Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành - pdf 13

Download miễn phí Khóa luận Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 3
1.1 Vị trí, tính chất và chức năng của Hội đồng nhân dân. 3
1.2 Khái niệm giám sát và đặc điểm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân. 6
1.2.1 Khái niệm giám sát 6
1.2.2 Đặc điểm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân. 8
1.3 Mục đích của hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân. 14
1.4 Khái quát về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân trong lịch sử lập pháp Việt Nam. 16
1.4.1 Hiến pháp năm 1946 16
1.4.2 Hiến pháp năm 1959 17
1.4.3 Hiến pháp năm 1980 18
1.4.4 Hiến pháp năm 1992 19
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 21
2.1. Những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân. 21
2.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân. 23
2.2.1 Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp. 23
2.2.2 Hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân. 29
2.2.3 Hoạt động giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân 32
2.2.4 Hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân. 35
2.3 Nguyên nhân hạn chế hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đông nhân dân. 40
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 47
3.1 Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân. 47
3.2 Nâng cao năng lực các chủ thể thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân. 49
3.2.1. Nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân. 49
3.2.2 Nâng cao năng lực giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân. 51
3.2.3 Nâng cao năng lực giám sát của các Ban của Hội đông nhân dân. 52
3.3 Nâng cao chất lượng thực hiện các hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân. 53
3.3.1 Nâng cao chất lượng xem xét báo cáo. 53
3.3.2 Nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn. 54
3.3.3 Đổi mới hình thức tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của các Đoàn đi giám sát tại địa phương. 57
3.4 Tạo điều kiện thuận lợi cho Hội đồng nhân dân trong hoạt động giám sát. 58
KẾT LUẬN 60
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39449/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

thành quyết định của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, có ý nghĩa bắt buộc.
Theo Điều 48 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, HĐND họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ (trước đây 3 tháng một kỳ). Ngoài kỳ hợp thường lệ, HĐND còn tổ chức các kỳ họp chuyên đề hay bất thường theo đề nghị của Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cùng cấp hay khi có ít nhất 1/3 tổng số đại biểu HĐND cùng cấp yêu cầu.
Thường trực HĐND quyết định triệu tập kì họp thường lệ của HĐND chậm nhất là 20 ngày, kỳ họp chuyên đề hay bất thường chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. Kỳ họp HĐND được tiến hành (được coi là hợp lệ) khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu HĐND tham dự.
Tại kỳ hợp, HĐND nhân dân thảo luận dân chủ và quyết định theo đa số các công việc quan trọng của địa phương thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình, bầu ra Thường trực HĐND, UBND ...và thực hiện hoạt động giám sát đối với UBND, TAND, VKSND cùng cấp. Nếu giám sát của Thường trực, các Ban và đại biểu HĐND là thường xuyên thì giám sát tại kỳ họp là hình thức giám sát theo định kỳ của HĐND. Nó mang tính chất tổng hợp toàn diện đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi giám sát của HĐND. Theo Điều 1 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì: “HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương”. Như vậy, đối tượng chịu sự giám sát của HĐND rất rộng, bao quát toàn bộ hoạt động của địa phương.
Tại kỳ họp theo quy định tại Điều 58 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 HĐND giám sát thông qua các hoạt động sau:
Thứ nhất: HĐND xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp.
Mục đích của việc xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND,TAND, VKSND cùng cấp và các văn bản tài liệu khác được trình ra trong kỳ họp của HĐND trong đó có cả các dự thảo nghị quyết của HĐND là ở chỗ, đây là cơ sở để đại biểu HĐND tham gia vào việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương trên tất cả các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của HĐND và sự thể hiện tập trung nhất của khâu này là việc đại biểu HĐND biểu quyết thông qua nghị quyết của HĐND trong kỳ họp. Các quyết định của HĐND được thể hiện dưới hình thức nghị quyết. Các nghị quyết này phải căn cứ vào Hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật khác của cơ quan Nhà nước trung ương; quyết định của cấp trên và phải được quá nửa tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành, trừ trường hợp bãi nhiệm đại biểu HĐND thì phải được ít nhất là 2/3 tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành mới có giá trị.
