Chức năng cú pháp của một số vai nghĩa trong câu tiếng Việt - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Chức năng cú pháp của một số vai nghĩa trong câu tiếng Việt



Khi đóng vai trò là bổngữtrong câu, tham tốcách thường có các vịtrí khác
nhau: vịtrí trước vịtừhạt nhân, vịtrí sau vịtừhạt nhân và vịtrí sau các bổngữkhác. Tuy
nhiên, so với trường hợp bổngữcách đứng sau vịtừthì trường hợp bổngữphương
thức xuất hiện ởvịtrí trước vịtừcũng có tần sốkhá cao và khá phổbiến. Trong ngữliệu
khảo sát của chúng tôi, vịtrí bổngữcách xuất hiện trước vịtừcó 124 trường hợp,
chiếm 39% trong số318 ngữliệu vềchức năng bổngữcủa vai cách. Ví dụ:
(75) Thằng Dần ton ton chạyra núp vào sau mẹ. [84: 145]
(76) Nó tong tả chạyra khỏi cửa. [61: 197]
(77) Cô gái vẫn bình thản ngồi nhìnra ngoài trời. [63: 37]
(78) Huyến ái ngại nhìn cái đầu nhà sư trọc lốc đè nặng lên chân mình. [70: 179]



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

ra khỏi cửa. [61: 197]
(77) Cô gái vẫn bình thản ngồi nhìn ra ngoài trời. [63: 37]
(78) Huyến ái ngại nhìn cái đầu nhà sư trọc lốc đè nặng lên chân mình. [70: 179]
Những bổ ngữ cách ton ton, tong tả, bình thản, ái ngại ở ví dụ (75), (76), (77),
(78) đều xuất hiện ở vị trí trước vị từ.
Trường hợp bổ ngữ cách đặt trước vị từ hạt nhân là người nói muốn đặt trọng
tâm thông báo về cách thức, tính chất, trạng thái tiến hành hành động được nêu ở vị từ. Với
những ví dụ (75), (76), (77), (78) chúng ta thấy người nói cũng có thể đặt những bổ ngữ
cách ra sau các vị từ hay sau các bổ ngữ khác. Ví dụ:
(79) Thằng Dần chạy ton ton ra núp vào sau mẹ.
(80) Nó chạy tong tả ra khỏi cửa.
(81) Cô gái vẫn ngồi bình thản nhìn ra ngoài trời.
(82) Huyến nhìn ái ngại cái đầu nhà sư trọc lốc đè nặng lên chân mình.
Hoặc: (83) Huyến nhìn cái đầu nhà sư trọc lốc đè nặng lên chân mình một cách ái
ngại.
Nếu muốn đặt bổ ngữ cách sau các bổ ngữ khác, người nói thường thêm từ
“một cách” để diễn tả rõ cách thức, trạng thái của hành động như ở ví dụ (83). Tuy nhiên,
khi thay đổi vị trí các bổ ngữ cách, trọng tâm thông báo cũng sẽ thay đổi. Điều này
tùy thuộc vào mục đích mà người nói có thể đặt bổ ngữ cách trước hay sau vị từ hay
sau các bổ ngữ khác.
Ngoài vị trí đặt trước vị từ, bổ ngữ cách còn xuất hiện ngay sau vị từ và sau
các bổ ngữ khác. Qua khảo sát, chúng tui thấy vị trí của bổ ngữ cách xuất hiện sau vị
từ được dùng với tần suất cao nhất. Trên ngữ liệu khảo sát, trường hợp bổ ngữ cách
có vị trí sau vị từ có 194 trường hợp, chiếm tỉ lệ 61% trong số 318 tổng số vai nghĩa phương
thức đảm nhận chức năng bổ ngữ. Ví dụ:
(84) Hắn nhìn trừng trừng lên cái nóc nhà thấp hắn ở. [70: 243]
(85) Chí Phèo vừa chém túi bụi vừa kêu làng thật to. [75: 154]
(86) Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn. [75: 154]
(87) Chị nhắc cái niêu nhẹ nhõm. [61: 438]
(88) Nói xong, chú sấn ngay vào nắm cổ tay người yêu một cách âu yếm. [67: 42]
Cũng có nhiều trường hợp trong khung vị ngữ xuất hiện nhiều bổ ngữ cách. Ở
những trường hợp này, có cả bổ ngữ cách đứng trước và sau vị từ. Ví dụ:
(89) Thị nhếch mép cười nhạt nhẽo. [74: 25]
(90) Ông già lúc nãy ôm mặt khóc không ra tiếng. [79: 119]
(91) Chính hắn cũng không hiểu sao hắn sợ, hắn lấm lét bước vội mấy bước ra sân gắt
lên. [74: 25]
Trong khung vị ngữ có nhiều bổ ngữ cũng xuất hiện, bổ ngữ cách có thể được
đặt sau các bổ ngữ khác (bổ ngữ tạo thể, bổ ngữ đối thể, bổ ngữ đích..).
* Bổ ngữ cách đặt sau bổ ngữ tạo thể. Ví dụ:
(92) Họ nói câu cuối với một vẻ gì mỉa mai. [61: 192]
* Bổ ngữ cách đặt sau bổ ngữ đối thể. Ví dụ:
(93) Ngạn hôn con Thúy chùn chụt. [64: 32]
* Bổ ngữ cách đặt sau bổ ngữ đích. Ví dụ:
(94) Một thằng Tây đập cái roi da vào ủng một cách an nhàn, bên chân nó là hai con
