Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu



Tham vấn tâm lí là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn với thân chủ. Thông qua sự
trao đổi, chia sẻ, tâm tình, nhà tham vấn giúp thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của
mình, tìm những tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình.
Nhu cầu nói chung chỉ xuất hiện khi cơ thể có những đòi hỏi của nó đối với thế giới bên
ngoài, cần đáp ứng một điều gì đó để tồn tại và phát triển. Nằm trong hệ thống nhu cầu,
nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT thuộc loại nhu cầu tinh thần ngày càng trở
nên cấp thiết trong xu thế xã hội hiện nay. Đó là những đòi hỏi tất yếu nhằm giải tỏa
những bức xúc, vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, hướng nghiệp , có được sự thăng
bằng về tâm lí, sự hiểu biết và phương hướng phát triển nhân cách đúng đắn.
Như vậy, khi ở học sinh THPT có nhu cầu tham vấn tâm lí có nghĩa là trước đó ở các em
thường có tâm trạng băn khoăn, lo lắng, vướng mắc trong tâm tư, tình cảm Từ đó thúc
đẩy các em tích cực tìm kiếm cách thức giải tỏa. Học sinh càng ở trong trạng thái tâm lí
tiêu cực bao nhiêu thì càng cần có sự trợ giúp để vượt qua trạng thái đó bấy nhiêu,
để từ đó các em có được niềm tin và sự vững vàng khi bước vào đời.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

hân
cách đúng đắn. Nhu cầu này ngày càng trở nên cấp bách trước thực trạng hiện nay khi các
em học sinh đang gặp nhiều khó khăn cần hỗ trợ và giúp đỡ. Trong quá trình tìm hiểu tài
liệu chúng tui nhận thấy, đã có nhiều nghiên cứu, bài viết nói về nhu cầu tham vấn tâm lí
của học sinh THPT, tuy nhiên đa phần những nghiên cứu đó được thực hiện trên đối
tượng là học sinh THPT tại các thành phố lớn còn tại những huyện vùng sâu thì rất ít.
Đặc biệt trên địa bàn huyện Xuyên Mộc của tỉnh BàRịa – Vũng Tàu thì chưa hề có
nghiên cứu nào tìm hiều về nhu cầu tham vấn tâm lí của các em. Đây chính là cơ sở định
hướng cho người nghiên cứu tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham vấn của học sinh THPT
nơi đây.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÍ CỦA HỌC SINH
THPT HUYỆN XUYÊN MỘC
TỈNH BÀRỊA - VŨNG TÀU
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT ở một số nội dung:
- Mức độ cần được tham vấn tâm lí của học sinh THPT trong các lĩnh vực: học tập, quan hệ với
bạn bè, quan hệ với thầy cô, quan hệ với cha mẹ và về bản thân.
- Lí do cần được tham vấn tâm lí của học sinh THPT trong các lĩnh vực.
- Mong muốn của học sinh THPT về hoạt động tham vấn tâm lí ở trường phổ thông.
Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp định hướng cho công tác tham vấn trong các trường phổ
thông của huyện Xuyên Mộc cũng như tỉnh BàRịa-Vũng Tàu.
2.2. Cách thức nghiên cứu:
2.2.1. Mẫu nghiên cứu:
- 35 giáo viên chủ nhiệm và 458 học sinh thuộc các trường: THPT Hòa Bình, Xuyên Mộc,
Phước Bửu và Hòa Hội.
- Học sinh được chọn ngẫu nhiên mỗi trường ba lớp ở ba khối 10, 11, 12.
Bảng 2.1. Cơ cấu học sinh được điều tra:
Nhóm N %
Trường
Xuyên Mộc 114 24.9
Hòa Hội 114 24.9
Phước Bửu 115 25.1
Hòa Bình 115 25.1
Lớp
10 159 34.7
11 159 34.7
12 140 30.6
Giới
Nam 196 42.8
Nữ 262 57.2
Tổng 458
2.2.2. công cụ nghiên cứu và cách tiến hành:
- Người nghiên cứu xây dựng 2 loại bảng hỏi có sẵn những phương án trả lời dành cho học sinh
và giáo viên, bảng hỏi phỏng vấn học sinh và giáo viên với những nội dung được xác định trên
cơ sở của mục đích nghiên cứu. (Phụ lục 1 và 2)
- Với học sinh, việc thu thập số liệu được tiến hành trên từng lớp. Sau khi phát phiếu, người
nghiên cứu trực tiếp hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi trên các phiếu và thu ngay sau khi học
sinh hoàn thành. Thời gian thực hiện khoảng 35 – 45 phút.
- Với giáo viên, việc thu thập dữ liệu được tiến hành trên từng cá nhân. Phiếu cũng được thu
ngay sau khi hoàn thành.Thời gian thực hiện khoảng 30 phút.
