Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi trong nước ở Việt Nam hiện nay - pdf 13

Download miễn phí Luận văn Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi trong nước ở Việt Nam hiện nay



Vấn đề lợi dụng việc cho, nhận con nuôi nhằm mục đích trục lợi, thì tỉnh Hà Nam được coi là một tỉnh điển hình. Khi phát hiện ra hiện tượng lợi dụng những quy định về nuôi con nuôi để nhằm giải quyết chế độ chính sách cho con nuôi người có công với cách mạng, gia đình chính sách, ngày 16/6/2008 Sở Tư pháp Hà Nam đã có Công văn số 205/STP-HCBTTP xin ý kiến Bộ Tư pháp giải quyết việc đối tượng chính sách nhận nuôi con nuôi. Ngày 23/7/2008 Bộ Tư pháp có Công văn số 2306/BTP-HCTP với nội dung “ nếu xác định được những trường hợp nhận con nuôi là nhằm mục đích trục lợi, không phù hợp với các nguyên tắc của Luật Hôn nhân và gia đình, thì đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện thu hồi và huỷ bỏ các quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với những trường hợp nuôi con nuôi đó ”. Ngày 11/8/2008 Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã có Công văn số 1150/UBND-NC chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam tiến hành kiểm tra, rà soát tất cả các hồ sơ nuôi con nuôi của người có công và thương bệnh binh đã thực hiện từ năm 1990 đến nay để xử lý các trường hợp không đúng quy định. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam, Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam đã phố hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam xây dựng kế hoạch liên ngành số 275/KHLN/TP-LĐTB&XH để triển khai Công văn 1150/UBND-NC của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam đã phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố thành lập đoàn kiểm tra, thành phần gồm cán bộ Sở Tư pháp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, cán bộ phòng Lao động Thương binh và Xã hội, cán bộ phòng tư pháp các huyện, thành phố. Đoàn kiểm tra do lãnh đạo Sở Tư pháp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội trực tiếp chỉ đạo.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39853/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

