Phân tích, thiết kế chương trình quản lý hợp đồng bảo hiểm tại phòng kinh doanh hàng hải thuộc công ty Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam - Chi nhánh khu vực Tây Bắc - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Phân tích, thiết kế chương trình quản lý hợp đồng bảo hiểm tại phòng kinh doanh hàng hải thuộc công ty Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam - Chi nhánh khu vực Tây Bắc



MỤC LỤC
MỤC LỤC 67
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1. Tổng quan về công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam 1
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 1
1.1.2. Chức năng của cơ quan 4
1.1.2.1. Các loại hình bảo hiểm 4
1.1.2.2. Hợp tác và tái bảo hiểm 6
1.1.2.3. Hoạt động đầu tư 6
1.1.3. Sơ đồ tổ chức của tổng công ty BHDK VN 7
1.1.4. Cơ cấu tổ chức và nhân sự chi nhánh BHDK – KV Tây Bắc 8
1.1.5. Sơ đồ tổ chức của chi nhánh công ty BHDK – KV Tây Bắc 8
1.1.6. Phòng ban nơi thực tập (P. Bảo hiểm Hàng hải) 9
1.1.6.1. Chức năng nhiệm vụ của phòng bảo hiểm Hàng Hải 9
1.1.6.2. Lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm 10
1.1.6.3. Cơ cấu tổ chức nhân sự 10
1.1.6.4. Tình trạng trang bị tin học hoá của phòng BH Hàng Hải 10
1.2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu 11
1.2.1. Lý do lựa chọn đề tài 11
1.2.2. Mô tả về đề tài 12
1.2.3. Phương pháp luận sử dụng để nghiên cứu 13
1.2.4. Kế hoạch để thực hiện đề tài 14
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG 15
2.1. Tổng quan về hệ thống thông tin 15
2.1.1. Thông tin 15
2.1.2. Hệ thống thông tin(HTTT) 16
2.1.2.1. Khái niệm về HTTT 16
2.1.2.2. Hệ thống thông tin quản lý 18
2.1.2.3. Phân loại HTTT trong tổ chức 18
2.1.2.4. Mô hình biểu diễn hệ thống thông tin 19
2.2. Nguyên nhân dẫn đến viếc phát triển một HTTT 21
2.2.1. Những vấn đề về quản lý 21
2.2.2. Yêu cầu của lãnh đạo 22
2.2.3. Yêu cầu của công nghệ 23
2.2.4. Sự thay đổi về sách lược chính trị 23
2.3. Mục đích xây dựng một HTTT 24
2.4. Phương pháp phát triển một HTTT 26
2.4.1. Giai đoạn đánh giá yêu cầu 27
2.4.2. Giai đoạn phân tích chi tiết 28
2.4.3. Thiết kế logic 32
2.4.4. Đề xuất các phương án của giải pháp 33
2.4.5. Thiết kế vật lý ngoài 34
2.4.6. Triển khai kỹ thuật hệ thống 34
2.4.7. Cài đặt, bảo trì và khai thác hệ thống 36
2.5. Giới thiệu về quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access và ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 37
2.5.1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access 37
2.5.2. Giới thiệu về Visual Basic 37
2.5.2.1. Lý do lựa chọn Visual Basic 6.0 37
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 40
3.1. Tìm hiểu chung về nghiệp vụ và sản phẩm bảo hiểm 40
3.1.1. Quy trình khai thác hợp đồng bảo hiểm của nghiệp vụ viên (Cán bộ khai thác) 40
3.1.2. Mô tả thuộc tính, đối tượng các dịch vụ của BHDKVN (gọi chung là Công ty) 45
3.1.2.1. Mô tả Hợp đồng bảo hiểm và dịch vụ bảo hiểm của BHDKVN 45
3.1.2.2. Mô tả biểu phí 46
3.2. Xây dựng hệ thống quản lý hợp đồng bảo hiểm tại chi nhánh BHDK-KV Tây Bắc 47
3.2.1. Khảo sát và phân tích 47
3.2.1.1. Thực trạng và các vấn đề xem xét 47
3.2.1.2. Những yêu cầu đặt ra cho bài toán quản lý hợp đồng 48
3.2.2. Phân tích hệ thống quản lý hợp đồng Bảo hiểm tại BHDK-chi nhánh KV Tây Bắc 49
3.2.2.1. Sơ đồ luồng thông tin IFD (Information Flow Diagram) hệ thống thông tin quản lý hợp đồng bảo hiểm 49
3.2.2.2. Sơ đồ luồng dữ liệu DFD (Data Flow Diagram) hệ thống thông tin quản lý hợp đồng 51
3.2.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu trên Microsoft Access 2003 53
3.2.3.1. Bảng CanBo 53
3.2.3.3. Bảng HoaHong 53
3.2.3.2. Bảng DichVu 54
3.2.3.4. Bảng HopDong 54
3.2.3.5. Bảng KhachHang 56
3.2.3.7. Bảng ThuPhi 56
3.2.3.8. Bảng DieuKhoan 57
3.2.4. Thiết kế giao diện 59
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ể được mô tả theo nhiều cách khác nhau, khái niệm mô hình rất quan trọng vì nó tạo ra một trong những nền tảng của phương pháp phân tích thiết kế và cài đặt hệ thống thông tin. Có ba mô hình được dùng để mô tả hệ thống thông tin: Mô hình logic, mô hình vật lý ngoài, mô hình vật lý trong.
