Luận án Tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông - pdf 14

Download miễn phí Luận án Tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông



MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU.1
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ
TƯỞNG TRIẾT HỌC TRẦN NHÂN TÔNG.10
1.1. Đặc điểm điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị – xã hội Việt Nam
thời kỳ nhà Trần – cơ sở xã hội hình thành tư tưởng triết học Trần
Nhân Tông. 10
1.1.1. Khái quát đặc điểm điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị – xã hội thời kỳ nhà Trần .10
1.1.2. Sự phát triển văn hóa, giáo dục thời kỳ nhà Trần.26
1.2. Những tiền đề lý luận và tôn giáo hình thànhtư tưởng triết học Trần Nhân Tông. 33
1.2.1. Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và tư tưởng của “Tam giáo”
với việc hình thành tư tưởng triết học Trần Nhân Tông . 33
1.2.2. Tư tưởng triết học Trần Thái Tông và TuệTrung Thượng sĩ – tiền đề
lý luận trực tiếp của tư tưởng triếthọc Trần Nhân Tông.56
Kết luận chương 1 .83
Chương 2:NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA TRẦN NHÂN TÔNG .86
2.1. Thế giới quan trong tư tưởng triết học Trần Nhân Tông.86
2.1.1. Quan niệm về bản thể trong tư tưởng triết học Trần Nhân Tông .89
2.1.2. Mối quan hệ giữa bảnthể và thế giới hiện tượng trong tư tưởng triết
học Trần Nhân Tông .105
2.2. Nhân sinh quan và triết lý đạo đức trong tưtưởng triết học Trần Nhân Tông.114
2.2.1. Quan niệm của Trần Nhân Tông về cuộc đời con người và về vai trò
của con người trong cuộc sống .114
2.2.2. Quan niệm của Trần Nhân Tông về vấn đề rèn luyện tinh thần đạo đức, trí tuệ, giải thoát .122
Kết luận chương 2 .129
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC
TRẦN NHÂN TÔNG.132
3.1. Những đặc điểm chủyếu của tư tưởng triết học Trần Nhân Tông .132
3.1.1.Tính kế thừa, dung hợp trong tư tưởng triết học Trần Nhân Tông . 132
3.1.2.Tinh thần thiền hành động, nhập thế tích cựctrong tư tưởng triết học
Trần Nhân Tông .147
3.1.3. Tính nhân văn trong tư tưởng triết học Trần Nhân Tông .155
3.2. Giá trị lịch sử của tư tưởng triết học Trần Nhân Tông. 164
3.2.1. Tư tưởng triết học Trần Nhân Tông đã gópphần tạo nên hệ thống
triết lý thiền đặc sắc của Phật giáo Việt Nam .169
3.2.2. Tư tưởng triết học Trần Nhân Tông là nền tảng tinh thần để xây dựng
một quốc gia độc lập, thống nhất và một nền chính trị thân dân .174
Kết luận chương 3 .195
KẾT LUẬNCHUNG.197
PHỤ LỤC .203
TÀI LIỆU THAM KHẢO.213
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .222



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

lặng thì trăng trong sáng,
tràn đầy, còn nếu xao động, gợn sóng thì bị phá vỡ tan biến thành
từng mảnh. Có thể thấy cái tâm tĩnh lặng của Trần Nhân Tông và cái
tâm không hư của Trần Thái Tông là một. Vì cái vô tâm, vô niệm của
tâm không hư chính là đạt đến cái tâm ở trạng thái tĩnh lặng. Nhưng
Trần Nhân Tông chú trọng đến khía cạnh trạng thái và hình tướng của
tâm nhiều hơn.
