Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Tây - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Tây



Để duy trì các hoạt động giáo dục diễn ra bình thường và mang lại hiệu quả cao trong tổng chi Giáo dục-Đào tạo có dành một nhóm chi riêng, đó là chi quản lý hành chính. Nhóm chi này không co định mức cụ thể nên rất khó quản lý. Chính vì vậy việc quản lý các khoản chi này rất rễ lãng phí, không mang lại hiệu quả.
Số liệu bảng 8 cho thấy chi quản lý hành chính chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi NSNN cho giáo dục trung học phổ thông. Nó đang có xu hướng giảm dần về tỷ trọng (năm 2001 là 9,23%, năm 2002 là 7,85% và năm 2003 là 6,48%). Điều này thể hiện sự nỗ lực cố gắng của Hà Tây nhằm giảm bởt các khoản chi hành chính không cần thiết trong giáo dục trung học phổ thông.
Trong quản lý hành chính gồm các khoản chi hội nghị phí, công tác phí, công vụ phí và chi khác. Qua số liệu thể hiện trong bảng 10 sau đây cho ta thấy chi tiết về tình hình chi cho quản lý hành chính ơ bậc giáo dục trung học phổ thông ở Hà Tây trong những năm gần đây.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

á giỏi là 15% năm 2001 – 2002 là 16,1% tăng 1,1% và tỷ lệ học sinh khá năm 2002-2001 là 30,1% năm 2001-2002 là 33,8% tăng 3,7% và năm 2002-2003 là 36,2% tăng 2,4%. Số lượng học sinh yếu, kém giảm đi đáng kể. Một số trường có nhiều học sinh tham gia vào các cuộc thi của tỉnh và của toàn quốc và đạt kết quả cao. Để đạt được kết quả đó một phần nhờ vào sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với việc học tập của con em mình. Trong những năm gần đây cùng với việc phát triển của đất nước thi việc đô thị hoá ở Hà Tây cung diễn ra mạnh mẽ điều đó đã phần nào dẫn đến tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào tận học đường làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh bậc học THPT. Qua năm 2002-2003 tỷ lệ học sinh giỏi giảm đi so với năm 2001-2002 là 0,7%. Điều này đang là vấn đề đáng báo động yêu cầu các cấp, các ngành có liên quan cần xem xét và đánh giá lại. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT vẫn đạt kế hoạch đề ra nhưng vẫn cong là thấp so với mức độ chung của cả nước. Tỷ lệ học sinh yếu và kém đã giảm đi những chỉ giảm được một lượng không đáng kể. Bên cạnh đó vẫn có những trường đạt kết quả khá cào về chất lượng.
+ Xây dựng các điều kiện để củng cố phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo. Con người là nhân tố quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục. Đội ngũ giáo viên của ngành Giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tây trong những năm qua cũng có sự biến động không nhỏ cụ thể qua nghiên cứu bảng sau:
Bảng 4: Sự biến động về số lượng giáo viên bâc THPT tỉnh Hà Tây
Đơn vị: người
Năm học
Chỉ tiêu
2000-2001
2001-2002
2002-2003
Sl cần cho năm 2002-2003
Số giáo viên
2.441
2.785
3.100
3155
Nguồn: Phòng kế hoạch tài vụ, Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Tây.
So sánh giữa các năm học ta tầy rằng: Do số trường, số lớp , số học sinh tăng nên dẫn đến việc số lượng giáo viên tăng là điều tất yếu. Nhưng so số giáo viên năm 2002-2003 với nhu cầu giáo viên cho ngành giáo dục năm 2002-2003 thì vẫn con chưa đủ. Như vậy số lượng giáo viên đã không đủ để có thể đảm bảo cho công tác giảng dạy cho nên việc nâng cao chất lượng giáo dục là khó thực hiện được. Bên cạnh những tích cực như đã nâng cao trình độ chuyên m9on cho giáo viên thì vẫn còn tồn tại những hạn chế trong công tác giảng dạy như bài soạn còn nhiều điều chưa được khoa học, rõ ràng. Phương pháp giảng dạy còn mạng nặng tính lý thuyết. Tổ nhóm chuyền môn sinh hoạt còn mang tính hình thưc, nội dung cùng kiệt nàn, chưa rõ quy trình triển khai một chuyên đề.
Đối với công tác xây dựng cơ sở vật chất, trng thiết bị trường học ngành giáo dục tỉnh năm học 2002-2003 được đánh giá là triển khai đạt hiệu quả tốt hơn năm 2001-2002 cụ thể là co 1 trường công lập và 5 trường bán công được xây dựng mới, sửa chữa 70 phòng học với kinh phí là 400 triệu đồng, mua sắm bàn ghế học sinh, giáo viên, máy vi tính và đồdùng học tập với tổng kinh phí là 12.765,5 triệu đồng.
