Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trường cao đẳng Cần Thơ - pdf 14

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người, thông qua giao tiếp cá nhân gia nhập vào các mối
quan hệ xã hội, tiếp thu nền văn hoá xã hội lịch sử, biến nó thành cái riêng của mình, đồng thời cũng
góp phần vào sự phát triển văn hoá chung. Xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật càng hiện đại càng ảnh
hưởng đến hành vi, sự suy nghĩ và cuộc sống con người nên mối quan hệ giữa con người với con người
càng được quan tâm,vì thế giao tiếp được xem là vấn đề thời sự trong nhiều lĩnh vực, nhất là những
lĩnh vực làm việc trực tiếp với con người như giáo dục, dạy học, ngoại giao… Ngày nay giao tiếp là
phương tiện để con người hợp tác cùng nhau, hướng tới mục đích bình đẳng, hạnh phúc. Nhu cầu giao
tiếp là nhu cầu quan trọng của con người. Để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và tiến hành giao tiếp có kết
quả, con người cần có kỹ năng giao tiếp, nhưng như I.C.Vapilic đã nói: “Giao thiệp với mọi người là
một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm được. Bất kỳ ai cũng phải học điều đó” [37, tr.3]
Vấn đề giao tiếp của học sinh, sinh viên là một vấn đề đáng quan tâm như A.Steer nguyên Giám
đốc ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã nói có ba điều nhà trường Việt Nam nên bổ sung ngay từ bậc
Trung học đó là: “Dạy cách giải quyết các vấn đề, dạy cách làm việc tập thể, dạy cách giao tiếp hiệu
quả”. Và trong báo Sinh Viên số 61 ra tháng 12 năm 2000, tác giả Thu Trang viết: “Đã có người nước
ngoài kết luận học sinh, sinh viên Việt Nam sau khi ra trường thường thiếu 3 yếu tố: sức khoẻ, thực
tiển và năng lực giao tiếp”.
Sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ là những người giáo viên trong tương lai, họ cần
được cung cấp những tri thức, kỹ năng về giao tiếp. Chính từ kiến thức về giao tiếp giúp họ có những
mối quan hệ tốt đối với bạn bè, thầy cô. Điều này sẽ là nhân tố giúp tạo điều kiện tốt cho việc học tập,
học hỏi, giao lưu, lĩnh hội tri thức. Mặt khác, sau khi rời khỏi ghế nhà trường, sinh viên có được những
tri thức cơ bản về kỹ năng giao tiếp nhằm giúp họ sống tốt, làm việc thành công trong các mối quan hệ
xã hội, trong môi trường làm việc của mình.
Hiện nay, đại đa số sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ đã có được những tri thức, kỹ
năng giao tiếp nhất định nhưng còn vụng về, nhút nhát, thụ động trong lớp học cũng như việc trao đổi
giữa các bạn cùng học và với giảng viên. Hạn chế này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân
kỹ năng giao tiếp của họ chưa cao.
Trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục hiện nay của đất nước nói chung và của
thành phố Cần Thơ nói riêng, người giáo viên không thể thiếu những kỹ năng giao tiếp cơ bản. Kỹ
năng giao tiếp là hành trang quý giá giúp họ thành công trong nghề nghiệp nói riêng và cuộc sống nói
chung.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tui chọn đề tài “Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm
trường Cao đẳng Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao Đẳng Cần Thơ, trên
cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao mức độ kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, để họ có điều kiện
học tập tốt, có năng lực giao tiếp với cộng đồng và làm tốt nhiệm vụ của người giáo viên sau này.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ năm I, II, III (năm học 2009 - 2010); tổng số
311 sinh viên, trong đó 298 sinh viên nữ , 13 sinh viên nam.
3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm năm I, II, III trường Cao đẳng Cần Thơ.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ đã được hình thành và phát
triển trong quá trình học tập nhưng còn hạn chế và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu tìm được những
biện pháp tác động thích hợp sẽ nâng cao mức độ kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo trong nhà trường.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Hệ thống một số vấn đề lý luận về giao tiếp, kỹ năng giao tiếp.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng mức độ kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng
Cần Thơ.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao mức độ kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Sư phạm trường Cao
đẳng Cần Thơ.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Nghiên cứu và hệ thống hoá những lý luận về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp.
- Từ kết quả nghiên cứu lý luận xác định khung cơ sở phương pháp luận định hướng quy trình,
phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp này chủ yếu để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương
pháp này diễn ra theo các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý
thuyết, cũng như những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước trên cơ sở các công trình đã
được đăng tải trên các sách báo và tạp chí về các vấn đề liên quan đến đề tài.
6.2. Phương pháp trắc nghiệm:
Chúng tui sử dụng trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp V.P.Dakharop với hệ thống 80 câu hỏi, chia
thành 10 nhóm kỹ năng cụ thể là:
1. Kỹ năng thiết lập các mối quan hệ: Bao gồm các tình huống có số sau: 1, 11, 21, 31, 41, 51,
61, 71.
2. Kỹ năng cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số
sau: 2, 12, 22, 32, 42, 52, 62, 72.
3. Kỹ năng nghe đối tượng giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 3, 13, 23, 33, 43, 53,
63, 73.
4. Kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi: Bao gồm các tình huống có số sau: 4, 14, 24, 34, 44, 54,
64, 74.
5. Kỹ năng tự kiềm chế kiểm tra người khác: Bao gồm các tình huống có số sau: 5, 15, 25,35,
45,55, 65,75.
6. Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu: Bao gồm các tình huống có số sau: 6, 16,26, 36, 46, 56,66,
76.
7. Kỹ năng linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 7, 17, 27,
37, 47, 57, 67,77.
8. Kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 8, 18, 28, 38,
48, 58, 68, 78.
9. Kỹ năng chủ động, điều khiển quá trình giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 9, 19,
29, 39, 49, 59,69,79.
10. Sự nhạy cảm trong giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70.
Cách tính điểm và tổng hợp kết quả trắc nghiệm:
Mỗi câu có ba hình thức điểm: 0, 1và 2
Điểm 0: Ứng với không có dấu hiệu của năng lực tương ứng.
Điểm 1: Ứng với năng lực xuất hiện không xuyên.
Điểm 2: Có năng lực tương ứng, được thể hiện trong nhiều trường hợp, thường xuyên.
Điểm lý thuyết “lý tưởng” cao nhất của mỗi nhóm có thể đạt được là 16 lần, thấp nhất có thể là
0. Dựa vào thang điểm của V.P.Dakharop cho mỗi kỹ năng có thể chia 4 mức độ sau:
Mức 1: Từ 15 đến 16 là loại giỏi


g08GC5mF6D1MJb4
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status