Thực trạng triển khai và giải pháp để tiếp tục phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại Bảo Việt Hà Nội - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Thực trạng triển khai và giải pháp để tiếp tục phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại Bảo Việt Hà Nội



MỤC LỤC
Lời mở đầu
Phần I Lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển 3
I. Vai trò và tác dụng của bảo hiểm thân tàu biển 3
1. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng hải 3
2. Đặc điểm của cách vận tải biển. 5
II. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển 8
1. Các loại rủi ro trong bảo hiểm thân tàu biển 8
2. Các loại tổn thất 14
3. Các loại chi phí trong bảo hiểm thân tàu biển 18
4. Các chủ thể liên quan 21
5. Đối tượng bảo hiểm - Số tiền bảo hiểm - Giá trị bảo hiểm 21
6. Phạm vi bảo hiểm 22
7. Điều kiện bảo hiểm thân tàu 24
8. Phí bảo hiểm 26
9. Những qui tắc bồi thường trong bảo hiểm thân tàu biển 27
10. Hợp đồng bảo hiểm thân tàu 31
11. Thời hạn bảo hiểm 33
Phần II Triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại Bảo Việt Hà Nội 35
I. Giới thiệu chung về Bảo Việt Hà Nội 35
1. Sự ra đời và phát triển của Bảo Việt Hà Nội 35
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty 37
3. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng bảo hiểm hàng hải 39
II. Bảo hiểm thân tàu biển tại Bảo Việt Hà Nội: Những thuận lợi và khó khăn 41
1. Thuận lợi 41
2. Khó khăn 45
III. Thực trạng hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại Bảo Việt Hà Nội 48
1. Công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển 48
Trách nhiệm 49
Tiến trình 49
2. Công tác giám định 58
Tiến trình 59
3. Công tác bồi thường 65
Trách nhiệm 66
Tiến trình 66
4. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 73
5. Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại Bảo Việt Hà Nội 75
6. Phân tích nguyên nhân 77
Phần III Một số đề xuất để tiếp tục phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại Bảo Việt Hà Nội 80
I. Phương hướng phát triển của Bảo Việt Hà Nội trong tương lai 80
1. Mục tiêu “Lợi nhuận” 80
3. Mục tiêu “Giữ vững thị phần” 80
4. Mục tiêu “nâng cao uy tín của Công ty” 81
II. Một số đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại Bảo Việt Hà Nội. 82
1. Công tác khai thác 82
2. Công tác giám định 85
3. Công tác bồi thường 86
4. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 88
5. Bộ máy tổ chức 89
6. Tăng khả năng cạnh tranh của Công ty 91
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

các địa bàn.
Ba phòng nghiệp vụ và 12 văn phòng thay mặt là các đơn vị trực tiếp tiến hành triển khai nghiệp vụ bảo hiểm. Các đơn vị này không hạch toán độc lập nhưng có toàn quyền quyết định các hoạt động kinh doanh của mình ở mức phân cấp cho phép và được hưởng các chế độ khác theo doanh thu.
Năm phòng chức năng và ba phòng nghiệp vụ có quan hệ mật thiết với nhau, cùng phối hợp với ban giám đốc đánh giá hoạt động kinh doanh, đưa ra các qui định nghiệp vụ, đề ra các biện pháp đối sách kịp thời.
3. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng bảo hiểm hàng hải
Phòng bảo hiểm hàng hải thành lập theo quyết định số 66/TCCB-97 ngày 17/04/1997 của Giám đốc Công ty bảo hiểm Hà Nội.
Trước đây, từ 1989 đến 1994, Bảo Việt Hà Nội có triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải. Sau đó nghiệp vụ này được chuyển lên Tổng công ty thực hiện toàn bộ. Nhưng do đòi hỏi của tính cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đã quyết định lập lại Phòng bảo hiểm hàng hải tại Bảo Việt Hà Nội để củng cố và tăng vị thế của mình. Cũng kể từ đó, bảo hiểm hàng hải trở thành một kế hoạch quan trọng trong chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, phát triển và mở rộng qui mô của Công ty với mục tiêu tăng doanh thu và lợi nhuận, củng cố vị thế cạnh tranh của mình.
