Tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp nhà nước về xây dựng - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp nhà nước về xây dựng



 
 
MỤC LỤC
Mở đầu Trang
1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài 5
2 Mục đích nghiên cứu 6
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4 Phương pháp nghiên cứu 7
5 Kết cấu luận văn 7
 
CHƯƠNG I
Một số vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán và kiểm toán nội bộ
1.1 Một số vấn đề chung về kiểm toán 8
1.2.1 Khái niệm kiểm toán 8
1.1.2 Chức năng của kiểm toán 10
1.1.3 Đối tượng của kiểm toán 11
1.1.4 Phân loại kiểm toán 15
1.1.4.1 Phân loại kiểm toán theo mục đích của kiểm toán 15
1.1.4.2 Một số cách phân loại khác 17
1.1.5 Khái quát chuẩn mực quốc tế về kiểm toán và chứng thực 18
1.1.5.1 Hiệp hội kế toán quốc tế 18
1.1.5.2 Cơ cấu hệ thống chuẩn mực của ban chuẩn mực chứng thực và kiểm toán quốc tế 20
1.2 Một số khái niệm về kiểm toán nội bộ 21
1.2.1 Sự hình thành và phát triển của kiểm toán nội bộ 21
1.2.2 Khái niệm kiểm toán nội bộ 22
1.2.3 Mục đích, yêu cầu của kiểm toán nội bộ 23
1.2.4 Chức năng của kiểm toán nội bộ 23
1.2.5 Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ 24
1.2.6 Quyền hạn của kiểm toán nội bộ 27
1.2.7 Vị trí, ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán nội bộ 27
1.2.8 Các chuẩn mực nghề nghiệp đối với kiểm toán nội bộ 29
1.2.8.1 Tuân thủ các chuẩn mực đạo đức 29
1.2.8.2 Kiến thức, kỹ năng, kỷ luật 29
1.2.8.3 Quan hệ cá nhân, trao đổi ý kiến 30
1.2.8.4 Học tập không ngừng 30
1.2.8.5 Thận trọng nghề nghiệp 31
1.2.9 Tổ chức hệ thống kiểm toán nội bộ 32
1.2.9.1 Nguyên tắc, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ 32
1.2.9.2 Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ 34
1.2.9.3 Tuyển chọn, huấn luyện và phát triển đội ngũ kiểm toán viên nội bộ 39
1.2.9.4 Quy trình một cuộc kiểm toán nội bộ 44
1.2.10 Kinh nghiệm tổ chức kiểm toán nội bộ trên thế giới. 51
1.2.11 Chuẩn mực nghề nghiệp đối với kiểm toán nội bộ tại Hoa Kỳ. 52
1.2.12 Những đặc điểm của quá trình đầu tư xây dựng ảnh hưởng đến kiểm toán nội bộ 57
1.2.13 Những đặc trưng cơ bản của quá trình kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng 59
CHƯƠNG II
Thực trạng kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp nhà nước về xây dựng
2.1 Thực trạng thực hiện kiểm toán nội bộ ở Việt Nam hiện nay 61
2.1.1 Thực trạng hoạt động kiểm toán nội bộ 61
2.1.2 Một số mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 62
 
2.2 Sự cần thiết phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế phát triển của nền kinh tế 72
2.2.1 Xu hướng hội nhập nền kinh tế quốc dân 72
2.2.2 Những yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong xu hướng mới 74
2.2.3 Các văn bản, chế định liên quan đến việc tổ chức hoạt động của kiểm toán nội bộ tại Việt Nam 76
2.3 Nhận xét về thực trạng thực hiện công tác kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng 84
CHƯƠNG III
Tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam
3.1 Các tiêu chuẩn để thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ 88
3.1.1 Quy mô của doanh nghiệp 88
3.1.2 Phạm vi hoạt động hay sự phân tán về địa lý 89
3.1.3 Mức độ phân cấp quản lý trong đơn vị 90
3.1.4 Năng lực trình độ của nhân viên 90
3.1.5 Các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp 91
3.1.6 Các tiêu chuẩn khác 91
3.2 Các nguyên tắc về tổ chức bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động của kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp xây dựng 92
3.2.1 Nguyên tắc tuân thủ pháp luật 92
3.2.2 Nguyên tắc hoạt động độc lập 94
3.2.3 Nguyên tắc phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động của đơn vị 95
3.2.4 Nguyên tắc hiệu quả trong hoạt động kiểm toán nội bộ 97
3.3 Tổ chức kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp xây dựng 98
3.3.1 Xây dựng mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ 98
3.3.2 Hình thức phân cấp hoạt động và quy chế hoạt động cho bộ phận kiểm toán nội bộ 108
3.3.3 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và mối liên hệ trong hệ thống của kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty xây dựng 111
3.3.3.1 Chức năng của bộ máy kiểm toán nội bộ trong Tổng công ty xây dựng. 111
3.3.3.2 Quyền hạn của kiểm toán nội bộ trong tổng công ty xây dựng 112
3.3.3.3 Nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán nội bộ trong Tổng công ty xây dựng 114
3.3.3.4 Phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ trong Tổng công ty xây dựng 115
3.3.3.5 Xây dựng các mối liên hệ trong hệ thống kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty xây dựng Việt Nam 116
3.3.4 Nội dung, trình tự và phương pháp kiểm toán của bộ phận kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp xây dựng 121
3.3.4.1 Nội dung công việc của kiểm toán nội bộ 121
3.3.4.2 Trình tự các bước công việc của một cuộc kiểm toán nội bộ 124
3.4 Một số giải pháp để phát triển kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước nói chung và trong các doanh nghiệp xây dựng nói riêng 130
3.4.1 Về phía Nhà nước 131
3.4.2 Về phía các doanh nghiệp 136
3.4.3 Về phía các doanh nghiệp xây dựng 139
Kết luận 143
Tài liệu tham khảo
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

