Bội chi ngân sách - Lý luận, thục tiễn và giải pháp - pdf 13

Download miễn phí Đề tài Bội chi ngân sách - Lý luận, thục tiễn và giải pháp



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU: 2
NỘI DUNG CHÍNH 4
1. Lí luận chung về bội chi ngân sách và các vấn đề liên quan 4
1.1. Ngân sách nhà nước: 4
1.1.1 Khái niệm: 4
1.1.2 Đặc điểm: 5
1.2. Cân đối ngân sách 8
1.2.1 Khái niệm: 8
1.2.2. Đặc điểm của cân đối ngân sách nhà nước: 9
1.3. Bội chi ngân sách (Thâm hụt ngân sách) 10
1.3.1 Khái niệm: 10
1.3.2 Phân loại: 11
2. Ảnh hưởng của bội chi ngân sách đến nền kinh tế 12
2.1. Bội chi ngân sách – nguyên nhân chính gây ra lạm phát 12
2.2. Cung cầu ngoại tệ trên thị trường và sức ép của tỷ giá rất lớn 16
2.3. Người dân nộp thuế nhiều hơn, trong khi chi cho mục tiêu an sinh xã hội lại giảm đi 17
2.4. Bộ máy nhà nuớc chưa tinh gọn, họat động còn chưa hiệu quả 18
3. Thực trạng bội chi NSNN của Việt Nam hiện nay 19
4. Nguyên nhân của bội chi ngân sách 24
4.1. Tác động của chu kỳ kinh doanh 24
4.2. Tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước 24
5. Giải pháp xử lý bội chi NSNN 28
KẾT LUẬN 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39531/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ịnh trong năm ngân sách va thông thường tình trạng này sẽ được  giải quyết bằng cách tạm ứng từ quỹ dự trữ tài thời điểm nào đó trong năm  chính. Ngoài ra cần chú ý rằng trong khi bội chi ngân sách chỉ xảy ra ở ngân sách trung ương thì việc tạm thời thiếu hụt ngân sách có thể xảy ra ở tất cả các cấp ngân sách, từ ngân sách trung ương cho đên ngân sách địa phương.
Bảng: Tóm tắt nội dung cân đối ngân sách nhà nước hằng năm
Thu
Chi
A. Thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí).
B. Thu về vốn (bán tài sản nhà nước).
C. Bù đắp thâm hụt.
– Viện trợ.
– Lấy từ nguồn dự trữ.
Vay thuần (= vay mới – trả nợ gốc).
D. Chi thường xuyên.
E. Chi đầu tư.
F. Cho vay thuần
(= cho vay mới – thu nợ gốc).
A + B +C = D + E + F
Công thức tính bội chi NSNN của một năm sẽ như sau:
Bội chi NSNN = Tổng chi – Tổng thu = (D + E + F) – (A + B) = C
1.3.2 Phân loại:
Tài chinh công hiện đại phân loại thâm hụt tài chính (hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước thành 2 loại: thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ.
Thâm hụt cơ cấu: Là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu chogiáo dục, quốc phòng,...
Thâm hụt chu kỳ: là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.
Giá trị tính ra tiền của thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ được tính toán như sau:
Ngân sách thực có: Liệt kê các khoản thu, chi và thâm hụt tính bằng tiền trong một giai đoạn nhất định (thường là một quý hay một năm).
Ngân sách cơ cấu: tính toán thu, chi và thâm hụt của chính phủ sẽ là bao nhiêu nếu nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng.
Ngân sách chu kỳ: Là chênh lệch giữa ngân sách thực có và ngân sách cơ cấu.
Việc phân biệt giữa ngân sách cơ cấu và ngân sách chu kỳ phản ánh sự khác nhau giữa chính sách tài chính: chính sách ổn định tùy biến và chính sách ổn định tự động.
Việc phân biệt hai loại thâm hụt trên đây có tác dụng quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng thực sự của chính sách tài chính khi thực hiện chính sách tài chính mở rộng hay thắt chặt sẽ ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách như thế nào giúp cho chính phủ có những biện pháp điều chỉnh chính sách hợp lý trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế
2. Ảnh hưởng của bội chi ngân sách đến nền kinh tế
2.1. Bội chi ngân sách – nguyên nhân chính gây ra lạm phát
Theo PGS, TS Lê Quốc Lý, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Tiền tệ ( Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Chính những yếu kém trong ngân sách (thu NSNN không đủ chi và bù đắp thâm hụt ngân sách không chỉ phải vay trong và ngoài nước mà còn phải lấy từ nguồn tiền phát hành) là một yếu tố quan trọng gây nên lạm phát... Thực tế trong những năm gần đây, mặc dù chúng ta đã kiểm soát nguồn bội chi NSNN từ hai nguồn là vay nước ngoài và vay trong nước nên sức ép tiền cung ứng thêm ra thị trường là không có, nhưng sức ép tăng chi tiêu của Chính phủ cho tiêu dùng thường xuyên và cho đầu tư lại tăng lên. Giải pháp để kiểm soát bội chi NSNN và kiềm chế lạm phát, ông Lý nhấn mạnh: Vấn đề đặt ra hiện nay là việc rà soát, cắt giảm chi tiêu NSNN chưa thật cần bằng việc đề ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để cắt bỏ, đình hoãn những công trình đầu tư chưa thật bức bách, kém hiệu quả hay chưa khởi công. Đây là một trong những nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, nhưng với số NSNN hiện có ( với tình hình trợt giá như hiện nay) thì sẽ không thể có điều kiện thực hiện được hết các dự án, công trình đã bố trí....
