Tiểu luận Tìm hiểu các điều kiện để đảm bảo tính khả thi trong văn bản pháp luật - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Tìm hiểu các điều kiện để đảm bảo tính khả thi trong văn bản pháp luật



MỤC LỤC
 
1. Mở đầu 1
2. Nội dung chính 1
2.1. Khái quát về tính khả thi của văn bản pháp luật. 1
2.2. Các điều kiện để bảo đảm tính khả thi trong văn bản pháp luật. 2
3. Kết luận 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39305/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

1. Mở đầu
Văn bản pháp luật là phương tiện quan trọng và chủ yếu trong hoạt động quản lý của Nhà nước. Trên thực tế, văn bản pháp luật thường có mối quan hệ nhất định với các quan hệ xã hội và tác động vào đời sống xã hội ở những phạm vi và giới hạn nhất định. Hiệu quả của sự tác động đó được xem xét từ nhiều yếu tố như: Thẩm quyền ban hành văn bản, hình thức văn bản, phạm vi điều chỉnh và chất lượng của văn bản pháp luật. Trong đó, chất lượng văn bản pháp luật được đánh giá là một nội dung quan trọng, mang tính quyết định đối với hiệu lực và hiệu quả tác động của văn bản pháp luật. Nhìn chung, chất lượng văn bản pháp luật thường thể hiện ở sự phù hợp đối với nhu cầu và mục đích của xã hội, ở mức độ và hiệu quả tác động tới các quan hệ xã hội, ở tính khả thi trong cuộc sống. Do đó tính khả thi của văn bản là một trong những điều kiện mang lại hiệu lực thực tế cho văn bản pháp luật nên ta sẽ tìm hiểu các điều kiện để đảm bảo tính khả thi trong văn bản pháp luật.
2. Nội dung chính
2.1. Khái quát về tính khả thi của văn bản pháp luật.
Khi thảo luận về một dự thảo luật hay một văn bản luật đã được Quốc hội ban hành chúng ta thường nói đến tính khả thi của văn bản và thường băn khoăn liệu văn bản đó có tính khả thi hay không? Vậy khả thi là gì? Một văn bản pháp luật cần đáp ứng những yêu cầu nào để có tính khả thi và phải làm như thế nào để xây dựng được một văn bản pháp luật đảm bảo tính khả thi.
"Khả thi" theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là khả năng thực hiện được của một dự kiến, đề án hay một cách khác là những quy định của dự án luật có khả năng đi vào cuộc sống mà không dừng lại ở trên giấy. Trên cơ sở đó hình thành cách hiểu phổ biến về tính khả thi của văn bản pháp luật, coi đó là mối liên hệ trực tiếp giữa tính hợp pháp và sự thoả mãn những đòi hỏi cơ bản của đời sống xã hội, là thuộc tính của những văn bản có thể thi hành được trong thực tiễn vì có nội dung phù hợp (không cao hơn các điều kiện khách quan của đời sống xã hội).
Như vậy, tính khả thi là một trong những điều kiện mang lại hiệu lực thực tế cho văn bản pháp luật, những văn bản pháp luật có tính khả thi thì có hiệu lực thực tế cao, tức là sự tác động đạt mức độ, chất lượng cao. Ngược lại, những văn bản pháp luật không khả thi mà có hiệu lực pháp lý thì vẫn được tổ chức thực hiện nên vẫn tác động vào các quan hệ xã hội, do đó vẫn có hiệu lực thực tế nhưng lại ở mức độ thấp, chất lượng của sự tác động thấp. Mặt khác, những văn bản pháp luật có tính khả thi nhưng do có các quy định quá lạc hậu so với điều kiện xã hội thì các chủ thể có liên quan sẽ cố ý không thực hiện và văn bản có thể không có hiệu lực thực tế. Còn hiệu lực pháp lý và tính khả thi của văn bản là hai phạm trù hoàn toàn độc lập với nhau, văn bản có hiệu lực pháp lý.
