Mất đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và hậu quả trong tương lai - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Mất đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và hậu quả trong tương lai



MỤC LỤC
I. PHẦN MỞĐẦU 2
1. Tính cấp thiết của đềtài 2
2. Mục đích, nhiệm vụ 3
2.1 Mục đích 3
2.2 Nhiệm vụ 3
3. Phương pháp nghiên cứu 4
3.1 Phương pháp luận 4
3.2 Phương pháp nghiên cứu cụthể 4
4. Thao tác hóa khái niệm 5
II. PHẦN NỘI DUNG 6
1.Thực trạng mất đất nông nghiệp ởnước ta 6
1.1 Thực trạng thu hồi đất nông nghiệpphục vụcông nghiệp hóa, 7
hiện đại hóa
1.2 Thực trạng công tác đền bùcho người dân mấtđất nông nghiệp7
1.3 Thực trạng sửdụng đất nông nghiệp đã bịthu hồi 12
1.4 Thực trạng giải quyết việc làm cho người dân bịmất đất nông nghiệp14
2. Hậu quảcủa mất đất nông nghiệp 17
2.1 Vấn đềan ninh lương thực 17
2.1 Vấn đềthiếu việc làm của người dân bịmất đất nông nghiệp 19
III. PHẦN KẾT LUẬN 21
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông
lâm nghiệp. (theo Bộ Tài nguyên và môi trường).
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ
sợi và sản phảm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn
nuôi đàn gia súc.
5Như vậy đất nông nghiệp là đất để phục vụ quá trình sản xuất lương thực,
thực phẩm, thức ăn chăn nuôi gia súc, tơ sợi và những sản phẩm mong muốn khác
bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi đàn gia súc.
CHƯƠNG 2
PHẦN NỘI DUNG
1.Thực trạng mất đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay:
1.1 Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp phục vụ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa:
Đất nông nghiệp ở đồng bằng nước ta là những vùng đất màu mỡ và trù phú.
Từ những vùng đất ấy, người nông dân có thể tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp
để nuôi sống con người. Tuy nhiên hiện nay, những vùng đất có độ phì nhiêu cao
đang bị mất dần đi thay vào đó là các công trình xây dựng, các khu đô thị, khu công
nghiệp, sân golf…
Theo bà Hoàng Thị Vân Anh (Tổng cục quản lý đất đai): “Trong những năm
qua dẫu rằng diện tích đất nông nghiệp của chúng ta không ngừng tăng lên, nhưng
chủ yếu là tăng ở các vùng trung du và miền núi. Đối với vùng đồng bằng, nơi tập
trung đất nông nghiệp màu mỡ nhất (thậm chí được coi là vựa lúa) lại có xu hướng
giảm. Nếu như năm 2005, diện tích đất nông nghiệp của Đông Nam Bộ là hơn 1,96
triệu ha thì đến năm 2008 chỉ còn hơn 1,94 triệu ha. Tương tự ở vùng Đồng bằng
sông Cửu Long từ hơn 3,44 triệu ha (năm 2005) giảm xuống còn hơn 3,43 triệu ha
(năm 2008). Đối với vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian đó, đất nông
nghiệp đã giảm từ 0,96 triệu ha xuống còn 0,95 triệu ha”.
Theo báo cáo trên, ta có thể thấy rằng diện tích đất nông nghiệp ở các vùng
đồng bằng của nước ta đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Từ năm 2005 đến
6năm 2008 (trong vòng 3 năm) nhưng diện tích đất nông nghiệp của Đông Nam Bộ
đã giảm 20000 ha, đồng bằng sông Cửu Long giảm 10000 ha, đồng bằng sông
Hồng giảm 10000 ha. Đó quả thật là những con số không nhỏ. Những diện tích đất
nông nghiệp ấy, nếu được tạo dùng để sản xuất nông nghiệp thì chắc chắn chúng ta
có thể nuôi sống được rất nhiều người trong xã hội.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2000-2007, tổng
diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trong cả nước là gần 500000 ha, chiếm khoảng
5% đất nông nghiệp đang sử dụng. Như vậy, bình quân mỗi năm nông dân phải
nhường 74000 ha đất nông nghiệp cho việc phát triển các khu công nghiệp, đô thị,
và kết cấu hạ tầng. Các vùng kinh tế trọng điểm có diện tích đất bị thu hồi chiếm
khoảng 50% diện tích đất bị thu hồi trong cả nước. Chỉ tính riêng năm 2007, diện
tích gieo cấy lúa đã giảm 125000 ha, trong tổng số 336000 ha đất trồng lúa đã bị
thu hồi. Điều đáng nói là đất nông nghiệp bị thu hồi có xu hướng năm sau luôn tăng
hơn năm trước.
Theo Giáo sư, tiến sỹ Vũ Tuyên Hoàng: “Phần đất canh tác bị chuyển đổi
lại là những vùng đất tốt. Như diện tích đất trồng trọt màu mỡ ven quốc lộ 5 cũng
bị đổ cát xây dựng các khu công nghiệp”.
