Thực tiễn tổ chức bán tài sản kê biên và thanh toán tiền bán tài sản để thi hành án dân sự ở tỉnh Hải Dương - pdf 13

Download miễn phí Chuyên đề Thực tiễn tổ chức bán tài sản kê biên và thanh toán tiền bán tài sản để thi hành án dân sự ở tỉnh Hải Dương



Thực tiễn việc tổ chức bán tài sản kê biên của cơ quan THA tỉnh Hải Dương như sau: Trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật về việc bán tài sản kê biên, quy định về bán đấu giá tài sản và hệ thống bổ trợ tư pháp ( các trung tâm bán đấu giá), để đảm bảo sự khách quan trong việc bán tài sản, đồng thời tạo sự chủ động cho Chấp hành viên, Điều 47 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 quy định hai cách bán tài sản kê biên. Theo đó, các chấp hành viên tại THA tỉnh Hải Dương tiến hành bán tài sản kê biên theo những cách sau:


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39684/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

đầu qua tìm hiểu sách báo, pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 em đã có cái nhìn khái quát về công tác thi hành án dân sự và bán tài sản kê biên, việc thanh toán tiền bán tài sản kê biên. Qua quá trình tìm hiểu thực tiễn em được biết số các vụ phải tiến hành kê biên và thực tiễn việc thanh toán số tiền đó.
Như vậy những kiến thức em thu nhận được đầu tiên có thể kể đến là cái nhìn khái quát về hoạt động thi hành án, về việc kê biên tài sản để thi hành án và việc bán tài sản kê biên. Sau đó, qua quá trình tìm hiểu cả lý luận và thực tiễn em có những số liệu, những kiến thức thực tiễn về việc bán tài sản kê biên và thanh toán tiền bán tài sản kê biên.
PHẦN III. KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN THU THẬP ĐƯỢC
Qua việc tìm hiểu và xem xét thực tế, em đã có cái nhìn ban đầu, khái quát về công tác THA và kê biên tài sản, sau đó là cái nhìn cụ thể về thực tiễn việc bán tài sản kê biên và thanh toán tiền bán tài sản kê biên.
I. Nhận thức chung về Thi hành án dân sự và kê biên tài sản để THA
Thi hành án dân sự
Thi hành án là hoạt động tiếp theo của hoạt động nhằm thực thi các bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực. Thực tiễn cuộc sống cho thấy, việc thi hành những bản án, quyết định công bằng, đúng pháp luật có ý nghĩa quan trọng nhưng yêu cầu có tính quyết định là thực thi hiệu quả những bản án, quyết định đó theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật để đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và công dân.
Nhìn lại lịch sử phát triển pháp luật thi hành án dân sự ở nước ta thì trước năm 1992 hoạt động thi hành án pháp luật được quy định tại Pháp lệnh Thi hành án năm 1989. Theo pháp lệnh này, ngoài chức năng xét xử tòa án còn được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, việc tòa án vừa có chức năng xét xử vừa tổ chức thi hành những bản án, quyết định làm cho tòa án bị quá tải trong công việc.
Trên cơ sở Hiến pháp 1992, đã ghi nhận sự ra đời vai trò của cơ quan thi hành án “Các bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành” điều 136 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992.
Vì vậy Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng hệ thống cơ quan thi hành án độc lập với hệ thống tòa án nhân dân. Tuy nhiên, qua hơn 10 năm thi hành pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 đã bộc lộ những bất cập trước những đòi hỏi của quá trình đổi mới, để đáp ứng yêu cầu bức xúc của thực tiễn và yêu cầu của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN sửa đổi của pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 đã thực sự tạo được những đổi mới đáng kể trong công tác thi hành án dân sự.
Theo pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, những bản án, quyết định dân sự được thi hành bao gồm:
“1. Những bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật là:
a) Bản án, quyết định hay phần bản án quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
b) Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm;
c) Quyết định giám đốc thẩm hay tái thẩm của Tòa án;
d) Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
đ) Quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam có hiệu lực thi hành;
2. Những bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật:
a) Bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội hay bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhận người lao động trở lại làm việc;
b) Quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án để đảm bảo cho việc xét xử và thi hành án.”
Khi những bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì cũng sẽ xảy ra hai trường hợp: thứ nhất, người phải thi hành án sẽ tự nguyện thi hành án theo điều 7 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004; thứ hai, người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án. Đối với những trường hợp không tự nguyện thi hành án, cơ quan thi hành án có quyền cưỡng chế thi hành theo Điều 7 của pháp lệnh thi hành án dân sự.
Pháp luật quy định rất cụ thể các biện pháp cưỡng chế thi hành, theo Điều 37 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 Chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án sau đây:
1. Khấu trừ vào tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án;
2. Trừ vào thu nhập của người thi hành án;
3. Phong tỏa tài khoản, tài sản của người thi hành án tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước;
4. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ;
5. Buộc giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất hay giao vật, tài sản khác;
6. Cấm hay buộc người phải thi hành án không làm hay làm công việc nhất định.”
2. Kê biên tài sản và bán tài sản kê biên
Trước đây theo Pháp lệnh thi hành án 1993, biện pháp biện pháp kê biên tài sản là biện pháp đầu tiên trong số các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Nhưng hiện nay, theo pháp lệnh thi hành án dân sự 2004, biện pháp kê biên đứng thứ ba sau biện pháp: Khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người thi hành án (điều 39) và biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án (điều 40). Sở dĩ pháp luật quy định như vậy bởi vì hiện nay đời sống người dân của chúng ta không ngừng được cải thiện, rất nhiều người có tiền gửi vào tài khoản, thu nhập của người dân được nâng cao nên áp dụng các biện pháp này trước tiên là hoàn toàn đúng đắn. Hơn nữa biện pháp kê biên tài sản thường phức tạp hơn các biện pháp kia.
Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là một trong 6 loại biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định cụ thể tại điều 41 pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004. Theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 thì quá trình kê biên tài sản như sau:
“1. Chấp hành viên có quyền kê biên tài sản nếu có căn cứ cho rằng tài sản đó là của người phải thi hành án kể cả quyền sử dụng đất hay tài sản đang do người thứ ba giữ, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh này”
Giai đoạn tiếp theo của biện pháp này là định giá tài sản kê biên, được quy định tại điều 43 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004; bán tài sản kê biên được quy định tại điều 47 pháp lệnh. Theo đó, việc bán tài sản kê biên dược quy định rất rõ ràng cụ thể như sau:
Cơ quan THA sẽ kí hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, đối với các loại tài sản kê biên là bất động sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất hay động sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên.
Chấp hành viên bán động sản có...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status