Ôn tập môn luật tố tụng hình sự - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae

ÔN TẬP MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Vấn đề I: Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng Hình sự.
I. Luật tố tụng Hình sự-Một ngành luật trong hệ thống pháp luật VN.
1. Khái nệm Luật tố tụng hình sự.
- Luật Tố tụng Hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
- Tố tụng hình sự là trình tự (quá trình) tiến hành giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án). Tố tụng hình sự bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng; người tiến hành tố tụng; người tham gia tố tụng; các cá nhân, cơ quan, tổ chức … góp phần giải quyết vụ án hình sự.
Quá trình tố tụng gồm các giai đoạn:
- Khởi tố vụ án hình sự: là giai đoạn đầu tiên của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không để ra quyết định khởi tố hay quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
- Điều tra vụ án hình sự: là một giai đoạn của tố tụng hình sự. Trong đó, cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật, tiến hành thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội;
- Truy tố là một giai đoạn của tố tụng hình sự. Trong đó, VKS tiến hành các hoạt động cần thiết để truy tố bị can trước toà án bằng bản cáo trạng hay ra những quyết định tố tụng khác nhằm giải quyết đúng đắn vụ án theo quy định của pháp luật;
- Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một giai đoạn của tố tụng hình sự. Trong đó, toà án tiến hành giải quyết và xử lý vụ án bằng việc ra bản án hay các quyết định cần thiết khác;
- Xét xử phúc thẩm là giai đoạn tiếp theo của tố tụng hình sự, trong đó Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hay xét lại quyết định sơ thẩm của Toà án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật;
- Thi hành án là một giai đoạn của tố tụng hình sự nhằm thực hiện bản án và quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật (hiện nay có quan điểm thi hành án không phải là một giai đoạn của tố tụng hình sự mà là một chuyên ngành độc lập nhưng theo quy định của BLTTHS 2003 thì THA vẫn được xem là một giai đoạn của TTHS);
- Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là một giai đoạn của TTHS. Trong đó, Toà án xét lại bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì có vi phạm pl nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án (giám đốc thẩm) hay có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hay quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án hay quyết định đó (tái thẩm).
2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của LTTHS.
Đối tượng điều chỉnh của LTTHS là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể khác nhau trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xát xử và thi hành án hình sự (VD:các cơ quan tiến hành tố tụng vs nhau or giữa cơ quan tiến hành tố tụng (Nhà nước) với người tham gia tố tụng (có thể là bị can, bị cáo… - chủ thể của tội phạm).
Phương pháp điều chỉnh của LTTHS là những cách thức mà nó dùng để tác động đến các quan hệ tố tụng hình sự. LTTHS Việt Nam có 2 phương pháp điều chỉnh đặc trưng đó là:
- Phương pháp quyền uy: thể hiện ở quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng với những người tham gia tố tụng. Các quyết định của cơ quan điều tra, VKS, TA có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức và mọi công dân (quyền uy không có nghĩa là CQĐT, VKS, TA muốn làm gì thì làm mà các cơ quan này phải thực hiện quyền lực của mình trong khuông khổ pháp luật). Phương pháp quyền uy còn thể hiện ở quyền lực của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng…
- Phương pháp phối hợp - chế ước: điều chỉnh mối quan hệ giữa CQĐT, VKS, TA. Các cơ quan này có nhiệm vụ phối hợp với nahu tiến hành các hoạt động của mình theo quy định của BLTTHS. Cơ quan này làm sai thì cơ quan khác có quyền phát hiện, tự mình sửa chữa hay đề nghị sửa chữa những sai lầm đó.
II. Nhiệm vụ của Luật tố tụng hình sự.
- Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức;
- Đấu tranh và phòng chống tội phạm;
- Giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
III. Các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng Hình sự.
1. Khái niệm, ý nghĩa.
Khái niệm: Các nguyên tắc cơ bản của LTTHS là những phương châm, những định hướng chi phối tất cả hay một số hoạt động tố tụng hình sự, được các văn bản pháp luật ghi nhận.
Ý nghĩa:
- Các nguyên tắc cơ bản của LTTHS góp phần vào việc đảm bảo cho quá trình tiến hành tố tụng được thực hiện một cách thống nhất;
- Các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự là cơ sở quan trọng cho việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi tham gia tố tụng HS;
- Góp phần vào việc động viên và tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tham gia vào việc đấu tranh, phòng chống tội phạm và dân chủ hoá quá trình tố tụng;
- Có ý nghĩa cho việc định hướng xây dựng pháp luật tố tụng hình sự.
2. Nội dung các nguyên tắc.
a. Những nguyên tắc đặc thù:
- Nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật (Điều 9 BLTTHS):
• Căn cứ pháp lý: Điều 72 Hiến Pháp năm 1992 (không ai bị coi là có tội và phái chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật) và Điều 9 BLTTHS 2003.
• Nội dung: Toà án là cơ quan nhà nước duy nhất có quyền ra bản án kết tội và áp dụng hình phạt đối với bị cáo khi có các căn cứ theoq uy định của pháp luật; Một người chỉ phải chịu hình phạt khi bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật; mọi nghi ngờ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đều phải được giải thích theo hướng có lợi cho bị can.
• Ý nghĩa: bảo vệ quyền và lợi ích chính của công dân; không hàm oan người vô tội; tôn trọng và đề cao quyền con người trong TTHS.


j0AgeZ886WQS2wo
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status