Tiểu luận So sánh phương thức và mức độ tự do hóa thương mại hàng hóa của Cộng đồng kinh tế ASEAN với Tổ chức thương mại thế giới WTO - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận So sánh cách và mức độ tự do hóa thương mại hàng hóa của Cộng đồng kinh tế ASEAN với Tổ chức thương mại thế giới WTO



WTO quy định các nước thành viên phải thông qua đàm phán, đưa ra các cam kết với những lộ trình thực hiện cụ thể. Đối với WTO, việc các nước thành viên thoả thuận mở cửa thị trường hàng hoá hay dịch vụ đồng nghĩa với việc ràng buộc các cam kết về việc thâm nhập thị trường nội địa. Trong lĩnh vực hàng hoá, sự ràng buộc đó thể hiện ở việc ấn định tổng mức thuế suất thuế quan cam kết trần. Phương pháp đánh thuế quan của tổ chức WTO cũng hướng tới con số thuế quan xuống đến mức thấp nhất. Tổ chức WTO cũng phân chia các loại hàng hóa thành những mặt hàng khác để đánh thuế theo hàng hóa. Tổ chức WTO còn hướng tới mục tiêu khuyến khích cho các nước đang phát triển tham gia nhập tổ chức này và nhận được những ưu đãi so với những nước có nền kinh tế phát triển. Việc đánh thuế quan hiện nay là do pháp luật của các nước điều chỉnh về thuế trong quá trình xuất - nhập khẩu sao cho phù hợp với nội dung về thuế mà tổ chức thương mại thế giới WTO đưa ra. Các thành viên tham gia tổ chức thương mại thế giới cần tuân theo các nguyên tắc của tổ chức thế giới như đối xử quốc gia, tự do thương mại.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39439/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Tự do hoá thương mại là việc dỡ bỏ những hàng rào do các nước lập nên, với mục đích là làm cho luồng hàng hoá di chuyển từ nước này sang nước khác được thuận lợi hơn trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng. Đối với thương mại hàng hóa thì những hàng rào nói trên có thể là thuế quan, giấy phép xuất nhập khẩu, quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, yêu cầu kiểm dịch, v.v...
Cả Tổ chức thương mại thế giới WTO và Cộng đồng kinh tế ASEAN hiện nay đều thấy rằng tự do hóa thương mại là cần thiết và có những nỗ lực hết mình để có thể dỡ bỏ những rào cản giữa các nước thành viên. Tuy nhiên, về cách và mức độ tự do hóa thương mại hàng hóa giữa hai bên lại có những điểm khác nhau nhất định.
Chính vì vậy, trong bài tập nhóm tháng 2 này, nhóm chúng em sẽ “so sánh cách (cách thức thực hiện) và mức độ tự do hóa thương mại hàng hóa của Cộng đồng kinh tế ASEAN với Tổ chức thương mại thế giới WTO” để có được một cái nhìn khái quát nhất về tự do hóa thương mại hàng hóa trong hai tổ chức này.
I. cách tự do hóa thương mại hàng hóa.
1. Giống nhau.
Về cách thức thực hiện tự do hoá thương mại hàng hoá, giữa WTO và AEC đều có những điểm khá giống nhau.
Thứ nhất, các quy định về tự do hoá thương mại hàng hoá đều được ghi nhận trong các văn bản chung, thống nhất, áp dụng cho tất cả các thành viên. Các thành viên có nghĩa vụ tuân thủ các quy định chung nhất này.
Đối với WTO, đó là các văn bản:
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (GATT);
Hiệp định về nông nghiệp;
Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật;
Hiệp định về hàng dệt và may mặc;
Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại;
Hiệp định về việc thực hiện điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT 1994 (Hiệp định chống bán phá giá);
Hiệp định về việc thực hiện điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT 1994 (Hiệp định về xác định trị giá hải quan);
Hiệp định về giám định trước khi gửi hàng;
Hiệp định về quy tắc xuất xứ;
Hiệp định về các thủ tục cấp phép nhập khẩu;
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng;
Hiệp định về các biện pháp tự vệ.
Đối với AEC, đó là Hiệp định ATIGA - là sự kế thừa và hợp nhất các quy định trước định của các văn bản trước đó về Khu vực thương mại tự do ASEAN (bao gồm Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế thành lập AFTA, Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan CEPT và 13 Nghị định thư sửa đổi và bổ sung hai Hiệp định trên) và Hiệp định khung về hội nhập các ngành ưu tiên (APIS).
Đây đều là những hiệp định khung, quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của các thành viên viên trong việc cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan cũng như lộ trình để thực hiện.
