Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập



Khi kết thúc hợp đồng hay thanh lý tài sản của doanh nghiệp do kết thúc thời hạn hoạt động hay vì lý do nào đó doanh nghiệp bị giải thể trước thời hạn, thì chủ đầu tư được phép chuyển về nước giá trị vốn đã chuyển vào trước đó mà không phải nộp thuế. Nếu số tiền chuyển ra nước ngoài cao hơn vốn ban đầu và vốn tái đầu tư thì chênh lệch đó chỉ được chuyển ra nước ngoài khi được cơ quan cấp GPĐT chuẩn y. Việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp thanh lý, phá sản được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của pháp luật.
Cơ chế này vừa đảm báo lợi ích hợp pháp của các chủ nợ và các nhà đầu tư, tương đối phù hợp với thông lệ quốc tế, cụ thể hoá được các thủ tục, trình tự cũng như cách xử lý tài sản của DNLD khi thanh lý, phá sản. Tuy nhiên, về quyền lợi và trách nhiệm của các bên chưa thực sự tương xứng nhau, khi mà trách nhiệm của các bên đối với khoản nợ của DNLD dựa vào tỷ lệ vốn góp theo cam kết về vốn pháp định, còn việc phân chia lợi nhuận lại dựa vào tỷ lệ vốn thực góp.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hải chuyển sang áp dụng chế độ kế toán Việt Nam. Báo cáo tài chính doanh nghiệp phải được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán độc lập được phép hoạt động tại Việt Nam trước khi gửi tới cơ quan quản lý Nhà nước và thay mặt các liên doanh. Tuy nhiên, trên thực tế báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các doanh nghiệp có vốn FDI không được coi là căn cứ chính xác trong việc xác định số thuế phải nộp trong năm tài chính được kiểm toán đó. Số thuế mà doanh nghiệp có vốn FDI phải nộp được xác định thông qua biên bản quyết toán thuế hàng năm sau khi doanh nghiệp được cơ quan thuế kiểm tra xác nhận, điều này gây tốn nhiều thời gian cho doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp, nhất là người nước ngoài.
Hàng năm các doanh nghiệp có vốn FDI đều lập báo cáo về tình hình góp vốn, vay vốn, lao động, doanh thu, chi phí, lãi, lỗ, ngoại tệ, chuyển lợi nhuận, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp gửi cho các cơ quan chức năng quản lý về ĐTNN tại Việt Nam, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý ngành đang hoạt động… trên cơ sở các báo cáo, cơ quan quản lý về ĐTNN có thể giám sát tình hình SXKD của doanh nghiệp, tình hình tuân thủ các điều khoản cam kết trong GPĐT. Điều này đặc biệt rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong diện được hưởng các ưu đãi về thuế
2.2.1.5. Thực trạng cơ chế tài chính cho việc giải thể, phá sản hay chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp
Khi kết thúc hợp đồng hay thanh lý tài sản của doanh nghiệp do kết thúc thời hạn hoạt động hay vì lý do nào đó doanh nghiệp bị giải thể trước thời hạn, thì chủ đầu tư được phép chuyển về nước giá trị vốn đã chuyển vào trước đó mà không phải nộp thuế. Nếu số tiền chuyển ra nước ngoài cao hơn vốn ban đầu và vốn tái đầu tư thì chênh lệch đó chỉ được chuyển ra nước ngoài khi được cơ quan cấp GPĐT chuẩn y. Việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp thanh lý, phá sản được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của pháp luật.
Cơ chế này vừa đảm báo lợi ích hợp pháp của các chủ nợ và các nhà đầu tư, tương đối phù hợp với thông lệ quốc tế, cụ thể hoá được các thủ tục, trình tự cũng như cách xử lý tài sản của DNLD khi thanh lý, phá sản. Tuy nhiên, về quyền lợi và trách nhiệm của các bên chưa thực sự tương xứng nhau, khi mà trách nhiệm của các bên đối với khoản nợ của DNLD dựa vào tỷ lệ vốn góp theo cam kết về vốn pháp định, còn việc phân chia lợi nhuận lại dựa vào tỷ lệ vốn thực góp.
2.2.2. Đánh giá thực trạng cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt nam.