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng:
Hiện nay hoạt động tham vấn trong nhà trường đã được xem là một phương pháp tác động
mang tính định hướng giáo dục cho học sinh. Tuy không phải là công cụ vạn năng để có thể giải
quyết hoàn toàn mọi vướng mắc, khó khăn, tổn thương tâm lí của học sinh nhưng nó đã góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lí, giáo dục và mang ý nghĩa nhân văn
cao cả. Chính vì nhận thức được vai trò quan trọng và thiết thực của hoạt động tham vấn, hoạt
động tham vấn trong nhà trường đã được phát triển với tốc độ khá nhanh. Tuy nhiên hoạt động
này mới được diễn ra trong nhà trường tại các thành phố lớn còn đối với những trường trên địa
bàn huyện vùng sâu thì chưa được quan tâm và gần như bị bỏ ngỏ. Điển hình như trên địa bàn
huyện Xuyên Mộc - tỉnh BàRịa Vũng Tàu, mặc dù ở huyện có tới bốn trường THPT và rất
nhiều trường tiểu học và THCS, TNCN với số lượng học sinh khá đông, nhưng lại không có
một trung tâm hay một phòng tham vấn nào. Phải chăng học sinh ở đây không gặp khó khăn,
vướng mắc hay tổn thương tâm lí? Học sinh ở đây không có nhu cầu về tham vấn tâm lí? Xuất
phát từ hoàn cảnh thực tiễn này chúng tui đã triển khai đề tài khoa học: “Nhu cầu tham vấn tâm
lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh BàRịa - Vũng Tàu” (do điều kiện thời gian nên
người nghiên cứu chưa thực hiện nghiên cứu trên các cấp học khác). Kết quả thu được như sau:
2.3.1. Mức độ cần được tham vấn tâm lí trong các lĩnh vực của học sinh THPT:
Để tìm hiểu về mức độ cần được tham vấn tâm lí về những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong
các lĩnh vực: Trong học tập, trong các mối quan hệ và về bản thân của các em học sinh THPT
huyện Xuyên Mộc, chúng tui đưa ra 4 mức lựa chọn: Rất CT, Cần thiết, Ít CT và Không CT để
học sinh lựa chọn.
Bảng 2.2: Mức độ cần được tham vấn tâm lí trong các lĩnh vực của học sinh THPT
Lĩnh vực
Mức độ
Trong
học tập
Trong
QH với
bạn bè
Trong
QH với
cha mẹ
Trong
QH với
thầy cô
Về bản
thân
N % N % N % N % N %
RCT 345 75.3 129 28.3 171 37.6 123 27.1 208 46.1
CT 99 21.7 241 52.7 194 42.6 239 52.6 148 32.8
Ít CT 9 1.9 76 16.6 66 15.5 78 17.1 66 14.6
KCT 3 1.1 11 2.4 24 5.2 14 3 29 6.4
Từ bảng 2.1 cho thấy, đa số học sinh THPT huyện Xuyên Mộc đều cần được tham vấn tâm lí
về những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực học tập, trong các mối quan hệ, cũng như
về bản thân mình. Đặc biệt là lĩnh vực học tập có tỉ lệ học sinh lựa chọn mức rất cần thiết khá
cao (chiếm 75.3% ở mức rất cần thiết và 21.7% ở mức cần thiết. Mức không cần thiết chỉ có
3/458 học sinh lựa chọn, chiếm 1.1%). Điều này cho thấy thể hiện rõ đặc điểm của học sinh
THPT, hoạt động chủ đạo của các em ở lứa tuổi này là hoạt động học tập. Mặt khác, lí do mà
học sinh cần được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực học tập là do sức ép học tập từ cha mẹ, nhà
trường và xã hội đã làm các em luôn cảm giác học tập là một nhiệm vụ nặng nề, căng thẳng.
Chính vì vậy lĩnh vực này luôn là mối quan tâm hàng đầu của các em, các em có rất nhiều
những trăn trở, vướng mắc cần được tháo gỡ trong quá trình học tập.
Tiếp theo số học sinh lựa chọn mức rất cần thiết được tham vấn tâm lí về những khó khăn,
vướng mắc trong lĩnh vực về bản thân cũng nhiều hơn trong các mối quan hệ. Lĩnh vực về bản
thân có tỉ lệ học sinh lựa chọn ở mức rất cần thiết chiếm 46.1%, còn trong quan hệ với bạn bè
chiếm 28.3%, trong quan hệ với cha mẹ chiếm 37.6% và 27.1% là tỉ lệ học sinh lựa chọn trong
quan hệ với thầy cô. Điều này cho thấy ở học sinh THPT các em đã quan tâm đến sự phát triển
của bản thân nhiều hơn nhưng khả năng hiểu biết của các em còn hạn chế vì vậy mà trong suy
nghĩ của các em có nhiều vướng mắc cần được giải đáp cũng là điều dễ hiểu. Trong mối quan
hệ: với bạn bè, cha mẹ và thầy cô thì tỉ lệ học sinh lựa chọn mức rất cần thiết thấp hơn so với
lĩnh vực học tập và về bản thân. Tuy nhiên trong lĩnh vực này đa số các em lựa chọn mức cần
thiết được tham vấn tâm lí khá cao, chiếm 52.7% trong mối quan hệ với bạn bè, 42.6% trong
mối quan hệ với cha mẹ và 52.6% trong mối quan hệ với thầy cô.
Kết quả được thể hiện cụ thể trên biểu đồ 2.2a
Biểu đồ 2.2a: Mức độ cần được tham vấn tâm lí của học sinh THPT trong các lĩnh vực:
0
10
20
30
40
50
60 ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status