Tiến sỹ Cao Vĩnh Hải (Viện nghiên cứu Hỗ trợ nông thôn- IRARD) đưa ra
con số đáng để chúng ta suy ngẫm: “Việt Nam là nước có diện tích đất trung bình
thế giới nhưng xét về mặt bình quân đất nông nghiệp thì đứng thứ 159”.
Một điều đáng buồn hơn nữa là đất bị thu hồi lại chính là những vùng đất
thuộc diện màu mỡ, hằng năm mang lại một khoản thu nhập không nhỏ cho người
nông dân: “Xã Tiền Phong –Mê Linh- Vĩnh Phúc có 562 ha đất nông nghiệp nhưng
đã hiến để làm công nghiệp tới 257 ha. Người dân trồng hoa 1 sào thu tới 20 triệu
đồng/năm, hành tây thu 15 triệu đồng và mướp đắng thu 10 triệu đồng. Theo tiến sỹ
7Cao Vĩnh Hải tính toán ở Tiền Phong 1 ha đất nông nghiệp có thể thu 270- 500
triệu đồng/năm”. (Nông dân mất đất- Câu chuyện đến hồi gay cấn!- Mai Xuân
Nghiên- nongnghiep.vn 11/03/2008)
Hầu hết người dân khi được hỏi về việc thu hồi đất nông nghiệp họ đều
không muốn mất đất. Họ cho rằng việc mất đất nông nghiệp như là cái “hạn” của
người dân. Họ còn tỏ thái độ bức xúc với cán bộ địa phương khi có dự án lấy đất
nông nghiệp ở xã. Một nông dân đã đặt câu hỏi:
“Tại sao đất nông nghiệp nhiều nơi chỉ làm ra 1 triệu đồng/năm, dân chán
ruộng, sản xuất kém hiệu quả lại không thu hồi mà đi thu hồi 1 sào đất nông nghiệp
làm ra 10 triệu đồng/năm. Chúng tui bầu ông làm trưởng thôn, ông phải làm gì cho
dân chứ. Không chúng tui sẽ không cho họ lấy đất đâu”.
Hiện nay, có thực trạng đất nông nghiệp bị thu hồi để làm đường thì cũng là
lúc hàng ngàn ha đất nông nghiệp hai bên đường sẽ được thu hồi để trả các nhà đầu
tư xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị. Một trong số những dự án ấy chúng ta
không thể không kể tới Quốc lộ 5B (nối Hà Nội với Hải Phòng qua Hưng Yên, Hải
Dương). Đây là con đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam. Nhưng để có con
đường hiện đại ấy, thì diện tích đất bị thu hồi để làm quốc lộ 5B là 1000 ha. Diện
tích đất nông nghiệp bị thu hồi làm khu công nghiệp, khu đô thị khoảng 4000 ha
(nguồn: “Thu ít thì vui, thu hết lại hoảng…”, Vũ Minh, Báo nongnghiep.vn
16/3/2009).
Có thể nói, diện tích đất nông nghiệp của nước ta đang ngày càng suy giảm.
Đặc biệt, những dự án lấy đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu
đô thị,… đều tập trung ở những vùng đất màu mỡ của nước ta. Khi mà dân số nước
ta đang tăng lên, diện tích đất nông nghiệp lại có xu hướng giảm theo hằng năm,
điều này tất yếu sẽ gây ra hậu quả không tốt cho xã hội. Khi mà chúng ta còn rất
8nhiều diện tích đất ở trung du và miền núi thì các nhà quản lý không hướng các dự
án lên đó. Còn những vùng đất màu mỡ ở đồng bằng lại luôn vào trong tầm ngắm
của các nhà đầu tư nhằm xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị… Những mảnh
đất màu mỡ ấy một khi đã bị lấy đi thì không thể quay trở lại thành đất nông nghiệp
được nữa.
1.2 Thực trạng công tác đền bù cho người dân mất đất nông nghiệp
Việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước ở Việt Nam hiện vẫn còn nhiều bất cập. Trong đó, chúng ta không thể
không nhắc tới việc bồi thường, hỗ trợ cho người dân khi nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp. Mặc dù đã có luật về bồi thường cho người dân khi bị thu hồi đất
nông nghiệp nhưng sự bất hợp lý trong vấn đề này cho thấy ở nhiều nơi chính
quyền địa phương đã không làm đúng như những gì trong luật. Đó là tình trạng
chính quyền địa phương lạm dụng làm cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp với
dân để ăn chia chênh lệch thời gian sử dụng đất, diện tích đất cho thuê.
Nghiên cứu “Tranh chấp, khiếu kiện đất đai – một biểu hiện của xung
đột xã hội nông thôn trong những năm đổi mới” (nghiên cứu trường hợp tỉnh
Hà Tây) của tác giả Phan Văn Tân được tiến hành năm 2003 đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status