Tiểu luận Cơ sở của việc phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và các cấp ngân sách địa phương và thực trạng của hoạt động này - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Cơ sở của việc phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và các cấp ngân sách địa phương và thực trạng của hoạt động này



MỤC LỤC
A ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
I. Cơ sở lý luận phân chia nguồn thu giữa NSTW và các cấp NSĐP. 1
1. Khái niệm ngân sách nhà nước 1
2. Vai trò của Ngân sách Nhà nước 2
3. Thu ngân sách nhà nước 3
II. Cơ sở thực tiễn của việc phân chia nguồn thu giữa NSTW và các cấp NSĐP. 4
III. Cơ sở pháp lý của việc phân chia nguồn thu giữa NSTW và các cấp NSĐP. 6
IV. Thực trạng của hoạt động phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và các cấp ngân sách địa phương và hướng hoàn thiện các tồn tại. 7
1. Thực trạng và nhận xét. 7
2. Hướng hoàn thiện. 9
C KẾT LUẬN VẤN ĐỀ 10
PHỤ LỤC 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39443/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

tiện để duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước, vừa là công cụ để nhà nước thực hiện vai trò chỉ huy kinh tế- xã hội theo quy định của pháp luật.
Hai là, nhà nước là chủ thể và là chủ thể duy nhất của ngân sách nhà nước.
Chỉ có các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được huy động vào ngân
sách nhà nước và quyết định sử dụng ngân sách. Ngược lại, ngân sách nhà nước phản ánh toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước.
Ba là, phương pháp quản lí ngân sách nhà nước là theo dự toán và theo thời gian. Niên độ ngân sách nhà nước được quyết định trong một năm.
Ngân sách nhà nước gồm NSTW (sau đây viết tắt là NSTW) và Ngân sách địa phương (sau đây viết tắt là NSĐP). NSĐP bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Và NSTW là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương (1) Xem ân_sách_nhà_nước
1).
2. Vai trò của Ngân sách Nhà nước
Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Cần hiểu rằng, vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội.
Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội.
3. Thu ngân sách nhà nước
Xét về nội dung hình thái biểu hiện, ngân sách nhà nước bao gồm hai hình thái là thu ngân sách và chi ngân sách – kết quả của quá trình huy động và quá trình sử dụng tài chính. Trong đề tài nghiên cứu chúng tui tập trung nghiên cứu vào thu ngân sách .
Trước hết, thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước.
Thu ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân chia các nguồn tài chính quốc gia giữa nhà nước với các chủ thể trong xã hội. Đối tượng phân chia là nguồn tài chính quốc gia, kết quả do lao động sản xuất trong nước tạo ra được thể hiện dưới hình thức tiền tệ.
Về mặt nội dung, thu ngân sách nhà nước chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nảy sinh trong qua trình nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ của nhà nước.
Thu ngân sách nhà nước gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, thu nhập… Sự vận động của các phạm trù này vừa tác động đến sự tăng giảm mức thu, vừa đặt ra yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết của các công cụ thu ngân sách nhà nước.
Thu ngân sách nhà nước là các khoản thu của nhà nước được thực hiện
theo luật, pháp lệnh và chế độ thu do chính phủ hay cơ quan được ủy uyền quy định. Nó cũng bao gồm các khoản thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho chính phủ và các cơ quan nhà nước. Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; các khoản do nhà nước vay
để bù đắp bội chi được đưa vào cân đối ngân sách nhà nước.
Các khoản thu ngân sách nhà nước đều mang tính cưỡng bức, bắt buộc (trừ thu viện trợ). Bất kì một nhà nước nào cũng có quyền lập pháp. Do nhu cầu chi tiêu của mình, nhà nước đã sử dụng quyền đó để quy định hệ thống pháp luật tài chính và thuế khóa, bắt mọi pháp nhân và thể nhân phải nộp một phần thu nhập của mình cho nhà nước với tư cách là một chủ thể kinh tế thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Mọi đối tượng nộp thuế đều ý thực được nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhà nước, của quốc gia. Đồng thời, họ cũng ý thực được vai trò quan trọng của nhà nước trong quá trình sử dụng nguồn tài chính được giao phó.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Bao gồm các khoản thu mà NSTW hưởng 100% được quy định tại Khoản 1 Điều 30 luật NSNN 2002 , các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa NSTW và NSĐP được quy định tại Khoản 2 Điều 30 luật NSNN 2002 và các khoản thu mà NSĐP hưởng 100% được quy định tại Khoản 1 Điều 32 luật
NSNN 2002.
Vậy, cơ sở lý luận của việc phân chia nguồn thu giữa NSTW và các cấp NSĐP là từ sự ra đời của Nhà nước, việc quản lý nhà nước ở cấp Trung ương và các cấp địa phương, quyền hạn, trách nhiệm mà các cấp này phải thực hiện mà quy định cho thẩm quyền thu ngân sách cho Trung ương và địa phương; vì nhiệm vụ của mỗi cấp ngân sách là khác nhau: ngân sách trung ương phải nắm giữ các nguồn thu cơ bản quan trọng của đất nước để từ đó thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế và thực hiện những nhiệm vụ chi cần thiết để đảm cho sự phát triển chung của đất nước, đồng thời hỗ trợ kịp thời cho các địa phương thực hiện nhiệm vụ ngân sách của mình trong năm tài khóa, từ đó để hình thành cơ sở phân chia nguồn thu giữa NSTW và các cấp NSĐP.
II. Cơ sở thực tiễn của việc phân chia nguồn thu giữa NSTW và các cấp NSĐP.
Việc phân chia nguồn thu giữa NSTW và các cấp NSĐP còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương, và giữa trung ương với địa phương.
Như đã biết, hoạt động thu ngân sách nhà nước nhằm huy động một bộ phận giá trị sản phẩm xã hội, vì vậy hoạt động này luôn gắn chặt với thực trạng kinh tế của đất nước, với mức độ phát triển của nền kinh tế. Cơ sở chủ yếu của hoạt động thu ngân sách nhà nước là giá trị các sản phẩm hàng hóa dịch vụ được sáng tạo ra từ các khu vực kinh tế. Như vậy, chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội và chỉ số tăng trưởng kinh tế là những chỉ tiêu chủ yếu chi phối tỷ lệ giá trị sản phẩm xã hội mà Nhà nước có thể tập trung vào quỹ ngân sách nhà nước.
Điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương trên đất nước là có sự chênh lệch khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như yếu tố địa lý, con người, chính trị, văn hóa; có địa phương thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên, về điều kiện cơ sở hạ tầng được thừa hưởng để lại, có địa phương ở những khu vực xa xôi kém điều kiện phát triển kinh tế, luôn phải chịu nhiều thiên tai, địch họa……. . Do đó đặt ra một thực tế rằng ở những địa phương khác nhau thì số ngân sách thu được trên từng địa phương khác nhau cũng khác nhau và tỉ lệ phân chia nguồn thu điều tiết giữa NSĐP và NSTW khác nhau. Có thể đưa ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status