Mô hình logic
(Góc nhìn quản lý)
Mô hình vật lý ngoài
(Góc nhìn sử dụng)
Mô hình vật lý trong
(Góc nhìn kỹ thuật)
Mô hình ổn định nhất
Mô hình hay thay đổi nhất
Cái gì? Để làm gì?
Cái gì? Ở đâu? Khi nào?
Như thế nào?
Mô hình biểu diễn một hệ thống thông tin
Mô hình logic: Mô tả hệ thống làm gì, dữ liệu mà nó thu thập xử lý phải thực hiện, các kho để chứa các kết quả hay dữ liệu để lấy ra cho các xử lý phải thực hiện, các kho để chứa các kết quả hay dữ liệu để lấy ra cho các xử lý và những thông tin mà hệ thống sản sinh ra. Mô hình này trả lời các câu hỏi “cái gì” và “để làm gì?” chứ nó không quan tâm đến phương tiện được sử dụng cũng như địa điểm hay thời điểm mà dữ liệu được xử lý.
Mô hình vật lý ngoài: Chú ý tới những khía cạnh nhìn thấy được hệ thống như: vật mang dữ liệu và vật mang kết quả cũng như hình thức đầu vào và đầu ra, phương tiện để thao tác với hệ thống, những dịch vụ, bộ phận, con người và vị trí công tác trong hoạt động xử lý, các thủ tục thủ công cũng như các yếu tố về địa điểm thực hiện xử lý dữ liệu, loại màn hình, bàn phím sử dụng. Mô hình này cũng chú ý tới mặt thời điểm mà các hoạt động xử lýdữ liệu cùng xảy ra. Nó trả lời câu hỏi: Cái gì? Ai? Ở đâu? Khi nào?
Mô hình vật lý trong: liên quan tới những khía cạnh vật lý của hệ thống tuy nhiên không phải là cái nhìn của người sử dụng mà là của nhân viên kỹ thuật. Chẳng hạn đó là thông tin liên quan tới trang thiết bị được dùng để thể hiện hệ thống dung lượng kho lưu trữ và tốc độ xử lý của các thiết bị, tổ chức vật lý của dữ liệu trong kho chứa, cấu trúc các chương trình và ngôn ngữ thể hiện. Mô hình trả lời câu hỏi: Như thế nào?
Cả ba mô hình đều có độ ổn định khác nhau trong đó mô hình logic có độ ổn định cao nhất và hay thay đổi nhiều nhất là mô hình vật lý trong.
Trong một HTTT, với một mô hình vật lý ngoài có thể tồn tại nhiều mô hình vật lý trong tương ứng nên dựa vào thực tế chi phí, hiệu quả kỹ thuật và nhiều yếu tố liên quan để xét duyệt và lựa chọn mô hình vật lý trong sao cho phù hợp. Một HTTT thường được mô tả theo ba mô hình sau:
Lưu trữ dữ liệu
Logic
Vật lý ngoài
Vật lý trong
Logic
Vật lý ngoài
Vật lý trong
Logic
Vật lý ngoài
Vật lý trong
Thông tin ra
Thông tin vào
Logic
Vật lý ngoài
Vật lý trong
Đích
Nguồn
Một HTTT theo ba mô hình
2.2. Nguyên nhân dẫn đến viếc phát triển một HTTT
2.2.1. Những vấn đề về quản lý
Trước khi có máy tính, vấn đề quản lý đối với một doanh nghiệp thực sự là rất khó khăn và phức tạp. Ví dụ như việc truyền yêu cầu và mệnh lệnh từ giám đốc tới nhân viên sẽ phải thông qua nhiều người, tốn nhiều thời gian, thậm chí có thể bị sia lệch về nội dung. Trong khi đó nếu sử dụng HTTT trong doanh nghiệp và sự kết nối mạng, thông tin sẽ được truyền đi một cách nhanh chóng và chính xác, người quản lý có thể truyền mệnh lệnh trực tiếp cho cá nhân phụ trách công việc. Ngoài vấn đề về truyền đạt các yêu cầu và mệnh lệnh, vấn đề cập nhật thông tin như chính sách thuế, thông tin về khách hàng… cũng được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn. Căn cứ vào thông tin được cập nhật cán bộ quản lý có thể ra những quyết định nhanh chóng mang tính chiến lược.