Phòng bảo hiểm hàng hải có chức năng tổ chức thực hiện tất cả các nghiệp vụ, công tác thuộc phạm vi hoạt động của mình sao cho đem lại kết quả tốt nhất, đáp ứng yêu cầu của Tổng công ty trong chiến lược phát triển:
- Tuyên truyền, vận động, thuyết phục khách hàng
- Thiết lập quan hệ với các ban ngành từ TƯ đến địa phương, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức môi giới bảo hiểm, các văn phòng thay mặt nước ngoài...
- Ký cấp đơn bảo hiểm trong phạm vi phân cấp
- Quản lý hợp đồng đã ký kết
- Thực hiện triệt để các qui định của Tổng công ty về các nghiệp vụ, vấn đề hoàn phí và xét trả hoa hồng...
- Xây dựng các kế hoạch kinh doanh và bảo vệ kế hoạch kinh doanh của mình.
- Hướng dẫn về nghiệp vụ cho các phòng bảo hiểm quận huyện, giúp họ ký kết hợp đồng và cấp đơn bảo hiểm trong phạm vi phân cấp theo qui định của Tổng công ty.
- Thực hiện việc giám định thiệt hại, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ khiếu nại, xem xét tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lý của hồ sơ khiếu nại, căn cứ vào phạm vi phân cấp mà trực tiếp tiến hành bồi thường hay giao cho đại lý hay chuyển hồ sơ về Tổng công ty...
- Thực hiện công tác thống kê nghiệp vụ và báo cáo theo qui định của Tổng công ty.
- Chịu trách nhiệm về các giao dịch với khách hàng thông qua thư tín cả trong và ngoài nước với điều kiện nội dung thư tín phải được Giám đốc phê duyệt.
Mang trên mình những trọng trách riêng, cùng với tất cả các phòng ban của công ty, Phòng bảo hiểm hàng hải luôn đặt mục tiêu thực hiện tốt các nghiệp vụ thuộc phạm vi phân cấp của mình đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển vốn là một nghiệp vụ đầy tiềm năng phát triển nhằm cùng Công ty đạt được những kế hoạch đặt ra.
II. Bảo hiểm thân tàu biển tại Bảo Việt Hà Nội: Những thuận lợi và khó khăn
Bảo hiểm thân tàu đã trở thành tập quán không thể thiếu trong giao lưu quốc tế. Ngày nay, không có con tàu viễn dương nào không tham gia bảo hiểm thân tàu biển. Theo tập quán quốc tế, người thuê tàu chuyên chở chỉ thuê những con tàu đã được bảo hiểm và ở nhiều cảng trên thế giới đã qui định không cho những con tàu không được bảo hiểm được ra vào. Tất nhiên, lý lẽ thật đơn giản, không một chủ hàng nào lại mong muốn trao gửi toàn bộ số hàng hoá hay cũng chính là cả gia tài của mình cho một con tàu không có độ an toàn đáng tin cậy. Do vậy, hầu như không phải tuyên truyền về lợi ích của bảo hiểm thân tàu biển cho các chủ tàu nữa mà mặc nhiên việc tham gia bảo hiểm thân tàu biển đã trở thành yêu cầu tất yếu đối với các chủ tàu tham gia hành trình trên biển.