chó săn vểnh tai nhọn hoắt. [83: 53]
(95) Núp nhìn nó chăm chăm. [79: 29]
(96) Trung cau mặt nhìn Hộ một cách kinh ngạc và khinh bỉ. [61: 336]
2.3.1.2. Cấu tạo của bổ ngữ cách
Bổ ngữ cách được cấu tạo rất đa dạng và phong phú, có thể là tính từ hay tính
ngữ, có thể là một động từ và có thể là một danh ngữ.
* Trường hợp bổ ngữ cách được cấu tạo là một tính từ, ví dụ:
(97) Mình phải nói thẳng với bầm. [69: 325]
(98) Tràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên, thu dọn
những niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất. [74: 25]
(99) Hắn ngồi tính rành mạch từng khoản một. [61: 227]
(100) Im một lúc, có người bỗng lại cười rung rúc. [74: 25]
(101) Thị Nở giục hắn ăn nóng. [61: 150]
(102) Ngạn nhẹ nhàng đáp lời mẹ. [64: 39]
(103) Dệt xong thị vội vàng đi đòi món tiền. [61: 262]
(104) Thị ton ton chạy lên nhà nhân ngãi. [61: 152]
Qua khảo sát ngữ liệu, chúng tui thấy, trường hợp bổ ngữ cách khi được cấu
tạo là tính từ thường là những tính từ chỉ cách thức, trạng thái, tính chất của hành động. Số
lượng tính từ được cấu tạo hai âm tiết xuất hiện với tần suất cao, đặc biệt là ở vị trí trước vị
từ. Những từ láy hai âm tiết có dạng như: xăm xăm trong ví dụ (98), rành mạch trong ví dụ
(99), rung rúc ở ví dụ (100), nhẹ nhàng ở ví dụ (102), vội vàng trong “vội vàng đi đòi món
tiền” ở ví dụ (103), ton ton ở ví dụ (104)….
Cũng có trường hợp khi bổ ngữ cách được cấu tạo là từ ghép song tiết bị tách
đôi ra, những trường hợp này thường xuất hiện trong phong cách khẩu ngữ. Ví dụ:
(105) Cái Tỉu nằm trong lòng mẹ khóc ngặt khóc nghẽo. [84: 19]
(106) Thằng Dần khóc nhếch khóc nhác, rầu rĩ kêu đói. [84: 31]
* Bổ ngữ cách được cấu tạo là một tính ngữ. Ví dụ:
(107) Lạ lùng hơn, là năm hôm sau khi được anh Tám cho biết việc ấy, Ngạn trở về
rất đột ngột. [64: 19]
* Ở trường hợp bổ ngữ cách được cấu tạo là một động từ thường có dạng như:
ăn bốc, nuốt tọng, …[Dẫn theo 44: 56]
* Bổ ngữ cách được cấu tạo là một động ngữ. Ví dụ:
(108) Song nói thế chứ hắn cũng khoát tay xua bọn lính áo rằn của hắn đổ vào chỗ đất
trống giáp phố. [64: 52]
(109) Nói rồi mẹ bưng mặt khóc. [64: 13]
(110) Mọi người lại đưa mắt nhìn Ba Rèn lần nữa. [64: 151]
(111) Ông cụ thì ngồi bó gối ở tấm phản gỗ thấp dùng để ăn cơm. [70: 251]
* Bổ ngữ cách được cấu tạo là một danh từ. Khi được cấu tạo là danh từ bổ
ngữ cách thường có dạng như: để bụng, chạy sô, chạy chợ, khám bảo hiểm, lên thác
xuống ghềnh…[Dẫn theo 44: 58].
* Bổ ngữ cách có cấu tạo là một danh ngữ. Ví dụ:
(112) Anh đi một mình, giả làm nhân viên thu mua thuốc của viện dược liệu. [72: 32]
( 113) Họ đi một mạch khỏi xóm Vạn Thanh, băng qua ruộng. [64: 70]
(114) Một tay anh giơ chào Ngạn theo kiểu nhà binh rồi bước như nhảy lên bậc thang.
[64: 42]
Khi bổ ngữ cách được cấu tạo là một danh ngữ, cấu tạo của bổ ngữ thường
xuất hiện một số đặc điểm:
+ Cấu tạo của bổ ngữ cách là một danh ngữ có dạng “một cách + tính từ/tính
ngữ” hay “một cách + động từ”. Ví dụ:
(115) Một thằng nhún vai một cách rất lính tẩy. [83: 55]
(116) Trừ bà Phó Đoan, ai cũng vỗ tay một cách thành thực. [79: 173]
+ Cấu tạo của bổ ngữ cách là một danh ngữ đặt sau giới từ bằng hay với. Ví
dụ:
(117) Anh Tám mỉm cười nhìn cô với ánh mắt vui vẻ và thông cảm. [64: 17]
(118) Tất cả mọi người tốt đều nhìn Quyên với cặp mắt thương hại. [64: 15]
(119) Mụ Nghị ngắt lời bằng giọng nói nửa đùa nửa thật. [84: 74]
(120) Anh Dậu nhìn vợ bằng những dòng nước mắt thánh thót. [84: 121]
* Ngoài ra, bổ ngữ cách còn được cấu tạo dạng thành ngữ, Ví dụ:
(121) Vừa đó hắn đã ba chân bốn cẳng chạy.
(122) Bà ấy nấu nướng kiểu băm to kho mặn.
* Bổ ngữ cách có cấu tạo dạng so sánh. Ví dụ:
(123) Thị...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status