Thực tiễn áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay - pdf 13

Download miễn phí Luận văn Thực tiễn áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 5
1.1 Khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 5
1.2 Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 6
1.3 Pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 7
1.3.1 Một số đặc trưng cơ bản của pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 7
1.3.2 Hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 9
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 15
2.1 Một số nhận xét chung về tình hình áp dụng pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. 15
2.1.1 Những thuận lợi khi áp dụng pháp luật giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 15
2.1.2 Những khó khăn, bất cập khi áp dụng pháp luật giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 19
2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật hiện hành giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. 22
2.2.1 Nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 23
2.2.2 Xác định các điều kiện của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 25
2.2.3 Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. 30
2.2.4 Áp dụng pháp luật để xác định hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 36
2.3 Một số vấn đề áp dụng pháp luật để giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới. 39
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 41
3.1 Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay.41
3.2 Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .43
3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài . .49
KẾT LUẬN 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39683/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

cho các hiện tượng môi giới trung gian khó kiểm soát.
2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật hiện hành giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam.
Để điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi quốc tế, pháp luật là công cụ mang tính hiệu quả và hiệu lực nhất. Pháp luật về nuôi con nuôi quốc tế hiện hành ở Việt Nam gồm có: Các điều ước quốc tế và pháp luật trong nước. Điều ước quốc tế, có các HĐTTTP & PL mà Việt Nam đã ký với các nước, trong đó có điều chỉnh ở mức độ nhất định về vấn đề nuôi con nuôi quốc tế. Bên cạnh đó, còn có các HĐHTNCN mà Việt Nam đã ký với các nước và vùng lãnh thổ. Về phía pháp luật quốc gia, vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định trong các văn bản như: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cụ thể ở điều 105; Nghị định 68/CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Nghị định 69/CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68/CP; Thông tư số 07/BTP hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 68/CP; Thông tư 08/BTP hướng dẫn thực hiện một số quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Cùng với xu thế hội nhập, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng tăng cao. Quy định của pháp luật hiện hành đã tạo cơ sở pháp lý cho việc nuôi con nuôi quốc tế. Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài sẽ cho ta thấy những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết.
2.2.1 Nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Thứ nhất, đảm bảo việc cho-nhận trẻ em làm con nuôi chỉ được thực hiện trên tinh thần nhân đạo, nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em đã được pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế ghi nhận.
Nguyên tắc này khẳng định chủ trương chính sách đúng đắn nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong việc cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, nhằm mục đích cao nhất là tìm cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn một gia đình thay thế cho gia đình gốc của trẻ.
Đồng thời để đảm bảo nguyên tắc nhân đạo, Nghị định 68/CP quy định “ nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi nhằm mục đích bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hay vì mục đích trục lợi khác” [7]. Đây là nguyên tắc trước đây chưa được quy định (Nghị định 184/ CP). Có thể thấy rằng việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài dựa trên nguyên tắc tối thượng của Công ước Lahaye 1993 [1].
Thứ hai, việc cho người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em có quốc tịch Việt Nam làm con nuôi chỉ được xem xét giải quyết nếu Việt Nam và nước người nhận nuôi thường trú đã ký kết hay cùng gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi (trừ trường hợp ngoại lệ). Đây là một quy định mới so với quy định của Nghị định 184/ CP trước đây và đã làm thay đổi căn bản về thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi. Việc đề ra nguyên tắc này nhằm tạo cơ sở pháp lý quốc tế cho vấn đề bảo vệ trẻ em Việt Nam khi được làm con nuôi ở nước ngoài, qua đó góp phần hạn chế các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra liên quan đến việc cho và nhận con nuôi.
Tuy nhiên nhu cầu xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài rất lớn, việc thực hiện nguyên tắc này cũng rất phức tạp đối với việc xin con nuôi của những người thường trú tại các nước chưa có điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam. Trong điều kiện chưa thể gia nhập Công ước cũng như không thể cùng một lúc ký kết hiệp định với tất cả các nước xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, pháp luật Việt Nam cũng tính đến trường hợp ngoại lệ - tức là có thể cho phép người nước ngoài ở những nước chưa ký kết điều ước quốc tế với Việt Nam, được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi trong trường hợp xin đích danh trẻ mồ côi tàn tật đang sống tại gia đình hay trường hợp giữa những người xin nhận và trẻ em có quan hệ họ hàng thân thích với nhau. Nếu người nước ngoài không có quan hệ họ hàng thân thích thì phải có thời gian sinh sống, làm việc, học tập tại Việt Nam ít nhất là từ 6 tháng trở lên.
Đây là nguyên tắc quan trọng vì nó yêu cầu việc giải quyết nuôi con nuôi phải đặt ở tầm quan hệ hai Nhà nước, chứ không còn đơn thuần là quan hệ giữa người xin con nuôi, người cho con nuôi, và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tiến tới gia nhập Công ước Lahay. Tuy nhiên việc nhận nuôi con nuôi giữa những người có quan hệ họ hàng thân thích, pháp luật chưa quy định cụ thể nên còn có sự hiểu sai hay không phù hợp khi áp dụng. Mặc dù Thông tư 08/BTP đã có hướng dẫn về vấn đề này (điểm 1 mục II), song chính vì sự quy định không tập trung các văn bản thiếu sự thống nhất vì thế việc áp dụng còn lúng túng và nhân dân vẫn chưa nắm bắt được hết quy định của pháp luật. Do đó xây dựng Luật nuôi con nuôi là cần thiết.
Pháp luật hiện hành chưa có quy định rõ về chủ trương, quan điểm chung của Nhà nước đối với việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Theo quy định của Công ước Lahay, việc cho con nuôi nước ngoài chỉ được coi là một giải pháp cuối cùng khi không thể tìm một gia đình thích hợp trong nước cho trẻ em. Bởi vì việc cho trẻ em làm con nuôi phải cố gắng duy trì được bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, ngôn ngữ… của đứa trẻ. Vậy pháp luật cần quy định rõ và cụ thể về vấn đề này trong pháp luật nuôi con nuôi.
2.2.2 Xác định các điều kiện của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Theo pháp luật Việt Nam việc nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng phải nhằm gắn bó tình cảm giữa ngưòi nuôi và con nuôi trong quan hệ cha mẹ và con, đảm bảo cho người con chưa thành niên được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt, phù hợp với đạo đức xã hội [23]. Để thực hiện theo đúng mục đích tốt đẹp là “đem đến cho đứa trẻ một gia đình chứ không phải là đem đến cho gia đình một đứa trẻ”, đồng thời đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Pháp luật quy định về điều kiện nhận nuôi con nuôi bao gồm điều kiện nhận đối với người nhận nuôi và con nuôi, điều kiện về sự đồng ý của cha mẹ đẻ, người giám hộ và người được nhận làm con nuôi.
* Điều kiện của người được nhận làm con nuôi.
Về điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi là trẻ em Việt Nam, Điều 36 Nghị định số 68/CP đã được sửa đổi, bổ sung ở Nghị định 69/CP quy định, người được nhận làm con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống. Căn cứ vào đặc tính thể chất, ở lứa tuổi này các em chưa có khả năng tự lập nên cần được nuôi dưỡng, quan tâm, chăm sóc, và giáo dục. Người được nhận làm con nuôi có thể trên 15 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu là trẻ em tàn tật hay mất năng lực hành vi dân sự. Trẻ em chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status