Tổ chức dạy học dự án một số kiến thức thuộc phần Từ trường và Cảm ứng điện từ - Học phần Điện và Từ đại cương cho sinh viên ngành kỹ thuật trường Đại học Giao thông - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Tổ chức dạy học dự án một số kiến thức thuộc phần Từ trường và Cảm ứng điện từ - Học phần Điện và Từ đại cương cho sinh viên ngành kỹ thuật trường Đại học Giao thông

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới với sự
phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật hiện đại, những thành tựu của nó gần
như được áp dụng ngay lập tức vào tất cả các lĩnh vực, là động lực thúc đẩy sự phát
triển mạnh mẽ về mọi mặt của đời sống xã hội. Để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày
càng cao của xã hội, đòi hỏi con người không ngừng học hỏi, nâng cao tri thức và
kỹ năng của mình. Sứ mệnh đó đã đặt lên vai ngành giáo dục một trọng trách lớn
lao: đào tạo con người đáp ứng yêu cầu xã hội ngày càng phát triển.
Giáo dục hiện đại đang đứng trước yêu cầu và thách thức lớn lao của xã hội
hiện đại. Trong trường đại học, việc học tập của sinh viên không thể là thụ động
tiếp thu bài giảng của giảng viên mà phải là sự tham gia tích cực vào các hoạt động
học tập, độc lập sáng tạo, tích cực tham gia các hoạt động tập thể để có thể tham gia
vào các hoạt động sản xuất và xã hội sau này. Việc dạy của giảng viên không chỉ là
cung cấp kiến thức, mà phải tạo cho sinh viên có cơ hội tham gia khám phá thế giới
thực, phân tích và giải quyết vấn đề. Kết quả cần rèn luyện cho sinh viên là tính
năng động cá nhân, tư duy sáng tạo, năng lực thực hành giỏi, khả năng hợp tác, khả
năng giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đặt ra.
Thời gian qua, giáo dục nước ta đã và đang thực hiện những thay đổi trong
toàn bộ quá trình dạy học: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức
thực hiện, đánh giá. Việc đổi mới phương pháp nhằm phát triển con người toàn diện
hơn, đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoà nhập vào
sự tiến bộ chung của khu vực và trên thế giới. Điều đó đã được khẳng định trong
luật giáo dục, điều 28.2 Luật giáo dục ghi rõ: “…Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[9]; đối với giáo dục đại

MỤC LỤC
Trang phụbìa
Lời Thank
Mục lục
Danh mục các chữviết tắt
MỞ ĐẦU.1
Chương 1: CƠSỞLÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC DỰÁN
1.1. Bản chất của hoạt động dạy học.10
1.1.1. Bản chất của hoạt động học .10
1.1.2. Bản chất của hoạt động dạy .16
1.1.3. Sựtương tác trong hệdạy - học .16
1.1.4. Bản chất của hoạt động dạy học ở đại học.17
1.2. Bản chất của hoạt động dạy học Vật lý.18
1.3. Dạy học dựán (DHDA) .21
1.3.1. Bản chất dạy học dựán .21
1.3.2. Các giai đoạn thực hiện dạy học dựán .25
1.3.3. Các loại dựán .34
1.3.4. Các dạng sản phẩm và thực hiện nhiệm vụ.35
1.3.5. Vai trò của người học khi thực hiện dựán .37
1.3.6. Vai trò định hướng của giáo viên trong dạy học dựán .37
1.3.7. Đánh giá dựán .38
1.3.8. Ý nghĩa của dạy học dựán.43
1.3.9. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo dựán .44