Ngân sách nhà nước có mối quan hệ nhân quả với lạm phát. Thâm hụt ngân sách quá mức có thể dẫn đến lạm phát cao. Đặc biệt nếu bù đắp thâm hụt ngân sách bằng việc phát hành tiền sẽ tất yếu dẫn đến lạm phát. Trường hợp Việt Nam, nếu chính phủ duy trì chính sách ngân sách chặt (thâm hụt không quá 2,5% GDP) thì dường như không có gì lo ngại đối với lạm phát. Thực ra do giới hạn của ngân sách, phần lớn các phần chi cho các dự án lớn của nhà nước được tài trợ thông qua các ngân hàng thương mại quốc doanh. Trong khi đó dự trữ tiền mặt của các ngân hàng này được cung ứng bổ sung từ ngân sách nhà nước. Do vậy cho dù ngân sách không thâm hụt lớn nhưng với chính sách tín dụng mềm sẽ tạo ra áp lúc lạm phát.
Hiện nay, Quốc hội nước ta vẫn cho phép 1 mức thâm hụt ngân sách là 5%/năm. Và thực tế thâm hụt ngân sách trong những năm gầm đây luôn tương đương với mức được Quốc hội cho phép.
Bảng 2: Quy mô thâm hụt ngân sách ở Việt Nam
Đơn vị: %
Nguồn: Bộ tài chính
Giai đoạn
2001-2002
2003-2004
Thâm hụt NS / GDP
4.85
5.0
Trái phiếu CP/Bội chi NSNN
64
76
Nếu mức độ thâm hụt ngân sách này tiếp tục được duy trì trong tương lai thì có thể dễ dàng nhận thấy chỉ sau 1 thời gian ngắn nữa quy mô nợ công của Việt Nam sẽ vượt mức an toàn và trở thành nguy cơ tiềm ẩn đối với sự ổn định kinh tế nói chung và tài chính nói riêng. Hiện nay quy mô nợ công của Việt Nam chỉ vào khoảng 30-40% GDP trong đó nợ nước ngoài cuối 2003 là 13,3 tỷ USD. Như vậy xét từ góc độ kinh nghiệm nước ngoài thì chỉ số gánh nặng nợ ( tỷ lệ nợ công/GDP) nhỏ hơn 60% được coi là an toàn. Quy mô nợ công ở VN hiện nay vẫn nằm trong tầm kiểm soát của chính phủ tuy nhiên đây chỉ là cái nhìn thoảng qua ở thời điển hiện tại. Về lâu dài với mức thâm hụt ngân sách này sẽ không 1 cơ cấu nợ nào có thể đảm bảo được sự bền vững của các khoản nợ trong tương lai bởi lãi suất trong nước và quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay thường ở mức ngang bằng nhau. Mức thâm hụt ngân sách khoảng 5% / năm hiện nay sẽ là nguy cơ chính đe doạ mục tiêu kiểm soát và duy trì nợ quốc gia trong giai đoạn đến 2010.
Bội chi NS xảy ra khi chính phủ chi tiêu nhiều hơn số thu NS huy động được. Ngược lại, khi chi NS nhỏ hơn số thu NS thì có bội thu NS. Chi NS là 1 trong nhữngc ông cụ chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi sản lượng của nền kinh tế thấp dưới mức sản lượng tiềm năng, thì chính phủ có thể tăng mức chi NS, chấp nhận bội chi để thúc đẩy họat động kinh tế. Vì vậy, bội chi NS không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo, kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển nhất (nhóm OECD). Đối với các nước đang phát triển, bội chi ngân sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu như: giao thông, điện, nước….Nhiều nước phát triển và đang phát triển trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á, cũng bội chi NS. Việc xử lý bội chi NS là 1 nội dung quan trọng của chính sách tài khóa của nhà nước, có tác động đến nền kinh tế vĩ mô.
Chính những yếu kém trong ngân sách ( thu NSNN không đủ chi và bù đắp thâm hụt NS, không chỉ vay trong và ngoài nước mà còn lấy từ nguồn tiền ph...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status