Ở Trần Nhân Tông, tính sáng còn gọi là tính gương hay chân
tính, có ở vạn vật vốn trong trẻo. Nếu giác ngộ được thì bản thể trong
lặng rồi thì nhân duyên có biến đổi như thế nào cũng không còn lo
ngại. Mài dũa tính gương cho tinh khiết thì chẳng sợ lục căn, lục trần
làm rối lòng mình:
“Nhận biết làu làu lòng vốn, chẳng ngại bề thời tiết nhân duyên;
Chùi cho vằng vặc tính gương, nào có nhuốm căn trần huyên
náo.” [95, tr, 507]
Qua đó ta có thể thấy quan điểm về bản hay gốc của Trần Nhân
Tông ở đây chính là lòng trong sạch (Bụt), là tính sáng (giác tính),
tính gương là bản tính, thể tính. Đó là cái ban đầu vốn có ở mỗi con
người trong sáng bản nguyên, thanh tịnh vượt lên trên mọi đối đãi, thị
phi: “bản tính lặng im, trong trẻo, không thiện ác” [80, tờ 37b]. Nhưng
97
trong cuộc sống do tham, sân, si và vô minh, nên mọi người hay làm
cho nó lu mờ, hay đánh mất (khuây bản). Do đó mới chạy Đông,
chạy Tây tìm Bụt chứ không biết Bụt ở trong nhà, chẳng phải tìm đâu
xa. Cho nên vấn đề là phải trở về cội nguồn, trở về gốc, rửa hết trần
duyên, đừng để cho cái đó còn sót lại trước mặt mình. Dùng tính sáng
đánh đổ những tà thuyết, làm viên mãn sự hiểu biết của mình, không
để tích tụ lại những nguồn tai họa ở trong bản thân mình. Trong Cư
trần lạc đạo phú, ông viết:
“Cùng căn bản, rửa trần duyên, mựa để mấy hào ly đương mặt,
Ngã thắng chàng, viên tri kiến, chớ còn họa trữ cong tay.”
[95, tr. 508]
Tư tưởng này được Trần Nhân Tông kế thừa ở người ông Trần
Thái Tông và người thầy là Tuệ Trung Thượng sĩ. Trần Thái Tông
cho rằng bản tính sâu trầm, chân tâm trong lặng (bản tính huyền
ngưng, chân tâm trạm tịch). Như vậy giữa Trần Nhân Tông và Trần
Thái Tông chỉ khác nhau ở chữ “huyền” nghĩa là sâu kín và chữ
“trạm” nghĩa là thâm trầm, sâu xa, yên lặng. Còn ở Tuệ Trung
Thượng sĩ thì thể tính vằng vặc chưa từng có mê lầm (thể tính minh
minh vị hữu mê). Khái quát lại ta thấy, ở Trần Thái Tông, bản tính
sâu trầm trong lặng, ở Tuệ Trung Thượng sĩ, thể tính vằng vặc chưa
hề có mê lầm. Ở Trần Nhân Tông, bản tính lặng yên, trong trẻo. Thực
ra tuy diễn đạt có khác nhau nhưng tư tưởng của ba ông chỉ là một.
Nếu Tuệ Trung Thượng sĩ, bản thể vượt ra ngoài mọi đỗi đãi nhị
nguyên, phi hư, phi thực, phi chủng phi manh, phi trần phi cấu, thì ở
98
Trần Nhân Tông bản thể cũng như vậy. Ở ông, bản thể không thiện,
không ác, không sinh, không diệt, chẳng đi chẳng lại.
Như vậy, tư tưởng là một nhưng những thiền ngữ của Trần Thái
Tông bóng bảy, của Tuệ Trung Thượng sĩ mạnh mẽ hơn, còn của
Trần Nhân Tông thực tế hơn, chững chạc hơn. Theo ông muốn đạt
đến thể tính an nhàn, tự tại, thì phải dứt trừ được nghiệp (dù tốt hay
xấu), bởi lẽ còn nghiệp là còn quay vòng trong chuỗi sinh tử.
Nhưng điểm chung, điểm xuất phát của Trần Thái Tông, Tuệ
Trung Thượng sĩ hay Trần Nhân Tông là làm rõ cái tâm (lòng), đó cũng
là vấn đề cơ bản của mọi triết lý thiền trong lịch sử Phật giáo Việt
Nam. Làm rõ cái tâm chính là làm rõ Phật tính, Chân như, không hư.
