Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp



 
 
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương I: Vốn lưu động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp.
1.1.Vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu vốn lưu động trong doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn lưu động.
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm.
1.1.1.2. Phân loại vốn lưu động
1.1.2.Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu vốn lưu động.
1.2. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở các doanh nghiệp
1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của vốn lưu động.
1.2.2. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.
1.3. Một số biện pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động.
1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới việc tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
1.3.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
Chương 2: Tình hình sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Technoimport.
2.1. Vài nét về công ty Technoimport.
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Technoimport.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Technoimport.
2.2 Tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Technoimport.
2.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Technoimport.
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Technoimport trong những năm gần đây.
2.2.3. Tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Technoimport.
2.2.3.1. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty Technoimport.
2.2.3.2. Nguồn vốn lưu động của công ty Technoimport.
2.2.3.3. Tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động của công ty Technoimport.
2.2.3.4. Vốn tiền mặt và khả năng thanh toán của công ty Technoimport
2.2.3.5. Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty Technoimport
2.2.3.6. Tình hình quản lý hàng tồn kho của công ty Technoimport
2.2.3.7. Đánh giá hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động ở công ty Technoimport.
2.2.4.Những vấn đề đặt ra trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động ở công ty Technoimport.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty Technoimport.
3.1.Phương hướng, mục tiêu hoạt động kinh doanh của công ty Technoimport trong năm 2002.
3.2.Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty Technoimport.
3.2.1.Cần có sự hỗ trợ của nhà nước và sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động.
3.2.2.Tổ chức tốt công tác thanh toán và thu hồi nợ.
3.2.3.Nâng cao công tác nghiên cứu thị trường và công tác vận chuyển hàng hoá khi mua và khi bán.
3.2.4.Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết.
3.2.5.Chú trọng phát huy nhân tố con người.
3.2.6.Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.
Kết luận.
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ấn đề phát sinh tại chi nhánh và đến cuối kỳ nộp báo cáo về phòng kế toán tổng công ty.
Bộ máy kế toán tổ chức theo mô hình trên được thể hiện theo sơ đồ sau:
2.2. Tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Technoimport.
2.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Technoimport.
Để công tác tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ có hiệu quả, nhà quản trị doanh nghiệp cần nắm bắt được tình hình thực tế của đơn vị mình, những khó khăn và thuận lợi mà doanh nghiệp hiện có để từ đó có các biện pháp phù hợp để tận dụng những nhân tố thuận lợi và hạn chế, khắc phục những nhân tố khó khăn. Qua đó từng bước tạo thế ổn định cho sự phát triển của công ty cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
a>Những thuận lợi.
Công ty thuộc bộ thương mại nên được sự hậu thuẫn rất nhiều từ bộ này. Về mặt pháp lý, công ty là doanh nghiệp Nhà nước được hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, công ty được mở tài khoản tại ngân hàng, nhờ ngân hàng là trung gian giao dịch thanh toán, thu chi nội, ngoại tệ trong viêch thanh toán với các đối tác. Mặt khác công ty được Nhà nước và các cơ quan hữu quan giúp đỡ trong việc mở rộng xây dựng trụ sở, cơ sở sản xuất kinh doanh, mở các chi nhánh, văn phòng thay mặt ở trong và ngoài nước đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tìm bạn hàng, mở rộng thị trường.
Về nguồn lực con người, công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện tai là 255 người, chủ yếu là trình độ đại học, đây là một nguồn lực dồi dào cả về phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, tạo nên sự vững mạnh về văn hoá của doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ công nhân viên này không ngừng được củng cố nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn để thường xuyên và sẵn sàng đáp ứng với sự đổi mới không ngừng trong cơ chế thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng.
Đặc biệt cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty khá chặt chẽ với những người lãnh đạo có trình độ chuyeen môn và kinh nghiệm, đồng thời sự kết dính giữa các phòng ban thường xuyên, khăng khít, đã góp phần vào việc chèo lái mọi công việc đi theo đúng hướng và mục tiêu đã đặt ra.
