Tiểu luận Bảo hiểm tiền gửi, thực tiễn áp dụng pháp luật tại các ngân hàng - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Bảo hiểm tiền gửi, thực tiễn áp dụng pháp luật tại các ngân hàng



MỤC LỤC
 
Lời mở đâu 1
1. Bảo hiểm tiền gửi và pháp luật bảo hiểm ở Việt Nam: 2
1.1.Mục đích, vai trò của BHTG: 2
1.2.Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam 3
2.Thực tiễn áp dụng pháp luật BHTG tại tại các ngân hàng thương mại 5
2.1.Những ưu điểm của pháp luật về BHTG 5
2.2. Những điểm cũn hạn chế trong phỏp luật về BHTG. 8
2.3 Nguyên nhân của thực trạng pháp luật và thực tiền thi hành pháp luật về BHTG ở Việt Nam. 11
3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại các Ngân Hàng Thương Mại 14
3.1. Những định hướng cơ bản 14
3.2. Những nội dung pháp luật cần hoàn thiện: 16
3.2.1. Mở rộng đối tượng BHTG và tổ chức tham gia BHTG: 17
3.2.2. Phân loại BHTG dựa trên mức độ rủi ro: 17
3.2.3. Bổ sung qui định về việc công khai thông tin và hoạt động của TCTD: 19
3.2.4. Làm rừ khỏi niệm “tiền gửi được bảo hiểm” của cá nhân tại các TCTD. 20
3.2.5. Bổ sung qui định cho phép tổ chức tham gia BHTG được thoả thuận với tổ chức BHTG nâng số tiền bảo hiểm trên mức tối đa theo qui định của pháp luật. 21
3.3. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN. 22
3.3.1. Cải tiến và tăng cường công tác kiểm tra. 22
3.3.2. Cải tiến công tác giám sát: 24
3.3.3. Tăng cường sự quản lý của nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về BHTG. 25
KẾT LUẬN 26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39458/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

