Tình hình hoạt động của các DNNN và một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Tình hình hoạt động của các DNNN và một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay



MỤC LỤC
 
Lời nói đầu
I, Tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn- một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của DNNN trong nền kinh tế thị trường
1. Khái niệm về vốn
2. Đặc trưng cơ bản của vốn
3. Phân loại vốn
4. Vai trò của vốn đối với DNNN trong nền KTTT
a. Tính pháp lý
b. Tính kinh tế
5. Những vấn đề liên quan hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
5.1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong sản xuất kinh doanh
5.2 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
6.1 Chỉ tiêu đánh giá tổng hợp
6.2 Chỉ tiêu đánh giá vốn cố định
6.3 Chỉ tiêu đánh giá vốn lưu động
6.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tàI chính của hoạt động đầu tư khác
II, Khái quát tình hình hoạt động và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay
1. Vai trò DNNN trong nền KTTT
2. Thực trạng về vốn đầu tư và sử dụng vốn trong các DNNN
2.1 Đánh giá chung
2.1.1 Tình hình các DNNN trước thời kỳ đổi mới
2.1.2 Tình hình các DNNN sau thời kỳ đổi mới
2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của các DNNN
2.3 Thực tế tình hình sử dụng vốn đầu tư trong một số DNNN ở nước ta
2.4 Một số nhận xét về hiệu quả kinh tế năm 2001 thông qua chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp
2.5 Những kết quả đạt được và những tồn tại trong DNNN
2.5.1 Những kết quả đạt được
2.5.2 Những tồn tại cần khắc phục
III, Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các DNNN
1. Một số giải pháp tổng quát
2. Cổ phần hoá DNNN, góp phần giải quyết khó khăn về vốn
3. Giảm phí tổn về vốn
4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
5. Tăng cường đầu tư, đổi mới tài sản cố định, đặc biệt là đổi mới hiện đại hoá máy móc thiết bị, phục vụ trực tiếp cho sản xuất.
6. Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định của DN.
Kết luận
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ranh trên thị trường rong và ngoài nước , khả năng giữ vững và phát triển XK, thu hút đầu tư… là những tiêu thức không thể thiếu đối với mỗi DN để tự khẳng định mình. Kết quả đổi mới trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh DNNN những năm qua tạo ra những điều kiện thuận lợi để DNNN hoàn thành vai trò chủ đạo của nó trong sự phát triển kinh tế đất nước.
2. Thực trạng vốn và sử dụng vốn trong các DNNN
2.1 Đánh giá chung
2.1.1 Thời kỳ trước đổi mới kinh tế:
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập chung bao cấp, DNNN tồn tại dưới hình thức các xí nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước đã hình thành một mạng lướI thống nhất trên khắp địa bàn cả nước, từ trung ương đến cơ sở. Các xí nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước thâm nhập vào mọi lĩnh vực, sản xuất kinh doanh hầu hết mọi sản phảm hàng hoá, dưói hình thức chỉ tiêu, định mức cảu nhà nước. Thích ứng với thời kỳ này, vốn của xí nghiệp đều do ngân sách nhà nước cấp. Thực hiện nguyên tắc cấp phát, giao nộp nhan sách, các xí nghiệp không tự khai thác và huy động vốn để đảm bảo vốn kinh donah, dẫn đến tình trạng các xí nghiệp không quan tâm đến việc bảo toàn và phát triển vốn. Vốn của xí nghiệp thất thoát nghiêm trọng, nhiều xí nghiệp lãi giả, lỗ thật và báo cáo sai lệch trong hạch toán kinh doanh.
2.1.2 Thời kỳ đổi mới kinh tế từ 1986 đến nay:
Chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản trị ®iều tiét cuả nhà nước, các DNNN được tự chủ ®éng sản xuất kinh doanh. Từ đây vấn đề vốn trở thành vấn đề sống còn của mỗi DNNN.
Trong thời kỳ 1986-1990, các DNNN được hình thành trên quy mô rộng lớn cả ở cấp quận huyện và không có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp Trung ưong và địa phương. Đến năm 1990, cả n­íc có 12080 DNNN. Các doanh nghiệp trong thời kỳ này có quy mô nhỏ, vốn ít và công nghệ lạc hậu. Sự dàn trảI của các DNNN làm hco nguồn vốn đầu tư của nhà nước khong thể tập trung cho các ngành trọng điểm dẫn tớI sự thiếu hụt vốn thường xuyên, hiệu quả sử dụng vốn rất thấp.
Từ năm 1990, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách như Nghị định 338/HĐBT, Quyết định 315/HĐBT, Chỉ thị 500/Ttg..nhằm sắp xếp và tổ chức lại các DNNN. Qua nhiều lần sắp xếp, sát nhập và giải thể, đến nay còn lại khoảng 5280 DNNN. Các DNNN đã nâng cao hơn trình độ tích tụ và tập trung, tăng quy mô và kinh doanh có hiệu quả hơn. Tuy nhiên hiện nay DNNN đang đứng trước thực trạng yếu kém về nhiều mặt: sức cạnh tranh còn quá yếu kém, quy mô quá nhỏ, thiếu vốn nghiêm trọng, lãi suất kinh doanh bình quân thấp hơn lãi suất ngân hàng, hiệu quả sút kém. Hầu hết các DNNN đang trong tình trạng “đói vốn” trầm trọng. Theo báo các tổng kết của Bộ thương mạI năm 1998, trên 90% số doanh nghiệp không đủ mức vốn pháp đinh theo quy định tại Nghị định số 50/ Chính phủ ngày 28/8/1996 của Nhà nứoc có tớI 70% doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn. Xét chung các DNNN hiÖn nay có tớI 60% số DNNN không đủ vốn pháp định theo quy định . Nghiêm trọng hơn là do thiếu vốn nên các DNNN không có khả năng đầu tư đổi mới trang thiết bị, hiện Đại hoá công nghệ, không có khả năng cạnh tranh.