1. Thuận lợi
1.1 Sự phát triển của thị trường thế giới
Bảng 4: 20 Đội tàu hàng đầu thế giới
Quốc gia
Tàu buôn
Tàu chở hàng
Số lượng
Trọng tải
Tuổi
Số lượng
Trọng tải
Tuổi
Đơn vị
Chiếc
1000 Tấn
Năm
Chiếc
1000 Tấn
Năm
Libêria
1.611
53.918
12
1.526
53.466
12
Panarma
5.564
57.618
17
4.286
56.785
16
Hi Lạp
1.929
29.134
24
1.644
29.035
23
Sip
1.591
22.842
16
1.534
22.795
16
Nhật
9.950
24.247
10
5.719
22.880
9
Bahamas
1.121
21.224
14
998
20.941
14
Nauy
735
19.383
13
751
19.317
13
Manta
1.037
14.163
19
969
14.122
19
Trung Quốc
2.510
14.945
16
1.811
14.183
17
Mỹ
5.646
14.086
21
551
12.533
27
Singapore
1.129
11.034
12
726
10.897
14
Nga
5.335
16.814
15
1.946
11.030
17
Philippine
1.469
8.466
20
1.012
8.344
18
Hong kong
418
7.664
13
356
7.630
13
Hàn Quốc
2.085
7.047
19
744
6.468
16
ấn Độ
886
6.575
14
411
6.160
14
Đài Loan
651
6.071
16
268
5.939
13
Italia
1.548
7.030
20
872
6.533
20
St-Vincent
961
5.288
22
749
5.160
22
Ukraina
1.124
5.264
16
596
4.403
17
Tiểu cộng
47.300
352.813
-
27.469
338.621
-
Tổng cộng
80.655
458.000
-
42.152
433.000
-
(Nguồn: “Kỹ thuật bảo hiểm” -Tập V- Đại học tài chính - Kế toán- HN)
Thuận lợi đầu tiên phải kể đến là sự phát triển của các đội tàu. Xu hướng mở rộng thị trường bảo hiểm thân tàu biển dựa trên sự phát triển của các đội tàu buôn thế giới, thể hiện qua bảng thống kê trên.
Thông qua bảng số liệu có thể thấy một thị trường lớn cho nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển khai thác.
1.2. Tình hình trong nước
Trong bối cảnh đó, ở nước ta, vận tải biển cũng đang lớn mạnh và có tầm quan trọng đặc biệt: hơn 90% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển. Vì vậy, định hướng phát triển của ngành hàng hải đã mở ra những hướng đi rất cụ thể cho việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tạiViệt Nam.
Định hướng phát triển đội tàu: xây dựng một đội tàu hiện đại, phù hợp với tiêu chuẩn của khu vực, chuyên môn hoá 50%, đảm bảo vận chuyển 80% hàng nội địa và 30% hàng hoá xuất nhập khẩu. Dự kiến từ năm 2001 đến năm 2010 đội tàu container sẽ có thêm 16 tàu với sức vận tải hơn 26.000 TEU, tương đương 320.000 DWT, đảm nhận vận chuyển khoảng một triệu TEU/năm (khoảng 12 triệu tấn hàng hoá). Đội tàu chở dầu thô sẽ có 10 tàu với tổng trọng tải 810.000 DWT tương đương tổng số vốn đầu tư khoảng 300 triệu USD phục vụ vận chuyển 5 triệu tấn dầu xuất khẩu và 3 triệu tấn cho nhà máy lọc dầu Dung Quất. Đội tàu chở dầu sản phẩm sẽ có 6 loại tàu trên 10.000 DWT và 5 tàu dưới 10.000 DWT với khối lượng vận chuyển khoảng một triệu tấn/ năm; 3 đến 5 tàu vận chuyển khí ga phục vụ nhu cầu trong nước; 10 tàu chở hàng đa năng 325.000 DWT... như vậy đến 2010 sẽ có 107 tàu với 2.063.000 DWT/ 32.000 TEU.
Đầu tư xây dựng cảng: tại Đà Lạt, Đại hội lần thứ 3 Hiệp hội Cảng biển Việt Nam đã thông qua 15 dự án vận tải biển của chương trình “Hành động Giao thông vận tải ASEAN” và 6 dự án hoạt động có liên quan. Bước sang năm 2000, Tổng công ty Hàng hải tiếp tục hoàn thành các d...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status