Những quy định cơ bản của pháp luật về đất ở tại đô thị và nông thôn - pdf 13

Download miễn phí Khóa luận Những quy định cơ bản của pháp luật về đất ở tại đô thị và nông thôn



Tính đến năm 2005 hiện trạng sử dụng đất ở là:
- Trong số 1.153.549ha đất đô thị đất ở chỉ chiếm 8,9% còn lại là đất nông nghiệp 58%, đất chuyên dung có mục đích công cộng 8,7%, đất sông suối và mặt nước chuyên dung 6,3%, đất chưa sử dụng 9,8%, các loại đất khác 7,7%. Đất ở có mối liên hệ chặt chẽ với đất xây dựng các công trình công cộng như đướng sá, bệnh viện, trường học, quan hệ của chúng với đất ở là 1:1
Tỷ lệ đất nông nghiệp trong các đô thị hiện nay còn rất cao, đất chưa sử dụng trong đô thị còn nhiều, bình quân chung của cả nước thì trong đất đô thị còn hơn một nửa là đất nông nghiệp, có thể có nhiều đô thị tỷ lệ đất nông nghiệp còn cao hơn.
- Trong số 3.081.621ha đất khu dân cư nông thôn, đất ở chiếm 16,1%, còn lại là đất nông nghiệp 65,8%, đất chuyên dung có mục đích công cộng 8,6%, đất sông suối và mặt nước chuyên dung 4,6%, đất chưa sử dụng 1,7%, các loại đất khác 3,3%. Tỷ lệ giữa đất ở và đất chuyên dùng là 1:0,5
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39437/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ính. Nhưng do đất đai nói chung và đất ở nói riêng có hạn, vì vầy việc giao đất ở phải được thực hiện trong giới hạn phù hợp với tình hình và điều kiện của từng địa phương. Việc giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân cũng có sự khác nhau theo từng thời kỳ.
- Luật đất đai năm 1987 qui định cụ thể hạn mức đất ở của bảy vùng trong cả nước ví dụ cu thể như: đối với đồng bằng bắc bộ và đồng bằng miền trung từ thanh hoá đến thuận hải mỗi hộ gia đình được giao không qúa 200 mét vuông; đối với vùng trung du, Đông nam bộ và đồng bằng sông cửu long là 300 mét vuông trên một hộ; vùng núi và tây nguyên là 400 mét vuông trên một hộ
- Luật đất đai năm 1993 không qui định cụ thể hạn mức đất của mỗi vùng như Luật đất đai năm 1987 mà quy định hạn mức khác nhau giữa đô thị và nông thôn. Cụ thể điều 54 Luật đất đai năm 1993 qui định: hạn mức đất ở của hộ gia đình, cá nhân ở khu vực nông thôn do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương qui định căn cứ vào quỹ đất của địa phương nhưng không quá 400 mét vuông, đối với những vùng nhân dân có tập quán nhịều thế hệ cùng sống chung trong một hộ gia đình hay những nơi có điều kiện tự nhiên đặc biệt thì có thể qui định mức đất ở cao hơn nhưng không vượt quá hai lần mức qui định đối với vùng đó.
- Luật đất đai năm 2003 vấn đề hạn mức đất ở hoàn toàn do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương qui định căn cứ vào quỹ đất của địa phưong và quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Luật đất đai năm 2003 đã dành quyền tự chủ tối đa cho các địa phương với việc bỏ qui định vế hạn mức tối đa như Luật đất đai năm 1993. Đây là điều hoàn toàn phù hợp bởi vì mỗi địa phưong có điều kiện kinh tế xã hội và quỹ đất khác nhau.
Hiện nay trên cả nước thì diện tích đất ở ở khu vực đô thị và nông thôn rất khác nhau. Diên tích đất ở ở hai khu vực đô thị và nông thôn đựơc thống kê cụ thể như:
Đối với khu vực nông thôn thì đất ở và đất vườn của các hộ gia đình ở các vùng tương ứng với mật độ dân số của vùng. Diện tích loại đất này tính bình quân toàn mẫu điều tra trên cả nước là 766 mét vuông/hộ và 165/người.Vùng đồng bắng sông hồng có diện tích đất bỡnh quân mỗi hộ và đầu người thấp nhất, mỗi hộ có 330 mét vuông và mỗi người có 78 mét vuông. Trong vùng này ở những tỉnh có mật độ dân số đông như Thái Bình, Hải Dương, Nam định thì diện tích của hộ và đầu ngưòi còn nhỏ hơn mức bình quân trên. Vùng tây nguyên có diện tích lớn nhất 2230m2/hộ và 400m2/người.Các vùng khác như miền núi phía bắc, trung bộ, đồng bằng sông cửu long có diện tích xấp xỉ với diện tích bình quân chung cả nước, đông nam bộ có diên tích bình quân cao hơn nhưng không nhiều khoảng 1000m2/hộ và 213m2/người.