Hiện tượng ứ đọng vật tư kém phẩm chất là rất lớn trong các DNNN hiện nay, một số DN lại trông chờ vào nhà nước, không có biện pháp xử lý kịp thời. Tại Hồ Chí Minh, ứ đọng hàng kém phẩm chất là 2256 tỷ chiếm 10% trong tổng vốn Nhà nước. Tổng công ty 91, lượng tồn kho 4164 tỷ, Công ty Mía I và II tồn kho 1000 tỷ, xi măng tồn kho 500 tỷ, Hàng dệt may tồn 500 tỷ.
Tỷ lệ góp vào NSNN của DNNN là lớn tuy nhiên nếu so sánh lượng vốn NN đã cấp cho DNNN thì kết quả đó thật không đáng tự hào. Xuất khẩu của DNNN chiếm 55,8% tổng kim nghạch, nó thể hiện tầm quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Xét hiệu quả thì không được vì sản phẩm xuất khẩu từ tài nguyên thiên nhiên, sản phẩm thô chiếm 60% tæng kim ngạch, chủ yếu lớn do ưu đãi khai thác tài nguyên. Nếu trừ dầu khí, than( chiếm 25% tổng kim ngạch) thì khu DNNN chiếm 30% tổng kim ngạch, gần bằng tỷ trọng khu vực ngoài quốc doanh. Hầu hết các DNNN đều được hưởng ưu đãi về vốn, đất đai, nguồn nhân lực nhưng với kết quả như vậy thì chưa thật xứng đáng với số vốn đã bỏ ra và công sức cho việc thực hiện các phương án đó.
2.2 Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn của các DNNN
Nhìn chung từ sau khi đổi mới nền kinh tế đến nay, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của các DNNN đã tăng lên. Tuy nhiên nó vẫn còn ở mức thấp. Nhiều doanh nghiệp chưa bảo toàn được vốn, tình trạnh thua lỗ xảy ra trong nhiều doanh nghiệp. Năm 1995 tài sản cố định trong các DNNN chiếm 70-80% nhưng chỉ cung cấp 44% Tổng sản phẩm trong nước. Năm 1998, số DNNN thực sự có hiệu quả chỉ chiếm khoảng 40%, số bị thua lỗ liên tục chiếm tớI 20%( nếu tính đủ khấu hao TSCĐ thì tỷ lệ này còn cao hơn), còn lại 40% là các doanh nghiệp trong tình trạng bấp bênh, nói chung là chưa có hiệu quả. Chỉ xét riêng các DNNN thuộc Thành phố Hà Nội từ 1995 dến 1998 ta thấy nhiều doanh nghiệp thuộc thành phố quản trị làm ăn có lãi, trong đó có một số doanh nghiệp đạt doanh thu lớn, đóng góp ngân sách cao. Tuy nhiên số doanh nghiệp bị lỗ có chiều hướng gia tăng, tỷ trọng donah nghiệp bị lỗ của Thành phố vẫn còn nhiều. Điều đó được thể hiện ở bản sau:
Tình hình hoạt động của DNNN thuộc Thành phố Hà nội:
Loại doanh nghiệp
1997
1998
1999
2000
TW
TP
TW
TP
TW
TP
TW
TP
DN có lãi
468
273
465
251
481
258
241
DN hoà vốn
18
15
15
28
36
38
13
DN bị lỗ
48
36
52
47
35
32
43
(Nguồn : Tạp chí kinh tế và phát triển số 38/2000)
Qua bảng trên cho ta thấy các DNNN do trung ương quản lý có hiệu quả kinh doanh cao hơn các DNNN do Thành phố quản lý. Các DNNN làm ăn thua lỗ có xu hướng giảm đối với các DNNN do TW quản lý, nhưng lại có xu hướng tăng đối với các DNNN do Thành phố quản lý trong một số năm gần đây, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn nói riêng có xu hướng giảm xuống. Năm 1995, một đồng vốn Nhà nước tạo ra được 3.46 đồng doanh thu và 0.19 đồng lợi nhuận. Năm 1998, các chỉ tiêu tương ứng chỉ dạt 2.9 đồng và 0.14 đồng. Thậm chí trong ngành công ngiệp, một đồng vốn chỉ tạo ra được 0.024 đồng lợi nhuận.
Hiệu quả sử dụng vốn giảm xuống đi kèm với nó là tốc độ tăng trưởng của các DNNN cũng giảm dần.
STT
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1
Tốc độ tăng trưởng GDP nền kinh tế
9034
8.15
5.8
2
Tốc độ tăng trưởng GDP của DNNN
11.28
9.67
5.48
3
Tỷ trọng nộp ngân sách của DNNN
64
56
-
4
Tỷ trọng GDP của DNNN trong toàn bộ nền kinh tế
-
40.48
40.07
5
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DNNN
0.19
0.11
0.14
6
Tỷ suất nộp ngân sách trên vốn
0.32
0.21
0.35
Đơn vị ( %)
(Nguồn tạp chí Tài chính doanh nghiệp Tháng 2/2000)
Qua bảng số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng của DNNN năm 1996 và 1997 cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế, nhưng đến năm 1998 thì ngược lại, thấp hơn. Cũng qua bảng số liệu trên cho thấy mặc dù năm 1998 tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DNNN có giảm so với năm 1996, nhưng lại tăng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status