nghiên cứu. 4
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. 4
CHƯƠNG 1 5
NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BTTH DO VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG 5
1.Nhận diện về TNBTTH ngoài hợp đồng, TNBTTH do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ( NTD) 5
1.1.Nhận diện về TNBTTH ngoài hợp đồng 5
1.1.1.Khái niệm thiệt hại 5
1.1.2.Nhận diện về TNBTTH ngoài hợp đồng 8
1.2. Nhận diện về TNBTTH do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng 16
1.3. Phân biệt TNBTTH do vi phạm quyển lợi NTD trong hợp đồng và ngoài hợp đồng 22
1.4. Ý nghĩa các quy định của pháp luật về TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD 25
1.5. Khái lược các quy định của pháp luật về TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD 26
1.6. Một số khía cạnh pháp lý quy định của một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ quyền lợi NTD và TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD. 29
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TNBTTH DO VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG 33
2.1. Điều kiện phát sinh TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD 33
2.1.1. Có thiệt hại xảy ra 33
2.1.2. Phải có hành vi trái pháp luật. 36
2.1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. 37
2.1.4. Phải có lỗi cố ý hay lỗi vô ý của người gây thiệt hại. 39
2.2. Chủ thể 39
2.2.1.Chủ thể chịu TNBTTH 39
2.2.2. Chủ thể được bồi thường thiệt hại 44
2.3. Nội dung của quan hệ pháp luật về TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD 45
2.3.2. TNBTTH của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ phục vụ cho NTD 46
2.4. Xác định thiệt hại của NTD về tài sản, tính mạng sức khoẻ do tiêu dùng hàng hoá phục vụ mục đích sinh hoạt cá nhân. 48
2.4.1. Thiệt hại về tài sản 49
2.4.2.Thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm 50
2.5. Thủ tục tố tụng 53
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BTTH DO VI PHẠM QUYỀN LỢI NTD 56
3.1. Thực trạng pháp luật về BTTH do vi phạm quyền lợi NTD trong hệ thống pháp luật Việt Nam. 56
3.1.1. Những thành tựu đã đạt được. 56
3.1.2 Những tồn tại . 65
3.2 .Thực tiễn giải quyết BTTH do vi phạm quyền lợi NTD . 68
3.2.1 Một số nguyên nhân cơ bản vi phạm quyền lợi NTD . 68
3.1.2. Định hướng hoàn thiện . 74
KẾT LUẬN 78

.Tính cấp thiết của đề tài.
Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đột phá. Các doanh nghiệp kinh doanh được chủ động sản xuất, kinh doanh, và tự do cạnh tranh. Tuy nhiên để đảm bảo sự phát triển nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước thì chúng ta đã xây dựng một hệ thống pháp luật tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động và là cơ sở để nhà nước tiến hành hoạt động quản lý. Sự phát triển kinh tế thể hiện qua hàng hoá, dịch vụ ngày càng được cung cấp đầy đủ, đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Đó là một thuận lợi rất lớn cho NTD có thể lựa chọn hàng hóa, dịch vụ thích hợp với nhu cầu của mình. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó, NTD cũng gặp phải rất nhiều khó khăn việc lựa chọn hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho mục đích tiêu dùng của mình. Bởi sự đa dạng của chủng loại hàng hoá, dịch vụ đòi hỏi NTD phải có những kiến thức tiêu dùng nhất định; ngoài ra một số loại hàng hoá, dịch vụ còn đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu mới có thể thẩm định về chất lượng của chúng và sự quản lý, kiểm định chặt chẽ của nhà nước. Điều này thì không phải mọi người tiêu dùng đều có thể đáp ứng, mặt khác điều kiện của nước ta - xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp khi bước sang phát triển theo nền kinh tế thị trường nên kỹ năng quản lý còn yếu kém. Lợi dụng điều đó, nhiều nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đã chạy theo lợi nhuận mà không tuân thủ các quy định của nhà nước trong quá trình sản xuất và cung ứng ra thị trường để cung cấp cho người tiêu dùng những hàng hoá không đảm bảo chất lượng…và gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Vì vậy nhu cầu cần có một hệ thống pháp lý để bảo vệ quyền lợi NTD nói chung và quyền được bồi thường thiệt hại của NTD nói riêng là một nhu cầu cấp bách tồn tại song song vơi sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong nền kinh tế thị trường thì thị trường là do tiêu dùng điều tiết, vì vậy tiêu dùng đắc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc hay định chính sách kinh tế…Và NTD là đối tượng được mọi hoạt động hướng tới đặc biệt là hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vai trò của NTD đã được cố Tổng thống Mỹ Giôn-Ken-nơ-đi đề cập tớ trong buổi phát biểu tại Thượng Nghị Viện Mỹ ngày 15/03/1967: “NTD theo định nghĩa, bao gồm toàn thể chúng ta. Họ là nhóm người đông đảo nhất, có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của hầu hết các quyết định về kinh tế, dù là của nhà nước hay tư nhân. Vậy mà họ là nhóm người quan trọng độc nhất mà quan điểm của họ thường không được chú ý tới”. Trong lời phát biểu đó không những vai trò của NTD được đề cập tới mà vấn đề quyền lợi của NTD chưa được quan tâm đúng mức cũng đã được đề cập tới. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam quyền và lợi ích cuả NTD không chỉ không được quan tâm đúng mức mà nó còn đang bị xâm phạm một cách nghiêm trọng ở mọi lúc mọi nơi, mọi lĩnh vực và đặc biệt là trong thực phẩm; vấn đề VSATTP đang là vấn đề gây bức xúc cho NTD và làm đau đầu các nhà quản lý. Vì lợi nhuận trước mắt nhiều cá nhân, tổ chức sản xuất kinh, doanh hàng hoá, dịch vụ đã sản xuất, nhập khẩu buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng và thực phẩm không an toàn xâm hại không nhỏ đến sức khoẻ, tính mạng, tài sản của NTD. Trong khi sự quản lý của nhà nước còn nhiều yếu kém nên dẫn đến tình trạng dù đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng tình hình hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường và không chỉ có ở các cửa hàng nhỏ lẻ mà cả trong các siêu thị; số ca ngộ độc thực phẩm do sử dụng hàng hoá không đảm bảo chất lượng; các bệnh lây truyền do thực phẩm không an toàn ngày càng tăng….
Vấn đề đặt ra là trong điều kiện như vậy phải có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ NTD. Biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ NTD vẫn là pháp luật. Ý thức điều này Nhà nước ta đã xây dựng hệ thống pháp luật khá hoàn thiện để có thể bảo vệ được quyền lợi của NTD khi quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm. Theo quy định của pháp luật hiện hành khi quyền lợi của NTD dùng bị xâm hại do việc sử dụng hàng hoá dịch vụ của nhà sản xuất, kinh doanh họ có thể yêu cầu nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá BTTH cho mình nếu hai bên không thể thoả thuận được cách bồi thường và mức bồi thường thì NTD có thể khởi kiện ra toà. Và khi quyền và lợi ích của NTD bị xâm phạm việc BTTH có thể giải quyết theo quy định pháp luật theo hợp đồng hay theo quy định ngoài hợp đồng. Tuy nhiên nếu như các quy định của pháp luật về BTTH cho NTD do vi phạm quyền lợi của họ trong hợp đồng khá chi tiết và cụ thể thì quy định về BTTH cho NTD ngoài hợp lại rất chung chung và còn nhiều bất cập. Hơn nữa việc BTTH cho NTD từ phía các doanh nghiệp là rất hạn chế, một số các doanh nghiệp vì uy tín họ đền bù nhưng phần lớn thì lại chây lì khi BTTH cho NTD. Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề này không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Chính vì vậy nhóm nghiên cứu chúng tui đã chọn đề tài nghiên cứu là: "BTTH do vi phạm quyền lợi NTD". Qua đó muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ NTD.

98eUku8UbjDeEGC
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status