Điều dễ nhận thấy là diện tích đất ở và vườn của các hộ gia đình ngày một thu hẹp, đặc biệt là ở các vùng đồng bằng đông dân. Với tốc độ tăng dân số gấp đôi thì sau hai năm số hộ ra tách ra ỏ riêng cũng với tốc độ tương tự như vậy, đồng thới với xu hướng đô thị hoá tăng lên, không gian sống của các hộ nông thôn bị thu hẹp tới mức báo động ở nhiều vùng.Nếu chú ý tới hai chức năng chính của vườn nhà trong lối sống truyền thống của vùng nông thôn (tức là nó vừa là môi trường sống đồng thời là nguồn cung cấp rau quả, thực phẩm tươi sống) thì diện tích ngày càng thu hẹp của vườn nhà ở một số vùng nông thôn là xu hướng xấu đối với cả hai chức năng trên. Diện tích nhỏ hẹp của vườn xung quanh nhà ở không đủ sức xử lý tại chỗ các nguồn thải( nước, rác, phân, khí) của con người và gia súc, trong khi cho có hệ thống thu gom, xử lý công cộng. Hậu quả là mức độ ô nhiễm môi trường ở nông thôn tăng lên. Tại các làng nghề, vườn và nhà ở không chỉ là môi trường sống mà còn là nơi sản xuất, nó chịu tải nặng nề của các chất thải sản xuất, nhiếu làng nghề đang ở trong tình trạng ô nhiễm đất, không khí nghiêm trọng, tổn hại tới sản xuất của người dân.
Với chức năng sản xuất rau quả, thực phẩm tự cấp từ vườn nhà, một chức năng mà ở nhiều nước đang ra sức khôi phục lại trong trào lưu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững thì ở nhiều vùng nông thôn nước ta không còn nữa. Do không còn đất vườn xung quanh nhà ở ,phần đông các hộ ở vùng đồng bằng cũng không còn điều kiện để áp dụng mô hình kinh tế hộ kiểu VAC, làng sinh thái vốn là những mẫu hình của lối sống hợp lý, thân thiện với môi trường. Mặc dù trong thời gian gần đây, làng quê ở nhiều vùng đã được cải thiên về đường xá, điện nước song hầu như chưa ở đâu chú ý tới việc quy hoạch không gian sống của cộng đồng và của các hộ gia đình, cũng như chưa chú trọng tới việc phổ biến các thiết kế nhà ở phù hợp với lối sống nông thôn.Những mẫu nhà ống, nhà nhiều tầng nhỏ hẹp như những chiếc cọc nhà bê tong mái bằng được nhái theo mẫu nhà ở các đô thị đang mọc lên nhanh chóng ở nông thôn. Nhiều thôn xóm đã không còn màu xanh của cây cối và diện tích mặt nước.Các địa điểm sở hữu cộng đồng và diện tích đất công cộng ở các thôn xóm bị thu hẹp, lấn chiếm. Trong tương lai không xa chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề mà các điểm dân cư sinh sống chen chúc, chăt chội, bất tiện và ô nhiễm ở nhiều vùng nông thôn đặt ra.
Đối với khu vực đô thị diện tích đất có quyền sử dụng riêng bình quân của các hộ gia đình trên các đô thị cả nước là 304m2. Chỉ báo này cao nhất tại những đô thị vùng đồng bằng sông hồng(833m2) sau là tây nguyên(559m2) , tiếp là đồng bằng sông cưủ long (351m2), tây bắc (296m2), vùng đông nam bộ có chỉ báo này thấp nhất với 86m2, tiếp theo là Nam trung bộ 94m2 và đông bắc 101m2. Diện tích đất ở và vườn có quyền sử dụng riêng bình quân của các hộ gia đình trên các đô thị cả nước là 136m2 và đất nông nghiệp tương ứng là 165m2. Diện tích đất ở và vườn của các hộ gia đình đô thị rộng nhất là các vùng tây bắc (292m2), đồng bắng sông cửu long(273m2), Tây nguyên(266m2), và thấp nhất các vùng mậtđộ dân cư cao như tại các đô thị thuộc đồng bắng sông hồng (54m2), nam trung bộ (81m2), Đông nam bộ (84m2). Diệ tích đất nông nghiệp chỉ còn tập trung ở các đô thị vùng đồng bắng sông hồng (779m2), tây nguyên (286m2), đồng bắng sông cửu long(76m2). Loại đất nông nghiệp đô thị này sẽ mau chóng giảm hẳn bởi quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đang được đẩy mạnh, đặc biệt ở các đô thị vùng đồng bắng sông hồng. Chẳng hạn Hà Nội đã và đang thu hồi 10500ha đất cho gần 1700 dự án, ảnh hưởng đến 138000 hộ gia đình trong đó có 41000 hộ nông dân. Điều đó đang đặt ra hàng loạt vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngoại thành, cơ cấu nghề nghiệp, đào tạo nghề, việc làm.
Như vậy diện tích đất ở ở mỗi khu vực là khác nhau, có những nơi diện tích đất ở trên đầu người cao nhưng lại có những nơi diện tích đất ở trên đầu người lại rất thấp. Điều đó ph...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status