Thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ tại Việt Nam - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ tại Việt Nam



MỤC LỤC
 
Chương 1: Đầu tư quốc tế và vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. 1
I. Lý luận về đầu tư quốc tế: 1
1. Khái niệm đầu tư quốc tế: 1
2. Các hình thức đầu tư quốc tế: 1
2.1 Đầu tư gián tiếp: 1
2.2 Đầu tư trực tiếp (FDI): 2
2.3 Khu vực tập trung FDI 3
3. Nguyên nhân của đầu tư quốc tế: 4
II. Vai trò của đầu tư trực tiếp FDI đối với nước nhận đầu tư và nước đi đầu tư: 4
1. Vai trò đối với nước nhận đầu tư 4
1.1. Tác động tích cực: 4
1.2. Tác động tiêu cực: 7
2. Vai trò của FDI đối với nước đi đầu tư: 8
III. Đặc điểm và xu hướng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới hiện nay: 9
1. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài: 9
2. Xu hướng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới: 10
IV. Kinh nghiệm của Trung Quốc: 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA MỸ TẠI VIỆT NAM 14
I. Tác động của hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ đến đầu tư FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 14
1. Nội dung chủ yếu về hoạt động đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ theo tinh thần Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ: 14
2. Đánh giá tác động 17
II. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA MỸ TẠI VIỆT NAM 19
1. Quy mô vốn đầu tư 19
2. Vốn đầu tư phân theo ngành 24
3. Đầu tư của Hoa kỳ theo hình thức đầu tư 27
III. Những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp cùa Hoa Kỳ khi gia nhập tổ chức WTO: 28
1. Những cơ hội mở ra cho Việt Nam: 29
2. Những thách thức Việt Nam phải đối mặt: 30
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ trong thời gian tới. 32
I. Mục tiêu và đinh hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nói chung và thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ nói riêng: 32
1. Mục tiêu và định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nói chung: 32
1.1 Mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nói chung: 32
1.2 Định hướng thu hút đầu tư trục tiếp nói chung: 33
2. Mục tiêu và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp từ Hoa Kỳ vào Việt Nam nói riêng: 33
II. Giải Pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam: 34
1. Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư với Hoa Kỳ: 34
2. Hoàn thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam: 36
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

