Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang



Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc với diện tích tự nhiên là 6.222 km2, rộng
nhất trong các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 18 so với 64 tỉnh thành trong cả nước. Kiên Giang có 14 huyện, thị, thành với tổng dân số năm 2003 là 1,611,746 triệu người; toàn tỉnh có tổng cộng 49 trường THPT, với tổng số học sinh là 38.935, trong đó riêng khối 12 là 10.633 học sinh (bao gồm 10.359 học sinh công lập và 274 học sinh ngoài công lập); riêng tại thành phố Rạch Giá có 7 trường THPT với số học sinh lớp 12 là 2.256 học sinh.
Do Kiên Giang là tỉnh ven biển, lại nằm sát biên giới nên việc tiếp cận được các nguồn thông
tin là rất khó khăn, và học sinh càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận thông tin về nghề nghiệp cũng
như được tiếp cận các hoạt động tư vấn hướng nghiệp. Trong những năm gần đây Sở Giáo dục & Đào tạo cũng đã dành rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi đến công tác này tại các trường THPT trong toàn tỉnh, cũng đã có nhiều chuyển biến đáng kể nhưng hiệu quả chưa cao.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

n: câu số 4.
6) Sự cần thiết của việc thành lập phòng tư vấn hướng nghiệp tại các trường THPT: câu số 5.
7) Ý kiến đóng góp của học sinh về hình thức, nội dung tư vấn hướng nghiệp trong thời gian
tới (câu hỏi mở): câu số 6.
2.2.4. Phương pháp thống kê toán học: Xử lý số liệu điều tra thực trạng và sau thực nghiệm
bằng phần mềm SPSS 11.5. Các số liệu được xử lý chủ yếu bằng thống kê mô tả và kiểm nghiệm Chi
bình phương.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 THPT. tỉnh Kiên
Giang.
3.1.1. Đặc điểm chọn nghề của học sinh lớp 12 THPT.
Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc với diện tích tự nhiên là 6.222 km2, rộng
nhất trong các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 18 so với 64 tỉnh thành trong
cả nước. Kiên Giang có 14 huyện, thị, thành với tổng dân số năm 2003 là 1,611,746 triệu người; toàn
tỉnh có tổng cộng 49 trường THPT, với tổng số học sinh là 38.935, trong đó riêng khối 12 là 10.633
học sinh (bao gồm 10.359 học sinh công lập và 274 học sinh ngoài công lập); riêng tại thành phố Rạch
Giá có 7 trường THPT với số học sinh lớp 12 là 2.256 học sinh.
Do Kiên Giang là tỉnh ven biển, lại nằm sát biên giới nên việc tiếp cận được các nguồn thông
tin là rất khó khăn, và học sinh càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận thông tin về nghề nghiệp cũng
như được tiếp cận các hoạt động tư vấn hướng nghiệp. Trong những năm gần đây Sở Giáo dục & Đào
tạo cũng đã dành rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi đến công tác này tại các
trường THPT trong toàn tỉnh, cũng đã có nhiều chuyển biến đáng kể nhưng hiệu quả chưa cao.
Hàng năm, khi gần đến kỳ thi tuyển sinh Đại học, các trường THPT mới bắt đầu liên hệ với
một số trường Đại học, Cao đẳng về làm tư vấn tuyển sinh cho học sinh trường mình (chủ yếu là các
trường Đại học gần như Đại học An Giang, Đại học Cần Thơ, Đại học Tây Đô, Đại học Võ Trường
Toản và 4 trường Cao đẳng trong tỉnh). Khi tư vấn tuyển sinh như vậy thì các trường chỉ tổ chức gói
gọn trong một buổi, chủ yếu các em học sinh chỉ được nghe thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh, về điểm
chuẩn, về các ngành đào tạo, về mức học phí của trường đến làm tư vấn tuyển sinh. Khi các em có
những băn khoăn khác như về sự phù hợp nghề, về thị trường lao động, khả năng phát triển của nghề
đã chọn trong tương lai... thì hầu như không có thời gian để hỏi, hay không được giải thích một cách
thoả đáng. Do đó, các em tuy đã chọn cho mình một nghề cụ thể nhưng lại rất mơ hồ với sự lựa chọn
của mình. Chính vì vậy, hàng năm có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ở nhiều ngành nghề khác nhau
nhưng các em rất khó tham gia vào thị trường lao động trong tỉnh, một phần do các em không đáp ứng
được yêu cầu của nghề nghiệp, một phần do ngành nghề của các em chọn không có trong nhu cầu của
thị trường lao động.
Chọn nghề là một nhiệm vụ quan trọng, chi phối phần lớn suy nghĩ và hoạt động của các em
học sinh cuối cấp THPT. Thông qua việc lựa chọn nghề nghiệp, các em học sinh tỏ rõ sự trưởng thành
về năng lực lựa chọn của mình. Điều này được các em thể hiện trước nhất qua những dự định cho
tương lai.
