Đánh giá một số nhân tố tác động đến chi tiêu hộ gia đình - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Đánh giá một số nhân tố tác động đến chi tiêu hộ gia đình



MỤC LỤC
Trang
Chương I. Phần mở đầu 1
I. Giới thiệu chung 1
II. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 1
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2
ChươngII: Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3
I. Mô tả dữ liệu. 3
1. Biến số phụ thuộc. 3
2. Các biến số độc lập 4
2.1. Mô tả sơ bộ ảnh hưởng của nhóm yếu tố thuộc về hộ gia đình 5
2.2 .Mô tả sơ bộ ảnh hưởng của nhóm yếu tố thuộc về xã hội 13
3. Xác định ý nghĩa thống kê của các mô tả và các kiểm định dùng cho phân tích 17
3.1. Ý nghĩa thống kê của các mô tả từ bảng CROSSTAB 17
3.2. Các kiểm định dùng cho phân tích 20
II. Ước lượng mô hình hồi quy 23
1. Giả thiết cho mô hình 23
1.1. Thống kê biến 23
1.2. Định nghĩa các biến sử dụng trong mô hình 23
2. Mô hình hồi quy và phân tích các kết quả 24
2.1. Mô hình 24
2.2. Kiểm định mô hình hồi quy 29
Chương III: Kết luận 31
Tài liệu tham khảo 33
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

1: Phân phối chi tiêu cho luơng thực thực phẩm
Nguồn:Khảo sát mức sống dân cư Việt nam 1997-1998.
Từ đồ thị trên ta thấy phân phối của chi tiêu rất lệch, do đó để tiện cho việc hồi quy có kết quả tốt, thay vì sử dụng biến chi tiêu cho lương thực thực phẩm làm biến phụ thuộc chuyên đề đã dùng biến log_food - logarit cơ số 10 của biến chi tiêu cho lương thực thực phẩm - để chạy trong mô hình hồi quy. Khi đó ta có một chỉ tiêu phân phối chi tiêu mới được xem là khá chuẩn.
Hình 2: Phân phối chi tiêu cho lương thực thực phẩm đã được chuẩn hoá
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư Việt nam 1997-1998.
2. Các biến số độc lập
Việc chi tiêu cho nhu cầu hàng ngày trong đó có lương thực thực phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố . Có thể chia thành hai nhóm chính
+Nhóm yếu tố thuộc về hộ gia đình: tuổi của chủ hộ(age), giới tính của chủ hộ(sex), số năm đi học của chủ hộ(educyr98), bằng cấp cao nhất của chủ hộ(comped98), quy mô hộ(hhsize), hộ nông nghiệp/phi nông nghiệp(farm)...
+Nhóm yếu tố thuộc về xã hội: thành thị/nông thôn(urban98), vùng cư trú(reg7)...
Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu ảnh hưởng của từng biến số này tới biến số phụ thuộc.
Để thuận lợi cho việc trình bày các kết quả mô tả ảnh hưởng của nhóm biến số độc lập tới biến số phụ thuộc, chuyên đề đã đưa ra một biến số mới (food1) biểu thị khoảng tứ phân vị về chi tiêu cho lương thực thực phẩm, được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 1: Mô tả tứ phân vị về chi tiêu cho lương thực thực phẩm
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư Việt nam 1997-1998
1-Mức chi cho lương thực thực phẩm thấp hơn hay bằng 4595 nghìn đồng
2-Mức chi cho lương thực thực phẩm từ 45954 đến 6308 nghìn đồng
3-Mức chi cho lương thực thực phẩm từ 6309 đến 8660 nghìn đồng
4-Mức chi cho lương thực thực phẩm trên 8660 nghìn đồng
2.1. Mô tả sơ bộ ảnh hưởng của nhóm yếu tố thuộc về hộ gia đình
2.1.1 .Nhóm tuổi của chủ hộ
Bảng 2: Tứ phân vị về chi tiêu cho lương thực thực phẩm * Nhóm tuổi của chủ hộ
Crosstabulation
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư Việt nam 1997-1998.
Tỷ lệ chi tiêu cho lương thực thực phẩm xét theo nhóm tuổi của chủ hộ (Bảng 2) cho ta những nhận xét sơ bộ khá quan trọng về đặc điểm của các nhóm chi tiêu cho lương thực thực phẩm theo nhóm tuổi của chủ hộ:
- Phần lớn chủ hộ được nghiên cứu nằm trong nhóm tuổi từ 30-39 tuổi chiếm tỷ lệ 26.8%. Sự chênh lệch tỷ lệ theo hàng thuộc nhóm này có thể thấy là không lớn lắm, tương ứng với các tỷ lệ 24.9%, 30.5%, 27.6%, 24.2% là các nhóm có mức chi tiêu cho lương thực thực phẩm dưới 4595 nghìn dồng, từ 4596 đến 6308 nghìn đồng, từ 6309 đến 8660 nghìn đồng, trên 8661 nghìn đồng.
- Mặt khác, trong 100% số hộ có mức chi tiêu cho lương thực thực phẩm trên 8661 nghìn đồng được nghiên cứu có chủ hộ nhóm tuổi từ 40-49 chiếm tỷ lệ là 31.2%, nhưng đây là nhóm có tỷ lệ chi tiêu cho cao nhất với con số là 37.7%.
Tất cả các tác động này đều có ý nghĩa về mặt thống kê (giá trị P-value là 0.000), vì vậy không phải do ngẫu nhiên.