Nhưng nếu cố tình tìm hiểu, định nghĩa về tâm hay đặt nó
trong phạm vi, giới hạn của ý thức tất yếu sẽ dẫn đến vọng niệm, và
như thế là không thể hiểu được “Tâm vô trụ”. Phật giáo nói: Nhất
niệm khởi, thiện ác phân. Hiện tượng phân tâm ấy Thiền tông gọi là
“Tâm thượng sinh tâm”, có nghĩa là trên cái tâm (vô trụ) nảy sinh
thêm một cái tâm sai biệt là niệm hay tưởng. Vì vậy nên tập trung tư
duy, ý thức cũng giống như việc tập trung ánh sáng của một ngọn đèn
vào một điểm. Còn ở Trần Nhân Tông, ông kêu gọi mọi người chớ có
phân tán tâm, lịng mình hãy dẹp bỏ loạn tâm, đa lịng mà quay lại
một lịng (nhất tâm), bất loạn, giống như trăng đáy nước, khi mặt nước
tĩnh lặng thì trăng trong sáng, tràn đầy, còn nếu xao động, gợn sóng
thì bị phá vỡ, tan biến thành từng mảnh.
99
Cuối cùng, tự tính hay Pháp, tâm hay Phật, phàm hay Thánh,
đồng nhất hay khác biệt là do chính cái tâm của con người quyết định.
Tâm tĩnh lặng thì tất cả là một, tự nhiên như nhiên, còn tâm sai biệt
thì ngay lập tức xuất hiện thế giới hiện tượng sai biệt, đối đãi. Chính
tư tưởng này chi phối và xuyên suốt những vấn đề nhân sinh quan của
Trần Nhân Tông. Khi đã đạt đến nhất hay “tâm tĩnh lặng” thì con
người sẽ diệt trừ được tam độc (tham, sân, si) và chứng được tâm thân
(pháp thân, ứng thân, báo thân) của Phật và đạt tới trạng thái Niết
bàn. Để cắt được sự rối loạn tâm, thì không được để lục tặc làm lụy.
Và nhất tâm bất loạn được thông suốt trong lòng thì mới hiểu nổi giáo
lý của Phật tổ, có dừng tam nghiệp (thân, khẩu, ý) thì thân tâm mới
được thanh tịnh:
“Dừng tam nghiệp mới lặng thân tâm;
Đạt một lòng thì thông tổ giáo.”[95, tr. 507]
Như vậy, để trở thành Phật, điều cốt yếu là phải trau dồi cái
tâm của mình – hay điều cốt tủy của thiền là phải trở về với các tâm
của mình, chẳng thể tìm ở đâu xa. Nếu chỉ chệch đi trong đường tơ, kẽ
tóc thôi là đã cách xa ngàn dặm và trở thành cuồng sĩ hay tà đạo
ngay. Điều này giống như việc đãi cát tìm vàng và cũng phải qua
nhiều phen lựa chọn.
Theo Trần Nhân Tông, để đạt tới cái tâm tĩnh lặng, cái bản thể
chân như vốn sẵn có trong mỗi con người thì không phải bắt đầu từ
chỗ nhận thức, đặt tên, tìm ý, mà là sự chứng nhận bằng chính cuộc
sống thật của mình. “Tam thân” một khái niệm được Trần Nhân Tông
100
đề cập đến một cách chung chung trong bài Cư trần lạc đạo phú. Đến
bài Đặc thú lâm tuyền thành đạo ca ông đã đưa khái niệm này vào một
cách cụ thể, nó có nghĩa là: bản thể thường trụ, bất biến của vũ trụ. Nó
có khắp mọi nơi, tràn đầy lồ lộ, bày rõ trước mặt, nay khắp cõi thái hư:
“Pháp thân thường trụ,
Phổ mãn thái hư.
Hiển hách mục tiền,
Viên dung lõa lõa.” [95, tr. 534]
Ở Trần Nhân Tông, bản thể còn thể hiện ở những khái niệm như
Chân như, thực tướng, chân không, báu vật. Ta thấy, ở đây Trần Nhân
Tông không dùng khái niệm Phật tính hay tính Phật mà ông dùng
khái niệm Bồ đề, tính sáng, tính gương, giác tính, chân tính. Trong Cư
trần lạc đạo phú, ông viết: “Gìn tính sáng tính mới hầu an… Tịnh độ là
lòng sạch… Di Đà là tính sáng…” [95, tr. 507], còn Đắc thú lâm tuyền
thành đạo ca, ông nói: “Niềm lòng vằng vặc; Giác tính quang quang,
Chẳng còn bỉ thử…” [95, tr. 533] và ông còn gọi nó là báu vật. Trong
mỗi con người đều có sẵn báu vật. Ở một nghĩa khác, nó cũng là...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status