Đồ án Thiết kế hệ thống dây chuyền sản xuất thức ăn nuôi tôm + bản vẽ - pdf 14

Link tải luận văn miễn phí cho ae


Chương 1: Tìm hiểu công nghệ sản xuất thức ăn nuôi tôm
1.1 Phân loại hỗn hợp hạt lương thực . 3
1.2 Giới thiệu công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi . 3
1.3 Sơ đồ chung của cả dây chuyền 7
1.4 Phương án và nguyên lý của từng thiết bị . 8
1.4.1 Phương án và nguyên lý của máy trộn 8
1.4.2 Phương án và nguyên lý của máy ép viên 11
1.5 Chọn phương án 12
1.6 Xác định chức năng kỹ thuật của từng thiết bị 13

Chương 2 : Thiết kế máy trộn
2.1 Mục đích và nội dung cần đạt được 14
2.2 Thiết kế vỏ thùng, cánh trộn . 14
2.2.1 Thiết kế vỏ thùng trộn . 15
3.2.2 Thiết kế cánh trộn 16
2.3 Tính công suất cần thiết của máy trộn 16
2.4 Thiết kế hộp giảm tốc 22
2.5Thiết kế bộ truyền xích . 28
2.6 Tính trục và then 31

Chương 3 : Thiết kế máy ép viên
3.1Tính toán và thiết kế trục vít tải ép . 42
3.2 Tính toán khuôn ép 56
3.3 Tính kiểm tra bền các bộ phận chủ yếu của máy ép 61
3.4 Các phương pháp tính toán để tinh toán máy cắt . 69

Chương 4 : Lắp đặt, bảo hành và bảo dưỡng
4.1 Lắp đặt hệ thống dây chuyền . 71
4.1.1 Hệ thống khung giàn chống đỡ và hệ thống làm việc . 71
4.1.2 Hệ thống điện . 72
4.2 Vận hành . 72
4.3 Bảo dưỡng máy .

LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì vậy việc nghiên cứu và chế tạo các dây chuyền và thiết bị hiện đại là một việc rất cần thiết. Việc nâng cao công nghệ nhằm giải phóng sức lao động và nâng cao năng suất, tạo điều kiện làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh, nâng cao mức sống của người dân, đồng thời đuổi kịp với nền công nghiệp hiện đại của thế giới.

Để thực hiện được những công việc trên, chúng ta không ngừng học hỏi mà còn phải vận dụng sáng tạo những điều đã học vào thực tế một cách có hiệu quả. Đồ án tốt nghiệp là bước khởi đầu cho các sinh viên làm quen với việc thiết kế và tác phong của một người cán bộ kỹ thuật, tìm hiểu và đi sâu với các máy móc thiết bị trong thực tiễn.

Đây thực sự không phải là một công việc đơn giản vì là vấn đề mới mẻ và chưa có kinh nghiệm trong quá trình thiết kế nên khong tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý và thông cảm của các thầy.

Để hoàn thành được công việc thiết kế này, em xin chân thành Thank sự hướng dẫn tận tình của thầy Châu Mạnh Lực và sự giúp đỡ của các bạn bè.


Sinh viên thực hiện

KIM NGỌC SÁU









Chương 1

TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THỨC ĂN
NUÔI TÔM


1.1 PHÂN LOẠI HỖN HỢP HẠT LƯƠNG THỰC

- Trong dây chuyền sản xuất thức ăn hỗn hợp cho tôm thì khâu phân loại hỗn hợp hạt, hỗn hợp các thành phần thức ăn co tôm , hỗn hợp các sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng được coi là khâu cơ bản.
- Trong nguyên liệu đưa vào nhà máy luôn có lẫn các giống hạt khác, hạt dại, tạp chất khoáng và tạp chất hữu cơ. Mục đích của sự phân loại hỗn hợp hạt là thu được khối đồng nhất các hạt cần đưa vào dây chuyền sản xuất chính. Quá trình phân loại trong các xí nghiệp sản xuất thức ăn hỗn hợp cho tôm gồm hai phần :
+ Loại tạp chất ra khỏi khối hạt.
+ Phân chia khối hạt thành những hợp phần có chất lượng khác nhau để chế biến riêng.

1.2 GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THỨC ĂN NUÔI TÔM

Để tạo ra sản phẩm đúng tiêu chuẩn và đúng yêu cầu về chất lượng, qui trình sản xuất thức ăn nuôi tôm cần có những công đoạn sau.

1.2.1 Công đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu

- Việc chuẩn bị nguyên liệu trước khi đưa vào máy nghiền là rất quan trọng vì nó quyết định chất lượng và tiêu chuẩn của sản phẩm.
- Tính chất của hạt ngũ cốc được đặc trưng bởi cấu tạo thành phần hoá học, tính chất cơ lý và tính chất hoá sinh của hạt.
- Tính chất của hạt có ảnh hưởng quyết định đến quá trình sản xuất.

1.2.2 Công đoạn 2 : Nghiền các loại hạt

- Nghiền hạt là một quá trình biến vật thể thành các phần tử nhỏ hơn nhờ lực phá vỡ lớn hơn lực liên kết của các phần tử bột. Có hai hình thức nghiền : nghiền đơn giản và nghiền phức tạp.
+ Nghiền đơn giản : là qúa trình biến vật thể thành các phần tử có kích thứơc xác định, các phần tử này là sản phẩm cuối cùng của quá trình nghiền.
+ Nghiền phức tạp : là quá trình biến vật thể rắn thành những phần tử có kích thước nhỏ hơn, nhưng sau mỗi lần nghiền có phân loại và các phần tử có kích thước khác nhau được đưa vào các hệ nghiền khác nhau để tiếp tục nghiền cho nhỏ hơn.
- Trong dây chuyền sản xuất bột cùng loại có thể áp dụng hình thức nghiền đơn giản hay nghiền phức tạp. Nhưng trong sản xuất bột phân loại thì nhất thiết phải áp dụng phương pháp nghiền phức tạp.
Tỷ lệ lấy bột (phần trăm bột lấy được từ hạt) cũng như chất lượng bột thành phẩm phụ thuộc rất nhiều vào độ hoàn thiện của quá trình nghiền hạt. Năng lượng tiêu hao của quá trình nghiền thường chiếm khoảng 50 - 80% tổng số năng lượng tiêu hao của toàn bộ dây chuyền sản xuất của các nhà máy.


KAF222HTc0aNc4Q
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status