Bên cạnh đó, công ty là đơn vị duy nhất được Nhà nước giao nhiệm vụ nhập khẩu thiết bị toàn bộ cho mọi ngành, mọi địa phương trong cả nước, cũng như công ty được thành lập từ khá lâu nên giúp cho công ty tránh gặp phải nhiều khó khăn trong cạnh tranh tạo thế ổn định trong kinh doanh, ổn định về thị trường, từ đó từng bước hạn chế được các chi phí không cần thiết, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
b>Những khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên, công ty còn gặp phải những khó khăn trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động như:
Khó khăn lớn nhất của công ty trong những năm vừa qua là vấn đề vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Chuyển sang cơ chế thị trường, cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác, công ty Technoimport không còn được bao cấp toàn bộ về vốn như trước mà phải tự chủ trong trong sản xuất kinh doanh và đảm bảo có lãi. Do doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mà chủ yếu là nhập khẩu các thiết bị toàn bộ có giá trị lớn trong khi nguồn vốn chủ sở hữu của công ty lại không đủ đáp ứng, do đó công ty phải đi vay vốn với một lượng khá lớn, việc trả lãi cho các khoản vay đó đã làm giảm phần lợi nhuận đạt được của công ty.
Do công ty hoạt động xuất nhập khẩu, nên việc mở rộng thị trường, tìm kiếm các đối tác mới trong và ngoài nước, đồng thời công ty phải tự chủ về tài chính nên số chi phí bỏ ra cho việc nghiên cứu thị trường phần nào bị hạn chế.
Mặt khác, các thiết bị mà công ty nhập khẩu đều có giá trị rất lớn, nên khi giao hàng lại cho khách, nhiều khi thời hạn thanh toán bị kéo dài, làm đồng vốn bị ứ đọng dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động bị hạn chế.
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Technoimport trong những năm gần đây.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả tổ chức sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng của doanh nghiệp. Vì vậy trước khi xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty, chúng ta đi đánh giá một cách khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Mặc dù những năm gần đây công ty gặp không ít những khó khăn nhưng với những nỗ lực không ngừng công ty đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.
Để thấy được kết quả hoạt động kinh doanh cụ thể của công ty ta xem xét bảng sau:
Bảng1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Technoimport ngày 30/12/2001.
Đơn vị tính:ngđ
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
1. Tổng doanh thu
1.280.318.059
326.325.976
2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần(1-2)
1.280.318.059
326.325.976
4. Giá vốn hàng bán
1.267.595.355
314.832.503
5. Lợi nhuận gộp(3-4)
12.722.704
11.493.473
6. Chi phí bán hàng
2.521.696
3.740.314
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
5.939.434
6.184.169
8. Lợi nhuận thuần từ hđkd(5-6-7)
4.261.574
1.568.990
9. Thu nhập hđtc
1.695.054
1.794.701
10. Chi phí hđtc
2.801.002
2.336.750
11. Lợi nhuận thuần từ hđtc(9-10)
- 1.105.948
- 542.049
12. Thu nhập bất thường
13. Chi phí bất thường
14. Lợi nhuận bất thường(12-13)
15. Tổng lợi nhuận trước thuế
(8+11+14)
3.155.626
1.026.941
16. Thuế thu nhập doanh nghiệp
1.009.799
328.620
17. Tổng lợi nhuận sau thuế(15-16)
2.145.827
698.321
Qua báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2001 giảm đi khá lớn so với năm 2000. đồng thời lợi nhuận trước thuế năm 2001 giảm đi so với năm 2000 là:1.026.941- 3.155.626 = - 2.128.685(ngđ) tương ứng giảm đi 67,45%. Trong đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 2.692.584(ngđ) tương ứng giảm đi 63,18%, lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính tăng lên:563.899(ngđ)
Đi sâu vào hoạt động kinh doanh ta thấy doanh thu thuần năm 2001 giảm đi so với năm 2000 là: 953.992.083(ngđ) tương ứng giảm đi 74,51%.
Đặc biệt năm 2001 tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng so với năm 2000 trong khi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lại giảm rất lớn. Chứng tỏ công tác bán hàng cũng như quản lý doanh nghiệp của công ty còn bị hạn chế và lãng phí. Công ty cần có biện pháp thích hợp để khắc phục ở kỳ sau.
Về mức lương bình quân của công nhân viên trong công ty . Năm 2000 tiền lương bình quân là: 11.827(ngđ). Năm 2001 tiền lương bình quân là:11.603(ngđ). Thu nhập bình quân năm 2001 là:12.806(ngđ).
Như vậy ta thấy kết quả kinh doanh giảm đã làm cho thu nhập của cán bộ công nhân viên giảm và các chỉ tiêu khác giảm sút đáng kể.
2.2.3. Tình hình tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Technoimport.
2.2.3.1. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty Technoimport.
Để thấy rõ tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty ra xem xét bảng sau:
Qua bảng 2 ta thấy:
Về vốn kinh doanh: cơ cấu vốn có sự chênh lệch khá lớn, VLĐ chiếm 96,15% năm 2000 và chi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status