Tiểu luận Ttrách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Ttrách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác



MỤC LỤC
trang
LỜI MỞ ĐẦU . 1
NỘI DUNG . 3
1. Những vấn đề chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong dân sự
1.1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiêt hại.
1.2. Các quy định của BLDS trong việc bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dư, nhân phẩm, uy tín.
2. Các yêu cầu trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
2.1. Phải có thiệt hại thực tế xảy ra
2.2. Phải có hành vi trái pháp luật
2.3. Phải có lỗi của người gây thiệt hại
2.4. Mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật
3. Các hình thức và mức độ bồi thường
4. Bồi thường thiêt hại có mối quan hệ chặt chẽ
với lợi ích công bằng xã hội
5. Thực trạng áp dụng pháp luật về BTTH do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín trong những năm qua
6. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và áp dụng pháp luật
7. Ý nghĩa của việc bồi thương thiệt hại
KẾT LUẬN 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 20
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39713/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Nghĩa với những đặc điểm của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước là sự đa dạng, phức tạp của các quan hệ xã hội đó. Do đó nhà nước phải đảm bảo cho đời sống xã hội co tính tổ chức cao và ổn định. Để đáp ứng yêu cầu đó, hàng loạt những văn bản pháp lật được ban hành như bộ luật lao động, luật hình sự, đặc biệt BLDS được Quốc Hội khóa 9 kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28-10-1995 và có hiệu lực từ ngày 1-7-1996, với sự kế thừa truyền thống pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kì. BLDS quy định: "quyền nhân thân trong quan hệ dân sự do pháp luật quy định được tôn trọng và bảo vệ". Điều 25 BLDS cũng khẳng định: Khi quyền nhân thân của người đó bị xâm phạm thì người đó có quyền :
1. Tự mình cải chính
2. Yêu cầu người vi phạm hay yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai.
3.Yêu cầu người vi phạm hay yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Để bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của tập thể, lợi ích của cá nhân, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi có hành vi xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, pháp luật dân sự nói chung và BLDS nói riêng quy định trách nhiệm về bồi thường thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm pháp luật gây ra, việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại như là một phương tiện pháp lý được nhà nước sử dụng để bảo vệ các quyền và lợi ích của các chủ thể và nhằm giáo dục người gây thiệt hại nói riêng và mọi công dân trong xã hội nói chung về ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng lợi ích, quyền nhân thân của người khác. Nó xuất phát từ yêu cầu thiết thực và cấp bách nhất của xã hội. Đòi hỏi ấy phải đảm bảo sự bình đẳng, công bằng, chính xác, hợp lý và hiệu quả.
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG LUẬT DÂN SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiêt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một trong những chế định ra đời từ rất sớm trong pháp luật dân sự. Qua những thời kì lịch sử khác nhau và ở những nước khác nhau, chế định này đều được quy định một cách tương đối cụ thể về cách thức bồi thường, thiệt hại phải bồi thường cũng như mức độ bồi thường. Tuy nhiên pháp luật và tập quán các nước đều ghi nhận một nguyên tắc chung nhất đó là: "người gây ra thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại".
Bồi thường thiệt hại (BTTH) là một chế định quan trọng của BLDS là cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho các chủ thể. BTTH là một trong những quan hệ dân sự, bao giờ nó cũng gắn liền với quyền, lợi ích chính đáng của những chủ thể nhất định, nhằm bảo vệ họ trong quan hệ xã hội, nó là một hình thức trách nhiệm dân sự để buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải bù đắp những tổn thất về vật chất cũng như tinh thần cho bên bị vi phạm.
Nhà nước ta luôn bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân về danh dự, tính mạng, sức khỏe, uy tín cho mọi công dân: "Mọi hành động xâm phạm lợi ích, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể của công dân đều bị xử lý theo pháp luật". hay tại chương 1 Phần thứ nhất về những quy định chung của BLDS trong các nguyên tắc của luật dân sự. Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của nhà nước, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 2). Nguyên tắc tôn trọng bảo vệ quyền nhân thân...