. Theo đó, Việt Nam phải bảo đảm môi trường đầu tư mang tính minh bạch: các luật lệ, chính sách, thủ tục hành chính… có liên quan đến hoạt động đầu tư phải được đăng công khai.
Cam kết chung
- Dành bảo hộ không bị sung công đối với đầu tư Mỹ ở Việt Nam
- Quyền giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với nhà nước, quyền được chọn nhân sự điều hành cao cấp
- Cho phép tự do chuyển tiền trên cơ sở đãi ngộ quốc gia
Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs)
Việt Nam sẽ loại bỏ dần các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại không phù hợp với WTO (ví dụ yêu cầu về hàm lượng nội địa) trong 5 năm, và các TRIMs khác (yêu cầu xuất khẩu sản phẩm) trong khung thời gian tương tự.
Đãi ngộ quốc gia
- Việt Nam cam kết dành đãi ngộ quốc gia chung, có một số ngoại lệ.
Phân luồng đầu tư
- Sẽ dần dần loại bỏ hoàn toàn cho hầu hết các lĩnh vực trong thời hạn 2, 6, hay 9 năm (tuỳ từng trường hợp vào ngành đầu tư, ví dụ đầu tư vào khu công nghiệp hay đầu tư vào lĩnh vực chế tạo), nhưng Việt Nam bảo lưu quyền phân luồng đầu tư trong một số ngành.
- Bỏ hạn chế góp vốn trong liên doanh.
- Sau 3 năm sẽ xoá bỏ yêu cầu Mỹ trong liên doanh phải đạt tối thiểu 30%, xoá bỏ yêu cầu bán phần góp vốn của Mỹ cho đối tác Việt Nam và thay bằng quyền được mua trước.
Hoạt đông của liên doanh.
- Sau 3 năm sẽ xoá bỏ yêu cầu một số thành viên Hội đồng Quản trị phải là người Việt Nam, và hạn chế số vấn đề cần đạt được sự đồng thuận trong Hội đồng Quản trị (tức là những vấn đề mà thành viên Việt Nam được quyền phủ quyết).
Phân biệt giá.
- Loại bỏ dần mọi phân biệt về giá đối với các nhà đầu tư hay cá nhân Mỹ (về điện nước, giao thông, thuê nhà cửa, v.v...) ngay hay sau 2-4 năm tuỳ theo loại giá.
Quan hệ đầu tư giữa hai Bên Hoa Kỳ và Việt Nam về cơ bản được thiết lập dựa trên 2 nguyên tắc: Đối xử quốc gia và đối xử Tối huệ quốc.
Ø      Nguyên tắc Đối xử quốc gia trong hoạt động đầu tư được hiểu là các khoản đầu tư như: việc thành lập, mua lại, mở rộng, quản lý, điều hành, vận hành, bán hay định đoạt đầu tư bằng các cách khác, mỗi Bên dành cho Bên khi họ hoạt động đầu tư trên đất nước mình sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các khoản đầu tư của công dân hay công ty của nước mình. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp trong nước được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ nào trong hoạt động đầu tư thì các nhà đầu tư nước ngoài cũng có những nghĩa vụ và quyền lợi tương tự, hay nói cách khác, các nhà đầu tư Việt Nam được hưởng những ưu đãi và thuận lợi nào trong hoạt động đầu tư thì cũng phải dành cho công dân và các công ty Mỹ những ưu đãi và điều kiện tương tự (thực hiện bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước).
Ø      Nguyên tắc Tối huệ quốc trong hoạt động đầu tư được hiểu là các khoản đầu tư như: việc thành lập, mua lại, mở rộng, quản lý, điều hành, vận hành, bán hay định đoạt đầu tư bằng các cách khác mỗi Bên dành cho Bên kia khi họ hoạt động đầu tư trên đất nước mình sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các khoản đầu tư của công dân hay công ty của nước thứ ba trên lãnh thổ của mình. Điều đó có nghĩa là Việt Nam đã dành những ưu đãi thuận lợi nào cho công dân hay công ty của một nước thứ ba khi họ đầu tư vào Việt Nam, thì cũng phải dành những ưu đãi tương tự cho công dân và các công ty Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, ở Khoản 2 Điều 2 Chương 4 của Hiệp định cũng cho phép mỗi Bên có thể ban hành hay duy trì những ngoại lệ trong một số các lĩnh vực hay một số vấn đề nêu rõ trong Phụ lục H.
Các quy định áp dụng cho một số lĩnh vực cụ thể được tóm tắt như sau:
Quy định về bãi bỏ chế độ thẩm định cấp giấy phép đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
   TRỪ một số ngoại lệ, Việt Nam cam kết chuyển từ chế độ cấp giấy phép đầu tư sang chế độ đăng ký hoạt động đầu tư đối với các dự án đầu tư của phía Hoa Kỳ vào Việt Nam, theo lộ trình tính từ ngày Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực như sau:
Các dự án của Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam
Thời hạn áp dụng kể từ HĐ có hiệu lực
1. Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp và khu chế xuất; các dự án có vốn đầu tư đến 5 triệu USD
Sau 2 năm
2. Các dự án đầu tư vào sản xuất có vốn đầu tư đến 20 triệu USD
Sau 6 năm
3. Mọi dự án đầu tư nước ngoài TRỪ những dự án ngoại lệ nêu trong Phụ lục H
Sau 9 năm
2. Đánh giá tác động
Đánh giá tác động sau 5 năm thực hiện Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đối với thương mại, đầu tư và cơ cấu kinh tế của Việt Nam, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) nhận định, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng mạnh, nhất là trong những lĩnh vực mà Việt Nam có thể mạnh xuất khẩu.
Chuyên gia Steve Perker của Dự án Hỗ trợ thúc đẩy thương mại (Star - Việt Nam) của USAID cho biết, tác động kinh tế trực tiếp nhất của BTA là việc trao Quy chế quan hệ thương mại bình thường (MFN) cho hàng Việt Nam. Thị trường Hoa Kỳ vừa được mở cửa là một lối thoát cho lợi thế cạnh tranh bị dồn nén của Việt Nam, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước đầu tư vào các ngành nghề có nhiều khả năng xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Minh chứng cho làn sóng đầu tư này là ngay khi Hiệp định được kấ nháy ở cấp độ kỹ thuật vào năm 1999, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào các lĩnh vực này đã tăng mạnh. Riêng trong giai đoạn 1999 - 2005, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ba lĩnh vực quần áo và hàng dệt may, giày dép, chế biến gỗ và đồ gỗ đã tăng bảy lần, từ 120 triệu USD trong năm 1999 lên tới 851 triệu USD trong năm 2005 và sau đó tăng gần gấp đôi lên 1,5 tỷ USD trong năm 2006. Tỷ lệ của các lĩnh vực này trong tổng vốn đầu tư được đăng kấ tăng từ chỉ 3% trong năm 2006 lên đỉnh điểm là 27% trong năm 2003, trước khi quay trở về mức 12% trong năm 2006, khi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực khác bắt đầu tăng trưởng mạnh hơn, cũng là khi tác động chung của Hiệp định và các hoạt động cải cách khác bắt đầu có tác dụng đối với toàn bộ nền kinh tế.
Chuyên gia của Star - Việt Nam cũng cho rằng, thời điểm của sự gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài rất quan trọng. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng tại châu á, sự gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến BTA bắt đầu trở nên mạnh mẽ vào năm 1999, chiếm gần như toàn bộ sự tăng trưởng trong tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong các giai đoạn từ 1999 đến 2003 và đó là một nguồn kích thích cực kỳ quan trọng đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung. Trong giai đoạn từ 2000 đến 2005, đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ba lĩnh vực này chiếm 16% trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được đăng ký, so với mức 5% của năm 1999.
Sự tăng trưởng của đầu tư t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status