Tiểu luận Tạm giữ trong tố tụng hình sự - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Tạm giữ trong tố tụng hình sự



Theo khoản 2 Điều 86 và khoản 2 Điều 81 Bộ luật TTHS năm 2003: Những người sau có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự bao gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp; người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy tàu bay tàu biển khi tàu bay, tàu biển rời khỏi sân bay bến cảng; chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển.
Như vậy theo quy định BLTTHS 2003 thì cơ quan điều tra cấp huyện trở lên có quyền ra quyết định tạm giữ. Thực hiện quyết định này, khi nhận người bị bắt trong từng trường hợp phạm tội quả tang hay đang bị truy nã thì UBND phường, xã, thị trấn phải tiến hành lập biên bản phạm tội quả tang, biên bản bắt người đang bị truy nã và giải quyết ngay tới cơ quan thẩm quyền.
Như vậy, những người có quyền ra quyết định tạm giữ không hoàn toàn là những người thay mặt của các cơ quan tiến hành tố tụng mà bao gồm cả những người của các cơ quan Nhà nước khác hay trong lực lượng vũ trang.
Viện kiểm sát có thẩm quyền ra quyết định huỷ bỏ lệnh tạm giữ trong những trường hợp sau đây:
+ Người bị tạm giữ không phải là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, trường hợp phạm tội quả tang hay đang bị truy nã và không phải là người phạm tội tự thú, đầu thú.
+ Người bị tạm giữ chỉ có những vi phạm nhỏ, tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Người bị tạm giữ trong trường hợp phạm tội quả tang nhưng sự việc phạm tội nhỏ, tính chất ít nghiêm trọng, người bị tạm giữ có nới cư trú rõ ràng và không có biểu hiện sẽ trốn hay cản trở việc điều tra.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39296/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

tam giu
A. Lời Nói Đầu
Ngày nay nước ta đang trên con đường hội nhập WTO, hòa chung với nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế đất nước ta ngày càng phát triển song đi đôi với sự phát triển đó của nền kinh tế một mặt trái đang diễn ra đó là số lượng các vụ phạm tội trên nước ta đang ngày càng gia tăng đặc biệt là các vụ phạm tội về hình sự đang diễn ra ngày càng phức tạp hơn, gây không ít khó khăn đối với các nhà quản lý cũng như các nhà làm luật của nước ta.
Nhà nước ta với tính chất là nhà nước của dân, do dân và vì dân, mọi quyền lực thuộc về nhân dân nên quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được luật pháp trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định rõ ràng, để bảo vệ quyền công dân, trong Luật tố tụng hình sự cũng nêu rõ một số biện pháp cần thiết để hạn chế các quyền và lợi ích của công dân nhằm tạo điều kiện thúc đẩy thực hiện tốt các nghĩa vụ các quyền cho nhà nước cho cộng đồng.
Để phục vụ cho việc điều tra truy tố, xét xử bảo đảm tính trung thực công minh đúng người , đúng tội, không gây oan ức cho người vô tội và không bỏ xót kẻ phạm tội Luật tố tụng hình sự cũng nêu rõ một số biện pháp ngăn chặn. Việc sử dụng các biện pháp ngăn chặn trong quá trình tố tụng hình sự là điều cần thiết, trong những biện pháp ngăn chặn đó: “Tạm giữ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam” là một trong những biện pháp quan trọng và hữu hiệu.
Chính vì tầm quan trọng của biện pháp tạm giữ cùng với yêu cầu của các thầy cô trong tổ bộ môn đưa ra nên em chọn đề tài “Tạm giữ trong tố tụng hình sự” làm đề tài chính cho bài tập học kỳ môn Luật tố tụng hình sự.
Trong quá trình làm bài không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong các thầy cô góp ý cho đề tài của em!
B. Nội Dung
I. Lý Luận chung về các biện pháp ngăn chặn trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam
1. Khái niệm biện pháp ngăn chặn:
Biện pháp ngăn chặn là một trong những biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo hay người chưa bị khởi tố về hình sự bị bắt trong những trường hợp khẩn cấp hay quả tang nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hay có hành vi gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
2. Ý nghĩa của các biện pháp ngăn chặn:
Ý nghĩa của việc quy định những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự là để đảm bảo cho việc đấu tranh, phòng chống tội phạm đạt hiệu quả cao. Nó đảm bảo sự hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi, thể hiện sự chuyên chính của nhà nước XHCN.