Một ấn tượng khác cũng được rút ra là nhóm chủ hộ dưới 20 tuổi có tỷ lệ vô cùng nhỏ so với mẫu được nghiên cứu và cũng rất tự nhiên đây là nhóm có mức chi cho lương thực thực phẩm thấp nhất . Xét theo % dòng, nhóm tuổi này có mức chi cho lương thực thực phẩm với tỷ lệ 0.1%. Điều này xác nhận một thực tế là trên thực tế đa số lứa tuổi này còn đang sống phụ thuộc vào gia đình nên không phải quan tâm nhiều đến vấn đề chi tiêu cho nhu cầu lương thực thực phẩm của bản thân và gia đình.
ở độ tuổi trên 70 mức chi cho lương thực thực phẩm cũng rất thấp theo tỉ lệ 7.9% ta cũng dễ dàng nhận xét là do chủ hộ đã cao tuổi ít còn vướng bận đến những lo toan cho chi phí hàng ngày của gia đình nữa.
2.1.2. Giới tính của chủ hộ
Tệp số liệu được sử dụng trong bài viết gồm có 5999 hộ gia đình, trong dó có 72,9% số chủ hộ là nam giới, 27.1% số chủ hộ là nữ giới. Khi xét trong nhóm chi tiêu cho lương thực thực phẩm thấp nhất chiếm 21.1%
Liệu có phải rằng trong chi tiêu người phụ nữ bao giờ cũng tiết kiệm hơn nam giới?
Bảng 3: Tứ phân vị về chi tiêu cho lương thực thực phẩm * Giới tính của chủ hộ
Crosstabulation
Nam 2 - Nữ
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư Việt nam 1997-1998.
2.1.3.Bằng cấp và số năm đi học của chủ hộ
Minh chứng cho ý nghĩa trình độ học vấn của chủ hộ được thể hiện ở Bảng 4. Khi chủ hộ có bằng cấp càng cao thì tỷ lệ % rơi vào nhóm chi cho lương thực thực phẩm càng giảm.Ban đầu , chủ hộ không có bằng cấp có tỷ lệ chi cho lương thực thực phẩm là 9.4 %,sau đó tăng lên đối với chủ hộ có trình độ văn hoá cấp I có tỷ lệ chi là 27.6% và xuống thấp với chủ hộ có trình độ văn hoá cấp II là 21.8%, cấp III là 20.5%, chứng chỉ dạy nghề là 5.2%, trung học chuyên nghiệp là 6.7%, cao đẳng hay đại học là 3.4%.
Đồng thời nếu xét theo tỷ lệ dòng, chủ hộ có bằng cấp càng cao thì có tỷ lệ chi cho lương thực, thực phẩm càng tăng, cụ thể đối vối chủ hộ có bằng cao đẳng hay đại học có mức chi thứ nhất 0.8%, mức chi thứ hai 1.3%, mức chi thứ ba 3.5%, mức chi thứ tư 7.9% . Phân tích này cũng phù hợp với thực tế là việc quan tâm đến chi tiêu cho lương thực thực phẩm của các hộ có trình độ học vấn cao không chỉ đơn thuần là số lượng nữa. Có thể thấy đây là một kết luận mang tính lôgic và hợp lý khá cao, một lần nữa khẳng định quy mô chọn mẫu là hoàn toàn dựa trên những cơ sở đúng đắn.
Bảng 4: Tứ phân vị chi tiêu cho lương thực thực phẩm * Bằng cấp cao nhất chủ hộ
Crosstabulation
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư Việt nam 1997-1998.
Để xem mức độ ảnh hưởng một cách cụ thể hơn nữa ta xét đến số năm đi học của chủ hộ qua Bảng 5 dưới đây.
Bảng 5: Mô tả số năm học của chủ hộ theo tứ phân vị về chi tiêu cho lương thực thực phẩm.
Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư Việt nam 1997-1998.
Số năm đi học của chủ hộ theo bảng cho thấy không có sự thay đổi lớn theo tứ phân vị về chi tiêu, nhóm 1 chủ hộ có khuynh hướng học 5.5 năm, nhóm 2 là 7.1 năm, nhóm 3 là 7.5 năm, nhóm 4 là 8.1 năm. Mặc dù trình độ học vấn của chủ hộ có sự ảnh hưởng rõ rệt đến mức chi tiêu cho lương thực thực phẩm nhưng nếu xét số năm đi học của chủ hộ lại không dẫn đến sự chênh lệch về chi tiêu . Điều này dẫn đến một gợi ý hay là giáo dục không đảm bảo chất lượng hay không tập trung vào làm tăng thu nhập một cách rõ ràng , hay là thị trường lao động chưa hoạt động một cách trôi chảy triệt để để thấy rằng số năm đi học nhiều hơn sẽ có được thành quả tốt hơn.
2.1.4. Số người trong hộ (quy mô hộ)
Theo kết quả được mô tả ở Bảng 7 chúng ta rút ra một số kết luận như sau:
Số người trong hộ tăng dần kể từ nhóm chi cho lương thực thực phẩm thấp nhất đến hộ chi cho lương thực thực phẩm nhiều nhất. Nếu trung bình 1 hộ thuộc nhóm chi ít nhất là 3.33 người thì 1 hộ chi cho giáo dục nhiều nhất là 5.86 người. Để kết luận chính xác vấn đề này cần được xem xét thêm nhiều yếu tố nữa như v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status