Sau 15 năm thực hiện Luật ĐTNN tại Việt Nam, cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn FDI luôn được bổ sung, hoàn thiện. Sau khi phân tích thực trạng về cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn FDI, rút ra một số ý kiến đánh giá như sau:
Thứ nhất: Về cơ chế góp vốn, tạo vốn kinh doanh:
- Phía Việt Nam trong các DNLD góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất phát sinh một số điểm bất cập: khi cần thiết khuyến khích đầu tư thì giảm giá tiền thuê đất, hay do lợi ích cục bộ trong thu hút vốn đầu tư (thời gian gần đây nổi cộm lên việc khuyếch trương thu hút đầu tư ở khắp nơi trong nước) tạo ra bất lợi cho phía Việt Nam trong liên doanh, nhất là đối với những DNLD đã và đang hoạt động bị tính lại tiền thuê đất theo giá thấp hơn thời điểm được cấp GPĐT. Chính sách ưu đãi miễn giảm tiền thuê đất chưa phát huy được tác dụng tích cực. Luật ĐTNN năm 2000 và Nghị định 24/2000-NĐ-CP hướng dẫn thực hiện đều đã có qui định chi tiết và có các mức ưu đãi rất lớn cho các dự án đầu tư vào các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn do Chính phủ qui định nhưng không mấy hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở hạ tầng tại các địa bàn này kém phát triển.
- Tình trạng chuyển giao công nghệ lạc hậu, hay đã qua sử dụng vẫn tồn tại, công tác thẩm định giá trị tài sản góp vốn thực hiện không triệt để.
- Nước ta chưa có được một thị trường chứng khoán phát triển đủ để tạo ra khả năng huy động vốn cho các doanh nghiệp có vốn FDI. Hiện nay cũng đang dừng lại ở việc cho phép một số doanh nghiệp có vốn FDI được chuyển sang hình thức công ty cổ phần.
- Vấn đề huy động vốn vay của các doanh nghiệp có vốn FDI: các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt nam làm ăn thua lỗ chiếm một tỷ lệ lớn, hoạt động SXKD phụ thuộc rất lớn vào công ty mẹ ở nước ngoài. Trong hoạt động cho vay tín dụng, các tổ chức tín dụng có thể xem xét thẩm định về pháp lý, tài sản đảm bảo của doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt nam nhưng khó có điều kiện thẩm định tình hình tài chính của công ty mẹ. Các doanh nghiệp có vốn FDI, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong các khu chế xuất, các tổ chức tín dụng không nắm được thông tin từ thị trường nước ngoài, không nắm được dòng lưu chuyển tiền tệ của các doanh nghiệp có vốn FDI, do thanh toán chủ yếu tại các ngân hàng nước ngoài, do đó không thể cho vay không có tài sản đảm bảo.
Một nguyên nhân khác, các ngân hàng trong nước chưa chủ động tiếp cận với các doanh nghiệp có vốn FDI, chưa nắm bắt được nhu cầu vốn tín dụng của các doanh nghiệp có vốn FDI và chưa có bộ phận hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp trong việc thiết lập quan hệ tín dụng ngân hàng.
Các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp có vốn FDI phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam chưa được nhận thế chấp cho vay bằng quyền sử dụng đất,…Nhìn chung các qui định liên quan đến vay vốn nước ngoài, huy động vốn trong nước của các doanh nghiệp có vốn FDI không được cởi mở, thông thoáng.
Thứ hai: Về chí phí và lợi nhuận của các doanh nghiệp có vốn FDI:
Mặc dù có nhiều ưu điểm trong các chính sách về ưu đãi thuế đối với hoạt động FDI, nhưng các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do chi phí SXKD cao hơn các doanh nghiệp có vốn trong nước và còn ở mức cao so với các nước trong khu vực (như đã phân tích trong mục 2.2.1.2). Chính vì vậy Việt nam làm mất đi một số lợi thế và không còn là địa điểm hấp dẫn đầu tư so với các quốc gia khác. Có rất nhiều doanh nghiệp có vốn FDI vẫn trong tình trạng thua lỗ hay không còn vốn để hoạt động. Tỷ lệ các doanh nghiệp có vốn FDI sản xuất kinh doanh lãi là 42,84% và lỗ là 54,09% (nguồn: tính toán từ kết quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp 1/4/2001, Tổng cục Thống kê).
Đây là vấn đề cần xem xét nghiêm túc và đầy đủ, vì mục tiêu của các nhà đầu tư là lợi nhuận và không có sự tuyên truyền, quảng cáo nào tốt hơn là việc các nhà đầu tư tại Việt Nam giới thiệu môi trường, vị trí đầu tư cho các nhà đầu tư bạn bè trên thế giới.
Thứ ba: Các ưu đãi về thuế không phải là yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà ĐTNN, mà vấn đề chính là môi trường đầu tư kinh doanh, các điều kiện cơ sở hạ tầng tốt… mới là yếu tố quan trọng trong việc thu hút FDI và thúc đẩy hoạt động của các doanh n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status