tiền tệ quốc tế, tốc độ tăng dự trữ ngoại hối của nước ta thời gian trước năm 2006 là khoảng hơn 10%/năm và đến năm 2006 đạt mức 6341 triệu đụ la, gần gấp đụi mức dự trữ năm 2001. Tiền gửi ngoại tệ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số nguồn vốn huy động. Những năm qua chớnh sỏch mở cửa của Đảng và Nhà nước đó đi vào thực tế thực hiện và cú hiệu quả, cỏc cỏ nhõn nước ngoài đầu tư vào càng nhiều nguồn nhõn lực xuất khẩu lao động cũng gia tăng. Chớnh vỡ vậy tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ của cỏ nhõn trong nước và nước ngoài thường trỳ tại Việt Nam ngày một tăng cao. Tuy nhiờn hiện nay phỏp luật cho phộp cỏ nhõn gửi tiền bằng ngoại tệ tại cỏc ngõn hàng được phộp hoạt động ngoại hối, nhưng lại khụng qui định số tiền này sẽ được bảo hiểm. Điều này chưa hợp lý khi người dõn ngày càng cú điều kiện và nhu cầu muốn gửi tiền vào cỏc ngõn hàng.
Thứ hai, các quy định về mức phí BHTG:
Theo nghị định 89/1999/NĐ - CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành thì mức phí BHTG hiện nay ở nước ta là 0,15%/năm tính trên tổng số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG. Mức phí này được điều chỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của tổ chức BHTG và ý kiến cảu Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính. Các yếu tố để xác định mức phí BHTG và ý kiến của Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính. Các yếu tố để xác định mức phí BHTG ở các quốc gia trên thế giới phụ thuộc vào mức độ rủi ro của hoạt động ngân hàng, mức độ rủi ro của tổ chức tham gia BHTG. Theo thông lệ quốc tế, việc thu phí BHTG được thực hiện theo nguyên tắc: rủi ro càng cao thì mức phí càng cao và ngược lại. Hiện nay mức phí BHGT ở nước ta là 0,15%/năm, ưu điểm của mức phí này là mọi tổ chức tham gia BHTG đều phải đóng góp một mức phí như nhau nên nhu cầu đánh gía chính xác tình hình hoạt động tổ chức này là không cần thiết. Trước hết nó tạo ra tâm lý ỉ lại xét dưới góc độ quản lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tham gia BHTG, đồng thời không có tác dụng khuyến khích các ngân hàng thi đua hoạt động tốt, cạnh tranh lành mạnh để được áp dụng mức phí bảo hiểm thấp. Hơn nữa, với một mức phí bảo hiểm như nhau vô hình chung đã “đánh đồng” các tổ chức hoạt động tốt, độ an toàn cao với các tổ chức hoạt động kém hiêu quả và có độ rủi ro lớn. Mặt khác, nếu chỉ căn cứ vào một mức phí bảo hiểm chung, người gửi tiền sẽ khó có sự lựa chọn hay có ý thức thận trọng hơn trong việc giao dịch với ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Thứ ba, vấn đề xác định loại “tiền gửi là đối tượng được BHTG”:
Do khái niệm tiền gửi của cá nhân quy định trong luật các TCTD và Thông tư 03/2000/TT – NHNN của Ngân hàng Nhà nước không thống nhất và thiếu chặt chẽ, nên việc xử lý của các TCTD cũng không đồng bộ. Nhược điểm của định nghĩa tiền gửi được bảo hiểm theo phương pháp liệt kê là không thể dự liệu được hết các trường hợp phát sinh trong thực tế. Chẳng hạn tiền gửi tiết kiệm dưới mọi hình thức BHTG. Tuy nhiên, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bao gồm tiền gửi trên tài khoản của cá nhân vẫn là một khái niệm không thể định lượng được. Có thể kể ra ở đây một số tình huống điển hình làm minh chứng.
Tình huống thứ nhất, tiền gửi của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh có thuộc đối tượng đwocj bảo hiểm không? tiền thực tế, có hai trường hợp xử lý khác nhau.
Trường hợp thứ nhất, có TCTD hạch toán loại tiền gửi này vào tài khoản tiền gửi của cá nhân và như vậy loại tiền gửi này thuộc diện được bảo hiểm. Với các xử lý như trên, có lẽ các TCTD đã căn cứ vào tiêu chí sở hữu theo các quy định của pháp luật. Bởi vì tiền gửi ở các TCTD của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh thuộc phạm trù sở hữu của cá nhân.
Trường hợp thứ hai, co TCTD lại hoạch toán tiền gửi của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh vào tài khoản của tổ chức và không được bảo hiểm, rõ ràng là trường hợp này các TCTD đã dựa trên tiểu chí chủ thể. Mặc dù doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh không phải là tổ chức có tư cách phap nhân nhưng lại được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp. Và khi họ tham gia quan hệ tiền gửi ở các TCTD cũng như cấc quan hệ kinh tế khác thì không phải tư cách cá nhân mà là với tư cách doanh nghiệp(tổ chức). Theo pháp luật dân sự thì cá nhân thì được hiểu là một con người cụ thể, còn doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh lại là một tổ chức doanh nghiệp. Do đó, tiền gửi trên tài khoản của TCTD là tiền gửi của tổ chức và không thuộc đối tượng được bảo hiểm.
Rõ ràng là sự thiếu khoa học và thiếu thông nhất trong các quy định của pháp luật về các loại tiền gửi của cá nhân được bảo hiểm đã dẫn đến tình trạng xử lý thiếu đồng bộ của các TCTD nói trên. như vậy, cần thiết phải có các quy định cụ thể của pháp luật điều chỉnh vấn đề này, không nên dựa vào yếu tố sở hữu ma fnên căn cứ vào yếu tố chủ thể để xác định tiền gửi của công ty cổ phần (tư nhân), công ty trách nhiệm hữu hạn hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng thuộc sở hữu tư nhân và tiền gửi của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh ở các TCTD là thuộc tiều gửi của tổ chức, không thuộc tiền gửi của cá nhân và không thuộc diên được bảo hiểm.
Tình huống thứ hai, các khoản tiền ký quỹ của cá nhân tại TCTD có thuộc đối tượng BHTG không?
Hiện naym hầu hết cac TCTD đều không coi tiền ký quỹ của cá nhân thuộc đối tượng được bảo hiểm, vì cho rằng vấn đề ký quỹ thuộc quan hệ dân sự và do pháp luật dân sự điều chỉnh, tiền ký quỹ không thuộc phạm trù tiền gửi. Tuy vậy, đối với tiền ký quỹ, các quy định của Bộ luật dân sự (điều 365) chỉ quy định về khía cạnh liên quan đến bảo đảm thực thiện nghĩa vụ dân sự, vì vậy, cần thiết phải quy định tiền gửi ký quỹ của cá nhân tại TCTD cũng là loạt tiền gửi được bảo hiểm. Hiện nay trên thực tế, hâu hết các TCTD đều không coi tiền gửi ký quỹ của cá nhân thuộc đối tượng được BHTG. đây là một bất hợp khý trong quy định của pháp luật, ảnh hưởng trực tiệp đến quyền lợi của người gửi tiền.
Tình huống thứ ba, tiền gửi của đồng chủ tài khoản, là cá nhân ở các TCTD có thuộc đối tượng BHTG không?
Thực tiễn khi gặp trường hợp đồng chủ tài khoản, trong đó có bên đồng chủ tài khoản là cá nhân thì có TCTD bóc tách khoản tiền của cá nhân để cho hưởng bảo hiểm, có trường hợp ATCTD coi đây là tiền gửi của tổ chức và không cho hưởng bảo hiểm. ở các trường hợp nà các TCTD đã lúng tong vì không có sự hướng dẫn cụ thể và rõ ràng từ phía các cơ quan có thẩm quyền trong quản lý Nhà Nước về tiền tệ. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào nguyên tắc chung là: Tiền gửi của cá nhân được bảo hiểm thì dù là cá nhân trong trường hợp đồng chủ tài khoản vẫn phải được bóc tách để hưởng BHTG. Tất nhiên là tài khoản đó có đồng chủ tài khoản là tổ chức, còn nếu tất cả đồng chủ tài k...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status