- Dự định tương lai:
Hầu hết học sinh lớp 12 THPT. đều có những dự định trước cho tương lai, và những dự định
này của các em cũng khá đa dạng.
Bảng 3.1: Dự định tương lai của học sinh (n=620)
Dự định Số lượng chọn Tỉ lệ %
Học ĐH, CĐ, THCN 551 88,9%
Học nghề 14 2,3%
Đi làm ngay 5 0,8%
Vừa học vừa làm 27 4,4%
Làm kinh tế tại GĐ 1 0,2%
Chưa có dự định 17 2,7%
Lựa chọn khác 5 0,8%
Tổng cộng 620 100%
Có 97,3% tổng số học sinh đã có dự định tương lai cho mình, chỉ có 2,7% học sinh là chưa có
dự định gì cho tương lai. Trong đó, có đến 88,9% học sinh lớp 12 đã chọn sẽ tiếp tục học Đại học, Cao
đẳng sau khi tốt nghiệp THPT. Có 4,4% học sinh chọn sẽ vừa học vừa làm. Chỉ có 2,3% học sinh chọn
con đường đi học nghề. Những dự định khác chiếm tỉ lệ không đáng kể. Như vậy, đi học tiếp Đại học,
Cao đẳng được các em chọn chủ yếu, chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất. Một thực tế để chúng ta cần quan
tâm trong công tác tư vấn hướng nghiệp là hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông đều
đổ xô đi thi đại học, chỉ có những học sinh trượt tốt nghiệp hay đại học mới tính đến chuyện học trung
cấp, tuy nhiên trong những em học sinh này có rất nhiều em vẫn cố thi lại đại học vào năm sau. Tâm lý
chuộng bằng cấp, thích làm thầy không thích làm thợ đã ăn sâu vào suy nghĩ của các em học sinh và cả
phụ huynh, chính vì vậy mà các em phải thi vào đại học mà không cần quan tâm đến năng lực bản thân
có hay không. Các em xem nhẹ việc học nghề, trong khi đó học Đại học không phải là yếu tố duy nhất
quyết định hay đảm bảo sự thành công của các em trong công việc hay trong cuộc sống, mà còn phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, và nhất là trong tình trạng thừa thầy thiếu thợ như hiện nay. Và đa số
học sinh lớp 12 đã chọn được một nghề cụ thể cho bản thân.
- Nhóm nghề định chọn của học sinh:
Tương tự như cách phân loại nghề nghiệp của cha mẹ học sinh, sau khi nghiên cứu các cách
phân loại hệ thống ngành nghề đào tạo trong xã hội hiện nay, cùng với việc căn cứ vào lựa chọn cụ thể
của học sinh, nghề nghiệp lựa chọn của học sinh được chia thành 5 nhóm nghề như sau: 1) Sư phạm; 2)
Y tế; 3) Kỹ thuật; 4) Kinh tế; 5) Ngành Khác (Luật, Báo chí, Thiết kế thời trang, Du lịch, Diễn viên,...).
Bảng 3.2: Nhóm nghề định chọn (n=620)
Nhóm nghề Số lượng chọn Tỉ lệ %
Sư phạm 61 9,8%
Y tế 58 9,4%
Kỹ thuật 60 9,7%
Kinh tế 191 30,8%
Ngành khác 101 16,3%
Tổng 471 76%
Chưa lựa chọn 149 24%
Tổng cộng 620 100%
Có 76% học sinh nêu rõ được nghề nghiệp định chọn và 24% học sinh là chưa biết phải chọn
nghề gì cho phù hợp với bản thân. Trong đó có 30,8% học sinh chọn nhóm ngành Kinh tế (chiếm tỉ lệ
cao nhất), kế đó là nhóm ngành Khác (Luật, Báo chí, Thiết kế thời trang, Diễn viên,...) là 16,3%. Nhóm
ngành Sư phạm là 9,8%, nhóm ngành Y tế là 9,4%, và nhóm ngành Kỹ thuật là 9,7%.
- Tương quan giữa học lực và ngành nghề lựa chọn:
Để tìm hiểu mối tương quan giữa học lực và ngành nghề lựa chọn của học sinh, chúng tui phân
tích số liệu bằng kiểm định Chi bình phương và được kết quả χ2 = 28.874 (với Sig = 0.000 < 0.04).
Như vậy kết quả kiểm định cho thấy có mối tương quan giữa học lực trung bình và ngành nghề lựa
chọn của học sinh (phụ lục 3.1).
Đa số học sinh có học lực Yếu chọn nhóm ngành là nhóm Khác và nhóm Kinh tế. Đối với
nhóm học sinh có học lực Trung Bình thì tỉ lệ chọn nhóm ngành Kinh tế là chiếm đa số trong tổng số
học sinh có học lực trung bình (36,3%). Nhóm học sinh Khá Giỏi cũng tương tự, tỉ lệ chọn nhóm ngành
Kinh tế cũng rất cao (54,5%).
Như vậy ta nhận thấy rõ xu hướng chọn nghề của học sinh hiện nay đa phần ngiêng về nhóm
ngành khối Kinh t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status