Chương 2: TỔCHỨC DẠY HỌC DỰÁN MỘT SỐNỘI DUNG KIẾN
THỨC PHẦN “TỪTRƯỜNG VÀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ”-
HỌC PHẦN ĐIỆN VÀ TỪ ĐẠI CƯƠNG
2.1. Nội dung kiến thức khoa học phần “Từtrường và Cảm ứng điện từ”.46
2.2. Phân tích nội dung kiến thức phần “Từtrường và Cảm ứng điện từ” .55
2.3. Điều tra dạy học kiến thức phần “Từtrường và Cảm ứng điện từ”.63
2.3.1. Mục đích điều tra .63
2.3.2. Phương pháp điều tra .63
2.3.3. Kết quả điều tra.64
2.3.4. Đềxuất biện pháp khắc phục khó khăn .65
2.4. Vận dụng dạy học dựán đểtổchức dạy học nội dung kiến thức phần
“Từtrường và Cảm ứng điện từ” .66
2.4.1. Bộcâu hỏi định hướng.66
2.4.2. Hướng dẫn thực hiện mạng sơ đồtưduy.68
2.4.3. Tổchức cho sinh viên thực hiện dựán .72
2.5. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nắm vững kiến thức và tính tích cực, tự
chủcủa học sinh trong học tập một sốkiến thức phần “Từtrường và Cảm
ứng điện từ” .77
2.5.1. Tiêu chí đánh giá chất lượng nắm vững kiến thức .77
2.5.2. Tiêu chí đánh giá tính tích cực, chủ động của sinh viên.89
2.5.3. Công cụ đánh giá chất lượng thực hiện dựán và sản phẩm dựán của
sinh viên .90
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯPHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm.96
3.2. Đối tượng thực nghiệm.96
3.3. Thời gian thực nghiệm .96
3.4. Những khó khăn gặp phải khi tiến hành thực nghiệm sưphạm.96
3.5. Phương pháp thực nghiệm.98
3.6. Tổchức thực nghiệm.99
3.7. Phân tích kết quảthực nghiệm.102
3.8. Kiểm tra, đánh giá chất lượng nắm vững kiến thức của sinh viên .115
KẾT LUẬN .122
TÀI LIỆU THAM KHẢO.124
PHỤLỤC
DANH M

Cảm ứng điện từ để phục vụ cho sự phát triển của nhân loại, chế tạo ra các thiết bị,
máy móc từ đơn giản, thô sơ cho đến tinh vi, hiện đại. Các thành tựu này đáp ứng
nhu cầu con người trong mọi lĩnh vực đời sống.
- Cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, giải trí: đầu đọc đĩa từ, ghita điện, bếp từ,
radio, màn hình tivi CRT,..
- Các ngành kỹ thuật: máy phát điện, động cơ điện, cảm biến, rơ le điện từ,..
- Các ứng dụng trong y học: chụp ảnh cắt lớp cộng hưởng từ hạt nhân, kính hiển
vi điện tử,..
- Các ứng dụng trong vô tuyến và thông tin liên lạc: mạch dao động LC, điện
thoại di động, ti vi…
- Các ứng dụng phục vụ nghiên cứu khoa học: máy gia tốc, betatron,…
- Các ứng dụng trong giao thông vận tải: tàu điện, xe điện nâng bằng từ, hãm từ,
hệ thống kiểm tra và theo dõi loại từ điện trong ôtô, xe máy…
Và nhiều ứng dụng quan trọng khác trong sản xuất nông nghiệp (dùng nam châm
để phân loại các hạt cỏ dại và hạt giống), trong công nghiệp luyện kim…
Như vậy, việc tìm hiểu kiến thức về Từ trường và Cảm ứng điện từ có vai trò hết
sức quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại, trong mọi lĩnh vực, ngành nghề.
Vì vậy sinh viên không thể trả lời câu hỏi này chỉ bằng một mệnh đề, một câu trả lời
duy nhất đúng mà phải xem xét từng khía cạnh cụ thể của nó.
* Câu hỏi bài học:
1. Trong giao thông vận tải, con người đã ứng dụng những kiến thức Từ
trường và cảm ứng điện từ để chế tạo ra các thiết bị máy móc gì?
2. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của các thiết bị máy móc đó như thế
nào?
Câu hỏi này đã hướng sinh viên vào ngành mình đang học - lĩnh vực giao
thông vận tải và yêu cầu sinh viên phải nắm được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động
của các ứng dụng đó. Để trả lời câu hỏi này đòi hỏi sinh viên phải nắm vững các
kiến thức liên quan đến Từ trường và Cảm ứng điện từ như: khái niệm tương tác từ,
dòng điện, cảm ứng từ, cường độ từ trường, lực từ, momen từ, năng lượng từ
trường, hiện tượng cảm ứng điện từ, định luật Lenz, định luật Faraday, hiện tượng
tự cảm, hiện tượng hỗ cảm,…Các yêu cầu về kiến thức cơ bản sẽ hướng sinh viên
đến những bài học về Từ trường và Cảm ứng điện từ.
2.4.2. Hướng dẫn sinh viên thực hiện mạng sơ đồ tư duy
Trước khi sinh viên tiến hành thực hiện các nhiệm vụ học tập, giảng viên
hướng dẫn sinh viên thực hiện mạng sơ đồ tư duy để phát triển nội dung kiến thức
và đi vào trọng tâm nội dung bài học, mở rộng các lĩnh vực ứng dụng của nội dung
kiến thức. Từ đó, sinh viên xây dựng được các dự án học tập hiệu quả.
Để thực hiện mạng sơ đồ tư duy, các nhóm sinh viên (sau khi đã chia nhóm)
cần tiến hành như sau:
1) Để các ý tưởng của các thành viên phát triển tự do, tôn trọng ý kiến của
các thành viên khác trong nhóm, không phê phán mà chỉ khuyến khích phát triển
các ý tưởng
2) Kết hợp các ý tưởng của các thành viên trong nhóm
3) Các thành viên thảo luận, đặt câu hỏi để phát triển các ý tưởng
4) Cử một thành viên trong nhóm ghi lại tất cả các ý tưởng
5) Khi không có ý tưởng nào mới nữa, ta tiến hành lập sơ đồ tư duy
Trên cơ sở việc sinh viên tìm hiểu nội dung kiến thức “Từ trường và cảm
ứng điện từ” (tìm hiểu thông qua giáo trình, sách báo, tạp chí khoa học, giảng
viên,…), sau đó dựa vào Câu hỏi khái quát và Câu hỏi bài học mà giảng viên đưa
ra, sinh viên tiến hành lập sơ đồ tư duy. Để việc học tập đạt hiệu quả, giảng viên
hướng dẫn sinh viên cần chú ý những điểm sau:
1. Tìm hiểu thật sâu và rộng về các nội dung kiến thức liên quan đến Từ
trường và cảm ứng điện từ, trước hết là tự đọc giáo trình Vật lý đại cương (giáo
trình dành cho sinh viên ngành kỹ thuật-hệ chính quy trường ĐHGTVT) trên cơ sở
định hướng của giảng viên, sau đó tìm hiểu thêm thông qua các bài báo, tạp chí, các
giáo trình chuyên ngành, internet,…
2. Trong quá trình tìm hiểu nội dung kiến thức, cần chú ý đến các ứng dụng
của kiến thức vào trong các lĩnh vực của đời sống: cuộc sống hằng ngày, khoa học
kỹ thuật, các loại máy móc thiết bị điện từ,..
3. Sau khi đã có một cách nhìn tổng quan về nội dung kiến thức và các ứng
dụng của kiến thức, các thành viên trong nhóm ngồi lại thảo luận với nhau, cùng
nhau góp ý phát triển ý tưởng và lập mạng sơ đồ tư duy cho dự án học tập của mình
Mạng sơ đồ tư duy cho phần nội dung kiến thức “Từ trường và Cảm ứng điện từ”
(hình 2.2, hình 2.3):


sn1d06TM679WmGa
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status