Như vậy, ngành Giáo dục trên địa bàn tỉnh đã cho thấy rằng bên cạnh những mặt đạt được vẫn tông tại nhiều hạn chế như: chất lượng giáo dục còn ở mức thấp nhất, số lượng, chất lượng giáo viên con chưa đảm bảo… Vì vậy cácc ban ngành cần quan tâm nhiều hơn đến ngành Giáo dục. Tuy nhiên trong khi nền kinh tế còn khó khăn NSNN còn hạn hẹp mà việc đầu tư cho SNGD chủ yếu từ NSNN, nên vấn đề đặt ra là phải có biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả chi NSNN cho SNGD. Vì vậy chúng ta đi sâu vào phân tích tình hình chi NSNN cho Giáo dục. Từ đó rút ra giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả trong việc quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục.
2.2. Thực trạng chi NSNN cho sự nghiệp Giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
2.2.1. Cơ cấu chi NSNN cho SNGD THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Tình hình chi NSNN cho sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo ở Hà Tây trong những năm gân đây.
Cùng với xu hướng phát triển chung của đất nước, Giáo dục-Đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo của đất nước nói chung và của tỉnh Hà Tây nói riêng đang đứng trước những thử thách lớn lao, yêu cầu sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo phải đổi mới, cố gắng vươn nên không ngừng. Hà Tây là một tỉnh ven đô, dân số khá đông lại là một tỉnh thuần nông nên thu nhập bình quân thấp. Song Hà Tây lại là một tỉnh có nền Giáo dục-Đào tạo tương đối phát triển. Mức đầu tư cho sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo của tỉnh trong những năm qua không ngừng tăng lên, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN của toàn tỉnh điều đó được thể hiện qua bảng 5:
Qua bảng 5 cho ta thấy số chi NSNN cho sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo ở Hà Tây gia tăng hàng năm. Với chủ trương quyết tâm giữ vững đà phát triển về số lượng và hiệu quả Giáo dục-Đào tạo, tỉnh đã tạo mọi điều kiện để đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu học tập của nhân dân. Số chi NSNN cho Giao dục-Đào tạo chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số chi NSNN toàn tỉnh hàng năm.
Kế hoạch chi cho sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo Hà Tây năm 2001 là 256.831 triệu đồng, năm 2002 là 301.760 triệu đồng, năm 2003 là 327.226 triệu đồng tương ứng với 32%, 36,1% và 37,38% tổng chi NSNN toàn tỉnh. Điều đó chứng tỏ ngay ở khâu lập kế hoạch chi NSNN Hà Tây đã chú trọng tăng chi cho sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo của tỉnh.
Song thực tế việc thực hiện kế hoạch chi cả về tổng chi NSNN và chi cho Giáo dục-Đào tạo lại luôn co sự biến động, tăng hay giảm so với dự toán. Cụ thể: Thực tế chi cho Giáo dục-Đào tạo năm 2001 so với dự toán năm tăng 14,39% trong khi thực tế chi NSNN chỉ tăng 3,82%. Do tỷ lệ thực hiện chi NSNN cho Giáo dục-Đào tạo tăng cao như vậy nên tỷ trọng chi cho Giáo dục-Đào tạo trên tổng chi NSNN tỉnh Hà Tây thực tế lên đến 35,3%. Đây thực sự là một khoản chi đáng kể, tạo điều kiện thận lợi cho sự nghiệp phát triển Giáo dục-Đào tạo của tỉnh. Và trong hai năm tiếp theo thì tỷ trọng chi cho Giáo dục đều có xu hướng tăng lên điều này đã khảng định thêm một bước tầm quan trọng của ngành Giáo dục-Đào tạo trong vị trí chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Qua sự phân tích trên, ta có thể rút ra được một số nhận xét về đầu tư NSNN cho Giáo dục-Đào tạo của tỉnh Hà Tây cũng như tình hình thực hiện kế hoạch chi NSNN cho ngành Giáo dục-Đào tạo như sau.
Thứ nhất: Tỷ trọng chi cho Giáo dục-Đào tạo tăng hàng năm là một chuyển biến tích cực. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và UBND tỉnh Hà Tây đối với vấn đề quốc sách hàng đầu là Giáo dục-Đào tạo.
Thứ hai: Việc tăng chi cho Giáo dục-Đào tạo hàng năm trong khi tổng chi NSNN toàn tỉnh tăng không nhiều cho thấy kế hoạch đã lập cho ngành có tính khả thi cao. Song nếu tỷ lệ chi thực tế quá cao sẽ là không tốt vì như vậy khoản chi ngoài kế hoạch rất lớn. Biểu hiện: năm 2001 tỷ lệ chi thực tế cho Giáo dục-Đào tạo tăng 14,39% so với kế hoạch chứng tỏ việc quản lý các khoản chi này chưa tốt. Hà Tây cần có biện pháp quản lý sao cho kế hoạch chi vừa có tính khả thi cao ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status