c năng, khi gây án, Thích đổi tên là Thành, Lắc đổi tên là Nguyệt. Sau khi lừa được chị Lệ, Thích và Lắc đã bàn bạc với người cần mua trẻ con để đem cháu Mạnh đi.
Thấy chị Lệ đòi khoảng 20 triệu đồng tiền bồi dưỡng và muốn được biết mặt, nhà cửa người sẽ nuôi dưỡng con mình, các đối tượng đã tìm cách lừa chị xuống Hà Tây xem nhà người nhận nuôi dưỡng và nhận tiền.
Cơ quan điều tra - Công an tỉnh Hoà Bình đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hà Thị Lắc và Đặng Đình Thích về tội mua bán trẻ em [56].
Từ vụ án nêu trên cần rút ra bài học cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, muốn cho con đi làm con nuôi cần đến chính quyền địa phương tìm hiểu về thủ tục cho, nhận con nuôi theo quy định của pháp luật, tránh bị kẻ xấu lợi dụng. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về nuôi con nuôi trong nước cho người dân, kịp thời ngăn chặn hoạt động của bọn tội phạm.
Một trường hợp nữa liên quan đến việc nhận nuôi con nuôi để bán: Cục cảnh sát điều tra tội phạm trật tự xã hội (C14) Bộ công an đã bắt quả tang một đối tượng có dấu hiệu buôn bán trẻ sơ sinh. Đối tượng tên là Bình thường trú ở Hà Nội bế một trẻ sơ sinh từ xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh ra Nghệ An. Bình khai nhận đã tham gia vào một đường dây buôn bán trẻ sơ sinh ở các địa phương thuộc hai tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An để đưa lên biên giới Trung Quốc.
Thủ đoạn của đường dây này là lợi dụng hoàn cảnh cơ nhỡ của các cô gái lỡ mang bầu ngoài ý muốn, tìm cách tiếp cận dùng lời lẽ cảm thông rồi đưa cho các cô một ít tiền gọi là tiền “mắc võng”. Số tiền này được dùng để trang trải cuộc sống hai mẹ con cho đến ngày sinh nở. Đến ngày sinh, chúng xuất hiện và đưa con đi với lời hứa là nhận cháu về làm con nuôi.
Trước đó, công an cũng đã bắt đối tượng Lê Thị Hiền (còn gọi là Hiền Đức), 48 tuổi, quê ở huyện Hương Sơn, trú tại thành phố Hà Tĩnh đang bế một trẻ sơ sinh rời xóm 4, xã Thạch Bằng. Đối tượng Lê Thị Hiền là một mắt xích môi giới, giới thiệu mua bán trẻ sơ sinh trên địa bàn Hà Tĩnh [54].
Thứ ba, lợi dụng việc nuôi con nuôi nhằm mục đích trục lợi
Theo Báo cáo về tình hình đăng ký nuôi con nuôi trong nước của Sở Tư pháp tỉnh Bến Tre năm 2006, thì tại địa bàn tỉnh Bến Tre nảy sinh hiện tượng công dân Việt Nam trước khi kết hôn với người nước ngoài đã tiến hành làm thủ tục đăng ký nhận nuôi nhiều trẻ với mục đích để đưa những đứa trẻ này đi xuất cảnh.
Theo báo cáo sơ kết việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi của Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp, thì tại một số tỉnh như Hà Nam, Hưng Yên, Quảng Nam, có nhiều trường hợp thương binh, vợ liệt sĩ nhận nuôi con nuôi, sau khi làm thủ tục nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật, người con nuôi xin thay đổi họ theo họ của cha nuôi với mục đích nhằm hưởng các quyền lợi của con thương binh hay con liệt sĩ, nhất là các trường hợp đang dự tuyển vào đại học, trung học hay trường dạy nghề.
Vấn đề lợi dụng việc cho, nhận con nuôi nhằm mục đích trục lợi, thì tỉnh Hà Nam được coi là một tỉnh điển hình. Khi phát hiện ra hiện tượng lợi dụng những quy định về nuôi con nuôi để nhằm giải quyết chế độ chính sách cho con nuôi người có công với cách mạng, gia đình chính sách, ngày 16/6/2008 Sở Tư pháp Hà Nam đã có Công văn số 205/STP-HCBTTP xin ý kiến Bộ Tư pháp giải quyết việc đối tượng chính sách nhận nuôi con nuôi. Ngày 23/7/2008 Bộ Tư pháp có Công văn số 2306/BTP-HCTP với nội dung “…nếu xác định được những trường hợp nhận con nuôi là nhằm mục đích trục lợi, không phù hợp với các nguyên tắc của Luật Hôn nhân và gia đình, thì đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện thu hồi và huỷ bỏ các quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với những trường hợp nuôi con nuôi đó…”. Ngày 11/8/2008 Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã có Công văn số 1150/UBND-NC chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam tiến hành kiểm tra, rà soát tất cả các hồ sơ nuôi con nuôi của người có công và thương bệnh binh đã thực hiện từ năm 1990 đến nay để xử lý các trường hợp không đúng quy định. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam, Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam đã phố hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam xây dựng kế hoạch liên ngành số 275/KHLN/TP-LĐTB&XH để triển khai Công văn 1150/UBND-NC của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam đã phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố thành lập đoàn kiểm tra, thành phần gồm cán bộ Sở Tư pháp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, cán bộ phòng Lao động Thương binh và Xã hội, cán bộ phòng tư pháp các huyện, thành phố. Đoàn kiểm tra do lãnh đạo Sở Tư pháp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội trực tiếp chỉ đạo.
Kết quả kiểm tra tại tỉnh Hà Nam từ năm 2003 đến tháng 6 năm 2008 đã phát hiện 79/291 trường hợp làm thủ tục nhận nuôi con nuôi nhằm mục đích cho con nuôi được hưởng chế độ chính sách của nhà nước.
Căn cứ Điều 78 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam đã đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành Quyết định huỷ bỏ, giao Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã thu hồi các Quyết định công nhận nuôi con nuôi không đúng quy định của pháp luật do Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp trước đây.
Sau khi ban hành các quyết định trên, dư luận quần chúng nhân dân cũng như các cơ quan liên quan như Toà án, Sở Giáo dục, Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoàn toàn đồng tình ủng hộ. Hiện tại, Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam chưa nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo nào của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Qua đợt kiểm tra, rà soát và xử lý trên, ngày 25/02/2009 Sở Tư pháp và Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam đã ban hành Kế hoạch Liên ngành số 69/KHLN/TP-LĐTB&XH phối hợp giải quyết các hồ sơ người có công nhận con nuôi, quy định cụ thể cơ chế, nội dung phối hợp giữa hai ngành ở cả 3 cấp xã, huyện, tỉnh.
Tại Mục c, khoản 2, điều 27 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, quy định trước khi đăng ký việc nuôi con nuôi, cán bộ tư pháp hộ tịch phải kiểm tra xác minh kỹ một số nội dung, trong đó có mục đích nhận con nuôi. Quy định này rất khó thực hiện, vì “mục đích” là ý thức chủ quan, nằm trong tư tưởng nên không thể kiểm tra được, khi nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền tất cả các công dân đều có lý do chính đáng, phù hợp với quy định của pháp luật. Phần lớn các trường hợp chỉ có thể kiểm tra việc nuôi con nuôi có đúng mục đích hay không sau khi đã có quyết định nuôi con nuôi, hình thành quan hệ cha, mẹ, con giữa người nuôi và con nuôi.
2.2.2. Trong chấp hành pháp luật về nuôi con nuôi trong nước
Chấp hành (thi hành) pháp luật về nuôi con nuôi trong nước là một hình thức thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi trong nước, trong đó đòi hỏi các chủ thể thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status