Do vậy việc đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật là một yêu cầu rất quan trọng được đặt ra trong quá trình xây dựng văn bản. Theo quy định của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong giai đoạn soạn thảo dự án luật, cơ quan soạn thảo phải thực hiện rất nhiều hoạt động để bảo đảm chất lượng của dự án, đồng thời cơ quan thẩm định văn bản phải tiến hành thẩm định về tính khả thi của văn bản; Trong giai đoạn dự án luật được chuyển sang các uỷ ban của Quốc hội để thẩm tra thì uỷ ban chủ trì thẩm tra, phải tiến hành thẩm tra về tính khả thi của văn bản. Tất cả những quy định đó của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là nhằm đảm bảo cho dự án luật sau khi được Quốc hội thông qua có tính khả thi, có khả năng phát huy hiệu quả trên thực tế.
2.2. Các điều kiện để bảo đảm tính khả thi trong văn bản pháp luật.
Đời sống xã hội giữ vai trò quyết định tới nhu cầu ban hành văn bản và nội dung văn bản pháp luật nên sự tác động của văn bản vào đời sống xã hội được quyết định bởi những yếu tố tồn tại trong thế giới khách quan của đời sống xã hội mà nhà quản lý phải dựa vào đó để hình thành nội dung văn bản, để tác động vào đời sống xã hội. Nếu văn bản đó có chất lượng cao, sự phản ánh đó là đúng đắn thông qua các quy định phù hợp thì văn bản sẽ được xã hội thừa nhận, tức là đã tự làm nảy sinh hiệu lực thực tế. Ngược lại, nếu văn bản có chất lượng thấp, phản ánh sai lệch bằng những quy định quá cao hay quá lạc hậu so với thực tiễn thì văn bản đó khó có thể được thi hành. Do vậy sẽ có một số điều kiện để bảo đảm tính khả thi trong văn bản pháp luật như sau:
Một là, tính khả thi của văn bản thể hiện ở sự phù hợp của nội dung văn bản pháp luật với đường lối chính sách của Đảng, với lợi ích của các bên có liên quan vì nội dung văn bản pháp luật luôn trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới lợi ích của cá nhân, tổ chức.
Với tư cách là phương tiện cơ bản của nhà nước trong quản lý, các văn bản pháp luật có phải có nội dung phù hợp với đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình thể chế hoá thành pháp luật hay trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả và mới bảo vệ hữu hiệu lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác.
So sánh với xã hội có giai cấp thì vấn đề lợi ích luôn hết sức phức tạp, ở một chừng mực nào đó vẫn tồn tại những mâu thuẫn gay gắt về lợi ích giữa các giai tầng khác nhau và khi đó nếu nội dung văn bản phù hợp với lợi ích của giai tầng này nhưng có thể sẽ bất lợi cho giai tầng khác. Vì vậy, với bản chất xã hội của mình nhà nước là chủ thể duy nhất thay mặt hợp pháp cho toàn xã hội và Nhà nước phải có nhiệm vụ xem xét để tạo ra sự hợp lý về lợi ích của tất cả các giai tầng trong xã hội thì mới có thể tạo ra sự ổn định, tạo tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Trong quá trình đó cần xác định rõ những lợi ích nào là lợi ích chung cơ bản phải bảo vệ, không thể dung hoà, những lợi ích nào là riêng hay thứ yếu và có thể dung hoà.
Đối với những vấn đề cơ bản như: Vai trò lãnh đạo của Đảng định hướng phát triển, nền tảng tư tưởng của xã hội quyền sở hữu của nhà nước, quyền tự do dân chủ của công dân thì nhà nước phải thiết lập, bảo vệ, còn đối với những lợi ích riêng của một giai tầng nào đó đối lập với lợi ích của giai tầng khác thì nhà nước cần có giải pháp dung hoà lợi ích của những giai tầng đó. Khi đó văn bản pháp luật sẽ được tự giác thực hiện và nhờ đó sẽ có khả năng tác động cao nhất khi có nội dung phù hợp với lợi ích của những bên hữu quan; Trong trường hợp ngược lại thì khó có thể tránh khỏi sự lẩn tránh thực hiện, thậm chí chống đối là sự tác động của nhà nước, văn bản có hiệu lực thấp và muốn được thực hiện trong thực tế thì nhà nước phải sử dụng sức mạnh cưỡng chế.
Hai là, tính khả thi của văn bản pháp luật thể hiện ở sự phù hợp với nội dung ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status