Ngày nay, cùng với sự phát triển rất nhanh của xã hội thì quy mô các doanh nghiệp cũng phát triển với tốc độ tương tự. Các tổ chức doanh nghiệp lớn không chỉ làm việc tại một cơ sở mà ở nhiều cơ sở, nhiều chi nhánh và đại lý ở khắp trong và ngoài nước, tuy vậy trụ sở chính thì chỉ ở một nơi. Do vậy việc quản lý ngày càng trở nên cực kỳ phức tạp. Vậy yêu cầu đặt ra là làm sao để các nhà quản lý có thể ngồi một chỗ mà vẫn có thể uản lý được mọi hoạt động của cơ quan? Để làm được điều đó bắt buộc người quản lý phải dựa vào công nghệ tin học, một HTTT hiện đại sẽ là phương pháp hữu hiệu nhất trong trường hợp này.
2.2.2. Yêu cầu của lãnh đạo
Những yêu cầu mới của nhà quản lý cũng có thể dẫn đến sự cần thiết phát triển một HTTT mới. Người lãnh đạo trong cơ quan thì luôn cần các công cụ hỗ trợ cho hoạt động quản lý của mình. Với một HTTT có tính chuyên nghiệp và hiệu quả sẽ là một công cụ trợ giúp đắc lực cho các nhà lãnh đạo. Các quyết định của nhà lãnh đạo liên quan trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của cơ quan. Để có được các quyết định đúng đắn thì nhf lãnh đạo cần những căn cứ xác đáng, các nguồn thông tin nội bộ hay bên ngoài đầy đủ và chính xác. Nếu có được một HTTT quản lý tốt thì việc thu thập thông tin sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.
2.2.3. Yêu cầu của công nghệ
Áp dụng công nghệ tiên tiến vào trong quản lý không chỉ của riêng cơ quan, doanh nghiệp nào mà là một nhu cầu bắt buộc chung của xã hội. Trên thực tế, công nghệ tiên tiến hiện đại cũng la một lợi thế thương mại của các công ty. Đặc biệt trong những năm gần đây, lợi thế thương mại này được cạnh tranh một cách gay gắt và trở thành cuộc chạy đua công nghệ trong các doanh nghiệp. Sự thành, bại của các doanh nghiệp cũng phụ thuộc cơ bản vào việc doanh nghiệp đó có áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hay không? Nói đến việc áp dụng công nghệ mới thì chúng ta không thể chỉ nói đến công nghê trong sản xuất ma phải áp dụng cả trong công tác quản lý. Việc xuất hiện các công nghệ mới cũng có thể dẫn đến việc một tổ chức phải xem lại những thiết bị hiện có trong tổ chức của mình. Khi các hệ quản trị cơ sở dữ liệu ra đời nhiều tổ chức phải rà soát lại HTTT của mình để quyết định những gì họ sẽ phải cài đặt, phải thay đổi khi muốn sử dụng những công nghệ mới này. Tuy nhiên sự thay đổi như vậy không thể thực hiện một cách nhanh chóng được, nó sẽ làm sáo trộn hệ thống quản lý cũng như sản xuất của tổ chức. Muốn vậy ta có thể áp dụng từ từ hệ thống mới để người sử dụng có thể làm quen với sự thay đổi và những chức năng hiện đại hơn. Cũng có những HTTT được phát triển chỉ vì người quản lý muốn mở rộng quyền lực của mình bởi vì ông ta biết rằng thông tin là một phương tiện có thể thực hiện điều đó.
2.2.4. Sự thay đổi về sách lược chính trị
Một nguyên nhân rất quan trọng buộc các tổ chức phải thay đổi HTTT cũ đó là các chính sách của nhà nước. Các chính sách được đưa ra mang tính cưỡng chế thi hành và không có sự lựa chọn. Chính vì vậy các tổ chức không thể không thay đổi, phát triển HTTT của mình. Hiện nay nhà nước đang có chủ trương xây dựng “chính phủ điện tử” nên việc tin học hoá công tác quản lý của các tổ chức là vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên việc người ta nhận ra yêu cầu phát triển HTTT rõ rang là chưa đủ để bắt ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status