Sử dụng biện pháp ngăn chặn nhằm đảm bảo sự dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân được hiến pháp quy định như : quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do cư trú và đi lại... thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN.
Từ mục đích trên, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn không thể áp dụng tràn lan, tuỳ tiện mà khi áp dụng phải tuân theo những căn cứ nhất định và khi cần thiết mới áp dụng để ngăn chặn tội phạm hay có dấu hiệu của tội phạm bỏ trốn, gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hay tội phạm sẽ tiếp tục phạm tội, nhằm đảm bảo cho việc thi hành án.
Các biện pháp ngăn chặn trong Tố tụng hình sự bao gồm : bắt, tạm giữ, tạm giam, cầm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh đặt tiền hay tài sản có giá trị để bảo đảm. Do vậy tạm giữ, tạm giam là một trong số biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự.
II. Tạm giữ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
1. Khái niệm tạm giữ và lịch sử phát triển của các chế định về tạm giữ:
Theo Điều 86 BLTTHS thì: Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong TTHS do cơ quan và những người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hay đối với người bị bắt theo lệnh truy nã.
Trải qua một quá trình phát triển lâu dài từ khi nước Việt Nam chúng ta ra đời cho đến ngày nay song hành với lịch sử của đất nước thì các chế định về tạm giữ cũng từng bước được thay đổi và phát triển hơn:
Cụ thể từ năm 1945-1954 sau khi nước ra giành được độc lập và tiến hành Tổng tuyển cử ngày 06-01-1946 giành thắng lợi. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã được quốc hội thông qua trong phiên họp ngày 04-11-1946 và ra đời. Theo sau đó là hàng loạt các sắc lệnh, sắc luật được ban hành, các thủ tục về tạm giữ và các trường hợp phải tạm giữ cũng đã được quy định cụ thể trong các sắc luật, sắc lệnh được chính phủ ta ban hành và cũng qua đó đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ chế độ dân chủ của nhân dân và trấn áp kịp thời bọn phản cách mạng và bọn tội phạm hình sự.
Trong giai đoạn từ sau 1954 đến hiện nay với dấu son là thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ buộc thực dân Pháp ký kết hiệp định Giơnevơ ngày 20-7-1954 công nhận chủ quyền, độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Đất nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới, miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho đến khi miền Nam hoàn toàn giải phóng đất nước ta hoàn toàn độc lập, hàng loạt các sắc lệnh, sắc luật do chính phủ ban hành trước năm 1954 đến nay đã lỗi thời lạc hậu do đó đã được thay bằng hàng loạt các văn bản khác trong đó phải kể đến sắc lệnh 02-SL76 ngày 15-03-1976 quy định việc tạm giữ và bắt giam, khám người, khám nhà ở, đồ vật do chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam ban hành. Cũng từ đây các chế định về vấn đề tạm giữ bước sang một giai đoạn phát triển hơn cho đến nay các quy định về tạm giữ được quy định trong BLTTHS 2003 đã hoàn chỉnh và chi tiết hơn rất nhiều, đã góp phần tác động và có tác dụng lớn trong cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Các vụ án được xem xét và xét xử chính xác, hạn chế được tình trạng kẻ phạm tội bỏ trốn hay tiếp tục phạm tội. Nhưng bên cạnh đó các văn bản trên cũng chưa nói rõ được những điều kiện cụ thể được phép tạm giữ tạm giam nên vẫn còn có tình trạng và nhiều trường hợp áp dụng một cách tuỳ tiện, lạm quyền.
2. Mục đích, ý nghĩa của tạm giữ:
Tạm giữ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra và xử lý tội phạm.
Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm là nhiệm vụ của toàn dân theo tinh thần của Chính phủ, việc ngăn chặn tội phạm nhanh chóng làm rõ tội phạm và người phạm tội để kịp thời đưa ra xét xử và xử lý là một nghiệp vụ quan trọng và khó khăn đối với các cơ quan điều tra và các cơ quan thẩm quyền chức năng. Để đem lại hiệu quả cao đối với công tác điều tra và xử lý, các cơ quan chức năng phải sử dụng các biện pháp được pháp luật cho phép c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status