Một số kiến nghị thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân ở Việt Nam theo luật bảo hiểm y tế năm 2008 - pdf 13

Download miễn phí Khóa luận Một số kiến nghị thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân ở Việt Nam theo luật bảo hiểm y tế năm 2008



 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: 2
BẢO HIỂM Y TẾ VÀ THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN 2
1.1. Khái quát về bảo hiểm y tế 2
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm y tế 2
1.1.2. Ý nghĩa, vai trò của bảo hiểm y tế 6
1.2. BHYT toàn dân và kinh nghiệm ở một số quốc gia 8
1.2.1. Quan điểm về BHYT toàn dân 8
1.2.2. Kinh nghiệm về thực hiện BHYT toàn dân ở một số quốc gia 11
CHƯƠNG 2: 18
THỰC TRẠNG VỀ BHYT TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM 18
2.1. Quy định về BHYT toàn dân ở Việt Nam 18
2.1.1. Định hướng BHYT toàn dân ở Việt Nam 18
2.1.2. BHYT toàn dân theo quy định hiện hành của Việt Nam 21
2.2. Thực hiện lộ trình BHYT toàn dân ở Việt Nam thời gian qua 27
2.2.1. Những thành tựu đạt được 27
2.2.2. Những vấn đề còn tồn tại 34
CHƯƠNG 3: 45
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN BHYT TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM 45
3.1. Xác định cơ sở đảm bảo thực hiện lộ trình BHYT toàn dân ở Việt Nam 45
3.1.1. Cơ sở về kinh tế xã hội 45
3.1.2. Cơ sở về pháp luật 46
3.1.3. Cơ sở về nhận thức 47
3.2. Một số kiến nghị thực hiện lộ trình BHYT toàn dân theo Luật BHYT năm 2008 47
3.2.1. Ban hành các quy định hướng dẫn thực hiện 47
3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục Luật BHYT 50
3.2.3. Đầu tư cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt ở tuyến cơ sở 51
3.2.4. Phối hợp chỉ đạo thực hiện Luật BHYT giữa các cơ quan quản lý nhà nước về BHYT, các cơ quan, tổ chức có liên quan 52
3.2.5. Xây dựng kế hoạch thực hiện đảm bảo lộ trình cho các nhóm đối tượng năm 2012, năm 2014 52
LỜI KẾT: 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 56
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39451/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ng tham gia là 10.448 nghìn người trong đó học sinh, sinh viên chiếm tới 8.096 nghìn người, nhân dân chiếm 2.352 nghìn người.
Với những con số tham gia BHYT bắt buộc và tự nguyện như trên cho thấy cơ sở quy định BHYT toàn dân đã đến thời điểm chín muồi, Luật BHYT đã hoàn thiện một bước về đối tượng tham gia bằng việc xác định một hình thức tham gia BHYT duy nhất là bắt buộc.
Thứ ba, về lộ trình cụ thể cho từng nhóm đối tượng
Khi xây dựng Luật BHYT có nhiều quan điểm khác nhau về lộ trình thực hiện BHYT toàn dân. Có quan điểm cho rằng nên quy định bắt buộc toàn dân ngay, có quan điểm cho rằng nên thực hiện theo lộ trình tư 3-5 năm đảm bảo bao phủ toàn dân. Luật BHYT đã lựa chọn thực hiện lộ trình theo quan điểm thứ hai vì các lí do sau:
Một là, theo các công ước của ILO mà WHO thì BHYT được thực hiện theo 3 nguyên tắc cơ bản: tham gia trên cơ sở bắt buộc, đóng góp theo thu nhập, quyền lợi hưởng theo bệnh tật, ba nguyên tắc này được coi là kim chỉ nam cho các nước hoạch định chính sách về BHYT.
Hai là, thực tiễn kinh nghiệm quốc tế cho thấy không một nước nào thực hiện thành công BHYT toàn dân nếu dựa trên sự tham gia tự nguyện. Theo tổng kết của WHO trong số hơn 60 nước thực hiện cơ chế tài chính qua BHYT mới chỉ có 27 nước thực hiện BHYT toàn dân đạt mục tiêu. Như Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái lan và các nước Tây Âu… và các nước này đều theo hình thức BHYT bắt buộc còn BHYT tự nguyện chỉ là hình thức trong thời kì quá độ hay hình thức BHYT bổ sung để hưởng các quyền lợi cao hơn.
Ba là, chỉ có BHYT bắt buộc toàn dân mới đảm bảo được sự điều tiết, chia sẻ rủi ro bệnh tật theo cả chiều ngang (thời điểm) và chiều dọc (thời kỳ)- người tham gia BHYT sẽ phải đóng góp ngay từ khi còn trẻ khỏe để bản thân họ nhận được những khoản chi phí rất cao khi ốm đau lúc tuổi già. Đồng thời ngăn cản hiện tượng lựa chọn ngược trong BHYT. Từ đó, đảm bảo cho sự tồn tại của quỹ BHYT.