ược sử dụng để đảm bảo an toàn cho các tài sản để tránh các mất mát khác nhau như ăn trộm hay hỏa hoạn....
Mặt khác, kiểm toán viên nội bộ cần có những kiến nghị cho nhà quản lý để phòng ngừa các hành vi bất hợp pháp xâm phạm tài sản của đơn vị, tổ chức.
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là một trong những nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ, xem xét hệ thống kế toán hoạt động có hiệu quả và bảo đảm độ tin cậy hay không, đồng thời qua đó đưa ra các kiến nghị cũng như các giải pháp để hoàn thiện hệ thống đó.
Thứ năm: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và hiệu quả hoạt động của các nguồn lực.
Kiểm toán viên nội bộ phải đánh giá chất lượng thực hiện các nhiệm vụ được giao. Việc thực hiện này liên quan đến các nhóm hay các nhân viên của đơn vị. ở đây kiểm toán nội bộ không chỉ quan tâm tới việc các nhóm hay các nhân viên thực hiện công việc của họ có mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp hay không? Do các công việc (đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật) rất đa dạng trong một tổ chức kinh tế nên để hoàn thành được nhiệm vụ trên, bộ phận kiểm toán phải tuyển chọn được những người có trình độ nghiệp vụ tương xứng.
Thứ sáu: Thẩm tra các thủ tục kiểm soát để xác định tính thích hợp và ưu việt của nó. Kiểm tra tính hiệu quả và tính pháp lý của quy chế kiểm soát nội bộ, đồng thời có kiến nghị hoàn thiện các quy chế này.
Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ đồng thời kiểm toán nội bộ phải thực hiện việc giám sát thực hiện các quy chế kiểm soát nội bộ đã đề ra, qua đó phát hiện những điểm chưa hợp lý để tham gia hoàn thiện chúng.
Mục đích của việc thẩm tra tính thích hợp của kiểm toán nội bộ để khẳng định rằng hệ thống kiểm toán nội bộ vận hành đều đặn và có hiệu quả, đáp ứng mọi mục tiêu đã định trước. Việc thẩm tra sẽ phơi bày mọi hành vi gian lận, không bình thường và gây lãng phí với bản chất lặp đi lặp lại nhằm ngăn chặn và giảm thiểu chúng.
Thứ bảy: Các nhiệm vụ đặc biệt khác.
Ngoài các nhiệm vụ chính trên, kiểm toán nội bộ có thể được giao bất cứ nhiệm vụ gì mà có ích cho Ban Giám đốc chẳng hạn như: điều tra về cá nhân, thay mặt cho Ban giám đốc hay giám sát trong các thoả thuận, tham gia vào các chương trình đào tạo đơn vị.
Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ trên, kiểm toán nội bộ có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ kế toánvà các cán bộ nghiệp vụ khác có liên quan, đề xuất các quyết định quản lý, xử lý về tài chính kế toán và các nội dung xử lý khác.
Quyền hạn của kiểm toán nội bộ
Được quyền yêu cầu cung cấp tài liệu và thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ. Trường hợp cần thiết có quyền yêu cầu sự hỗ trợ về chuyên môn và nhân sự của các bộ phận chức năng.
Kiến nghị mang tính chất xây dựng đối với các cấp lãnh đạo, các bộ phận trong doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả các mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh và công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Có quyền bảo lưu ý kiến có liên quan đến kết quả kiểm toán.
Vị trí, ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán nội bộ.
Xét về vị trí của kiểm toán nội bộ trong cơ cấu tổ chức: Trong sơ đồ quản lý doanh nghiệp, trách nhiệm và nhiệm vụ càng lớn thì vị trí càng cao. Do tính chất đặc thù của hoạt động kiểm toán, đảm bảo tính khách quan trong công việc, bộ phận kiểm toán nội bộ cần được tổ chức độc lập với các bộ phận quản lý và điều hành kinh doanh trong doanh nghiệp và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của (Tổng) Giám đốc hay HĐQT của doanh nghiệp.
ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán nội bộ:
Kiểm toán nội bộ là một hoạt động nội kiểm sinh ra từ nhu cầu quản lý, nên trước hết hoạt động này có ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với các nhà quản lý. Thực vậy, kể từ khi chính thức ra đời đến nay có sự lớn mạnh nhanh chóng trong việc áp dụng kiểm toán nội bộ vào công việc quản trị Doanh nghiệp. Các đơn vị kinh tế cơ sở phát hiện ra rằng hệ thống kiểm toán nội bộ là phương tiện quản lý hiệu quả và ngày nay nó đã tìm được chỗ đứng vững chắc trong các cơ quan Chính phủ, các đơn vị sản xuất kinh doanh lớn nhỏ trên toàn cầu.
Đối với các kiểm toán viên độc lập: Họ thừa nhận kiểm toán nội bộ là công cụ quản lý hiệu quả và là sự bổ sung cần thiết cho công việc ngoại kiểm nên luôn khuyến khích khách hàng của mình thiết lập hệ thống kiểm toán nội bộ.
Trong hệ thống kiểm tra tài chính Nhà nước, hệ thống kiểm toán nội bộ trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và các tổ chức kinh tế Nhà nước giữ vai trò hết sức quan trọng. Do kiểm toán nội bộ được đặt tại các đơn vị cơ sở nên giúp sớm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các hành vi tiêu cực, gian lận trong quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế, tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý; hoàn thiện và đổi mới phong cách làm việc tại các cơ quan, đơn vị.
Về mặt lý thuyết, kiểm toán nội bộ là lực lượng độc lập trong đơn vị được lập ra để kiểm tra và đánh giá những hoạt động của đơn vị và các thành viên khác trong đơn vị đó. Trong những đơn vị nhỏ, chức năng kiểm toán nội bộ thuộc về một phần của vai trò quản lý và được người chủ sở hữu hay người quản lý trực tiếp thực hiện. Tuy nhiên, các hoạt động cụ thể tại các đơn vị rất đa dạng và phức tạp, hệ thống kiểm tra đã thiết lập từ trước khó đem lại cho ông chủ và các nhà quản lý cấp cao cái nhìn quán xuyến đối với hoạt động đã và đang diễn ra. Những quy tắc định ra có được tuân thủ hay không? Tài sản có được bảo vệ nguyên vẹn hay không? Công nhân viên làm việc có hiệu năng không? Những câu trả lời này phải giao cho một người hay một số người chịu trách nhiệm kiểm tra và đánh giá các hoạt động, sau đó báo cáo lại cho chủ sở hữu hay người quản lý. Kiểm toán viên nội bộ là người đảm nhận công việc này.
Tóm lại kiểm toán nội bộ hoạt động đúng với chức năng của mình sẽ có ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với Doanh nghiệp mà trước hết là cho những nhà quản lý.
Các chuẩn mực nghề nghiệp đối với kiểm toán nội bộ.
Tuân thủ các chuẩn mực đạo đức
Kiểm toán viên nội bộ phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
Kiểm toán viên phải là người trung thực và có lương tâm nghề nghiệp, trong sáng, công minh và không được phép để cho những định kiến thiên lệch lấn át tính khách quan trong quá trình kiểm toán.
Kiểm toán viên phải có thái độ vô tư, không bị những lợi ích vật chất chi phối.
Kiểm toán viên phải tự điều chỉnh cho phù hợp với uy tín của ngành nghề, uy tính bản thân của công ty, phải kiềm chế những cá tính có thể làm hại cho uy tín nghề nghiệp.
Kiểm toán viên phải có đức tính thận trọng, chu đáo trong tiến hành kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên không được đưa ra kết luận hay quyết định thiếu căn cứ hay bằng chứng không rõ ràng. Luôn luôn p...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status