Trong thực tế hoạt động xã hội, ngày càng nhiều các hiện tượng xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Nếu thiếu đi nghĩa vụ BTTH thì nhà nước không thể bảo vệ một cách chính đáng độ an toàn pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và các chủ thể khác khi tham gia vào các quan hệ dân sự.
Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng và cơ bản của luật dân sự. Do vậy không chỉ ngày nay mà từ thời xa xưa ông cha ta đã chú ý đến và có nhiều quy định về BTTH khi gây ra thiệt hại như Bộ Hoàng Việt Luật Lệ của triều Nguyễn, Bộ Quốc Triều Hình Luật của nhà Lê... Khi nghiên cứu pháp luật cổ Việt Nam, chúng ta thấy các chế định về trách nhiệm dân sự được quy định rất sơ sài, tản mạn và gần như không có sự phân biệt giữa trách nhiệm dân sự (TNDS) và trách nhiệm hình sự (TNHS). Pháp luật không chú trọng vào việc quy định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Tuy nhiên cùng với TNHS, một số bộ luật cũng đã quy định về khoản tiền bồi thường cho người bị hại. Ví dụ trong cổ luật cũng đặt ra sự BTTH về phương diện tinh thần như trong bộ luật Hồng Đức vấn đề này đã được quy định trong một số trường hợp đặc biệt, mặc dù danh từ BTTH về tinh thần chưa được biết tới - tại Điều 472 quy định đối với các vụ đánh quan chức bị thương thì ngoài tiền đền thương tổn còn phải đến tiền tạ. Nhưng còn đối với dân thường thì không có quy định nào nói về việc BTTH do xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự...về tinh thần. Đây cũng chính là sự bất bình đẳng trong chế độ cũ. Như vậy, mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng trong cổ luật đã chấp nhận sự BTTH, có thể thiệt hại là vật chất nhưng cũng có thể thiệt hại là tinh thần hay cũng có thể do sự vi phạm pháp luật...
Dưới thời pháp thuộc, do tiếp thu được phần nào sự tiến bộ của nền khoa học pháp lý phương Tây nên trách nhiệm dân sự TNDS đã được tách khỏi trách nhiệm hình sự TNHS. Được thể hiện rõ trong Điều 761 Hoàng Việt Trung Kỳ hộ Luật, đó là: người nào làm bất cứ việc gì gây thiệt hại cho người khác do lỗi của mình đều phải bồi thường thiệt hại.
Qua một số quy định trong luật cổ của Việt Nam, thấy rằng TNBTTH về dân sự tuy chưa được tồn tại một cách độc lập, song những quy định cụ thể này đã khẳng định TNBTTH về dân sự nay gọi là TNDS đã được hình thành từ lâu đời. Những quy định này được pháp luật hiện đại Việt Nam kế thừa và phát triển thành chế định trách nhiệm bồi thường dân sự độc lập như hiện nay. Theo pháp luật hiện đại thì TNDS nói chung được hiểu: "Việc bắt buộc phải sửa chữa một thiệt hại do không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vu dân sự". Ngoài ra, TNDS còn được hiểu theo nghĩa rộng đó là: việc phải gánh chịu hậu quả bất lợi về những việc đã làm hay làm không đúng. Sự gánh chịu hậu quả bất lợi này chính là sự phản ứng của nhà nước đối với hành vi trái pháp luật gây hậu quả xấu.
Như vậy, TNDS nói chung cũng như TNBTTH theo pháp luật dân sự hiện đại ngoài những nét chung của trách nhiệm pháp lý, còn có những điểm riêng đó là luôn được phân biệt thành hai loại cơ bản đó là trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng. Thực tiễn đời thường cho thấy, hầu hết các hành vi trái pháp luật của cá nhân dưới nhiều hình thức khác nhau có thể đem lại những thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín hay về tài sản cho người khác. Đây chính là những căn c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status