Bốn là, điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay chưa thể thực hiện ngay BHYT bắt buộc toàn dân. Theo kinh nghiệm của một số quốc gia để thực hiện BHYT toàn dân một cách thực sự thì GDP bình quân đầu người thường phải đạt từ 1500 USD/người/năm; trong khi GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2008 là 1000USD/người/năm, năm 2009 khoảng 1100USD. Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ sáu đã thông qua Nghị quyết về các chỉ tiêu kinh tế năm 2010 trong đó thu nhập bình quân đầu người là 1200USD/người/năm. Như vậy về mặt tài chính, chỉ số GDP như hiện nay thì sự đóng góp từ thu nhập của người dân cùng với sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cũng chưa đủ để thực hiện BHYT toàn dân ở Việt Nam. Mặt khác, khả năng tổ chức thực hiện của Nhà nước và khám chữa bệnh của hệ thống y tế chưa thể đáp ứng ngay được khối lượng tăng đột biến nếu toàn dân tham gia BHYT, bởi vì, cơ sở hạ tầng cũng như đội ngũ cán bộ của ta còn nhiều hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh đó, nhận thức về BHYT của người dân chưa đầy đủ, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao. Thực trạng kinh tế xã hội nêu trên, không dễ giải quyết một sớm một chiều mà cần có thời gian và kinh phí. Nếu quy định ngay việc tham gia BHYT bắt buộc toàn dân thì sẽ không đảm bảo được tính khả thi của Luật.
Năm là, các nhóm đối tượng có đặc thù riêng nên tham gia BHYT của mỗi nhóm là không giống nhau. Vì vậy, không thể bổ sung cùng một lúc tất cả các nhóm đối tượng còn thiếu mà phải có lộ trình. Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội, nhóm đối tượng nào có khả năng tham gia BHYT trước thì áp dụng lộ trình sớm hơn. Có như vậy, mục tiêu BHYT toàn dân mới nhanh chóng đạt được.
Từ những luận cứ lý luận và thực tiễn đó, việc thực hiện BHYT toàn dân đã được thể chế trong Luật BHYT bằng lộ trình với từng nhóm đối tượng. Theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT hiện hành phạm vi đối tượng tham gia bao gồm 24 nhóm đối tượng nhằm bao trọn toàn bộ dân chúng. Bên cạnh những đối tượng có tính “truyền thống” (những đối tượng thuộc diện tham gia bắt buộc như người lao động theo hợp đồng, công chức viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang, đối tượng chính sách...) Luật bổ sung các nhóm đối tượng với lộ trình bắt buộc vào các thời điểm khác nhau:
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân; người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; thân nhân của người có công với cách mạng; trẻ em dưới 6 tuổi; người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Những nhóm đối tượng trên sẽ thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc từ ngày luật bảo hiểm y tế có hiệu lực thi hành là ngày 01/07/2009.
- Học sinh, sinh viên. Đây là đối tượng “tiềm năng” thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc cho đối tượng này đã giúp cho khoảng 1/3 dân số có bảo hiểm y tế. Lộ trình thực hiện của đối tượng này là thời điểm 01/01/2010 .
- Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp. Hiện nay nông dân chiếm khoảng 56% dân số cả nước, trong đó có khoảng gần 60% đã được nhà nước mua BHYT dưới nhiều hình thức như: người nghèo, người có công, đối tượng trợ giúp xã hội…Thực tiễn nhiều năm thực hiện BHYT cho thấy khó khăn nhất vẫn là BHYT cho nông dân. Theo Luật BHYT nông dân sẽ là đối tượng bắt buộc từ ngày 01/01/2012.
- Thân nhân của người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật BHYT mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình; xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể. Những đối tượng này sẽ thực hiện BHYT bắt buộc từ ngày 01/01/2014 .
Đảm bảo tính khả thi cho việc thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân và quyền lợi của đối tượng tham gia, khoản 3 điều 50 luật BHYT những đối tượng nêu trên khi chưa thực hiện BHYT bắt buộc theo lộ trình thì có quyền tự nguyện tham gia theo quy định của Chính phủ. Còn những đối tượng mà trước đây quy định áp dụng bắt buộc thì nay vẫn tiếp tục thực hiện. Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 50 của Luật, đối tượng tham gia BHYT còn bao gồm “các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ”. Đây là một quy định mở sẽ kịp thời bổ sung đối tượng tham gia BHYT trong trường hợp Luật BHYT chưa quy định đầy đủ lộ trình thực hiện BHYT của những đối tượng này sẽ do Chính phủ quy định. Nhưng chậm nhất là ngày 01/01/2014 theo quy định tại điểm đ, khoản 2 Điều 51 Luật BHYT.
Cùng với việc xác định lộ trình, Luật BHYT cũng đảm bảo tính khả thi bằng việc xác định sự an toàn tài chính, đảm bảo cân đối thu chi, nâng cao chất lượng KCB. Vì vậy cũng quy định mức đóng góp của người dân với giới hạn tối đa là 6% tiền lương, tiền công tháng, tiền lương hưu, trợ cấp BHXH hay mức lương tối thiểu chung. Trong điều kiện cụ thể xác định mức đóng sao cho p...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status