Nếu trước đây, sau khi nghe người đứng đầu cơ quan trình bày báo cáo, phần lớn đại biểu thống nhất theo báo cáo ít có ý kiến phản biện, nên các báo cáo thường được thông qua kỳ họp một cách chóng vánh, hiện nay, đặc biệt là từ nhiệm kỳ 2004- 2009 ở HĐND nhiều tỉnh, thành phố việc xem xét báo cáo đã có nhiều đổi mới. Sau khi người đứng đầu cơ quan trình bày báo cáo, các đại biểu HĐND đã thảo luận, góp ý kiến khá sôi nổi, số đại biểu tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận, tranh luận ngày càng nhiều và thiết thực hơn, bước đầu khắc phục được tính qua loa, đại khái, hình thức.
Thứ hai: Đại biểu tiến hành chất vấn và nghe trả lời chất vấn tại kỳ họp.
Chất vấn và trả lời chất vấn là hoạt động quan trọng trong kỳ họp HĐND. Chất vấn không phải là câu hỏi thông thường mà là một đòi hỏi làm rõ một hay nhiều sự việc “có vấn đề”, tức là biểu hiện sự không chấp hành, không thi hành đúng nghị quyết của HĐND và của cấp trên, biểu hiện vi phạm pháp luật mà đại biểu thấy có cơ sở vững chắc. Chất vấn của đại biểu nêu ra mà được HĐND tán đồng thì được coi như một vấn đề của chương trình nghị sự.
Nếu như Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994 chỉ dừng lại ở việc quy định những vấn đề chung chung về chất vấn trong mục đại biểu HĐND thì đến Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 không dừng lại ở đó mà đã phát triển thành một nội dung trong chương trình giám sát của HĐND (Mục 1 – Chương III). Trong đó, quy định trình tự cụ thể về yêu cầu chất vấn và trình tự trả lời chất vấn; đại biểu HĐND ghi rõ nội dung chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu ghi chất vấn và gửi đến Thường trực HĐND. Thường trực HĐND chuyển chất vấn đến người bị chất vấn và tổng hợp các chất vấn của các đại biểu HĐND để báo cáo HĐND. Đây là trình tự đòi hỏi người chất vấn chuẩn bị trước câu hỏi chất vấn tránh tình trạng những câu hỏi quá chung chung, không nêu được những vấn đề quan trọng cần hỏi khiến không khí chất vấn trở nên nhàm chán.
Việc trả lời chất vấn tại phiên họp toàn thể của HĐND được thực hiện theo trình tự sau: người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ về các nội dung mà đại biểu HĐND đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục, đại biểu HĐND có thể nêu câu hỏi liên quan đến nội dung đã chất vấn để người bị chất vấn trả lời, sau khi nghe trả lời chất vấn, nếu đại biểu HĐND không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị HĐND tiếp tục thảo luận tại phiên họp đó, đưa ra thảo luận tại phiên họp khác của HĐND hay kiến nghị HĐND xem xét trách nhiệm của người bị chất vấn. HĐND ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết. Như vậy, người bị chất vấn theo Luật định phải tuân thủ một quy trình tự trả lời chất vấn. Đây là cơ sở để khắc phục tình trạng trả lời chung chung cho qua chuyện, hay quanh co không đi thẳng vào vấn đề, hay trốn tránh không trả lời câu hỏi của đại biểu. Vấn đề trách nhiệm cũng được đặt ra khi trả lời không đúng hay trách nhiệm phải nêu được biện pháp khắc phục. Một trình tự chất vấn hết sức logic được quy đinh cụ thể trong Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 một lần nữa khẳng định ý nghĩa quan trọng của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Điều này sẽ giúp cho hoạt động giám sát đạt hiệu quả cao hơn.
Thứ 3: Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người do HĐND bầu ra.
Việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người do HĐND bầu ra là quy định mới của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động giám sát của HĐND.
Theo quy định tại Điều 65 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo trình tự sau:
Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân về việc bỏ phiếu tín nhiệm;
Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước Hội đồng nhân dân;
Hội đồng nhân dân thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm.
Việc HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ ch
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status