Ví dụ: biện pháp bảo hộ thương mại cổ điển nhất là thuế quan thì đã được WTO yêu cầu phải cắt giảm. Các thành viên WTO đều phải cam kết không tăng thuế vượt mức đã cam kết đối với phần lớn các mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu. Cam kết này được gọi là cam kết "ràng buộc thuế quan". Điều II GATT 1994 quy định các mức cố định tối đa của thuế nhập khẩu được áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu từ các thành viên WTO khác. Về biện pháp phi thuế quan Điều XI của GATT 1994 là trụ cột quan trọng thứ tư trong GATT 1994 quy định các hạn chế thương mại không được áp đặt dưới hình thức hạn ngạch hay các hạn chế số lượng đối với hàng nhập khẩu, trừ khi đáp ứng một trong những ngoại lệ cụ thể được quy định ở các Điều XI, XX hay XXI của GATT 1994 . Điều này có nghĩa là trên thực tế các thành viên phải loại bỏ các hạn chế xuất nhập khẩu, các hạn ngạch xuất nhập khẩu, các yêu cầu cấp phép có hệ quả hạn chế số lượng mà các công ty có thể nhập khẩu hay xuất khẩu và bất kỳ sự kiểm soát nào khác có tác động đến việc hạn chế hàng nhập khẩu hay xuất khẩu.
Còn đối với AEC, các nước ASEAN trong năm 1992, đã ký Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung gọi tắt là CEPT. CEPT là một thoả thuận chung giữa các nước thành viên ASEAN về giảm thuế quan trong nội bộ ASEAN xuống còn từ 0-5%, đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về định lượng và các hàng rào phi quan thuế trong vòng 10 năm, bắt đầu từ 1/1/1993 và hoàn thành vào 1/1/2003. Đây là thời hạn đã có sự đẩy nhanh hơn so với thời hạn ký Hiệp định ban đầu: từ 15 năm xuống còn 10 năm. Đối với rào cản phi thuế quan, lộ trình Hội nhập của ASEAN quy định rằng các Rào cản Phi Thuế quan cần được loại bỏ vào năm 2010 đối với ASEAN – 6 và năm 2015/2018 đối với các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam).
Thứ hai, dựa trên các quy định chung như trên, các quốc gia thành viên tự xây dựng và thực hiện theo lộ trình, cam kết riêng của quốc gia mình.
WTO quy định các nước thành viên phải thông qua đàm phán, đưa ra các cam kết với những lộ trình thực hiện cụ thể. Đối với WTO, việc các nước thành viên thoả thuận mở cửa thị trường hàng hoá hay dịch vụ đồng nghĩa với việc ràng buộc các cam kết về việc thâm nhập thị trường nội địa. Trong lĩnh vực hàng hoá, sự ràng buộc đó thể hiện ở việc ấn định tổng mức thuế suất thuế quan cam kết trần. Phương pháp đánh thuế quan của tổ chức WTO cũng hướng tới con số thuế quan xuống đến mức thấp nhất. Tổ chức WTO cũng phân chia các loại hàng hóa thành những mặt hàng khác để đánh thuế theo hàng hóa. Tổ chức WTO còn hướng tới mục tiêu khuyến khích cho các nước đang phát triển tham gia nhập tổ chức này và nhận được những ưu đãi so với những nước có nền kinh tế phát triển. Việc đánh thuế quan hiện nay là do pháp luật của các nước điều chỉnh về thuế trong quá trình xuất - nhập khẩu sao cho phù hợp với nội dung về thuế mà tổ chức thương mại thế giới WTO đưa ra. Các thành viên tham gia tổ chức thương mại thế giới cần tuân theo các nguyên tắc của tổ chức thế giới như đối xử quốc gia, tự do thương mại.
Đối với AEC, trong số danh mục hàng hóa cắt giảm thuế mà Hiệp định CEPT đưa ra, các thành viên có quyền tự quyết định lựa chọn danh mục hàng hóa cắt giảm thuế của quốc gia mình và đưa ra lộ trình phù hợp với quy định chung. Việc lựa chọn danh mục hàng hóa của quốc gia phải được Hội đồng AFTA chấp nhận.
Thứ ba, tuân thủ các cam kết chung đạt được qua các vòng đàm phán. Trong khuôn khổ hợp tác, các quốc gia thành viên tiến hành các vòng đàm phán nhằm đưa ra các lộ trình mới trong nội dung tự do hoá thương mại hàng hoá. Trong khuôn khổ WTO đã diễn ra 8 vòng đàm phán gồm các vòng đàm phán:
Geneva năm 1947 về cắt giảm thuế quan;
Annnecy năm 1949 về cắt giảm thuế quan;
Torquay năm 1951 về cắt giảm thuế quan;
Geneva năm 1956 về cắt giảm thuế quan;
Geneva năm 1960 – 1961 (Vòng Dillon) về cắt giảm thuế quan;
Geneva năm 1964 – 1967 (Vòng Kenedy) về cắt giảm thuế quan và các biện pháp chống bán phá giá;
Geneva năm 1973 – 1979 (Vòng Tokyo) về cắt giảm thuế quan, xoá bỏ rào cản p...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status