Đề án Tiềm năng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn Quốc - pdf 14

Download miễn phí Đề án Tiềm năng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn Quốc



MỤC LỤC
TRANG
LỜI NÓI ĐẦU 3
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ FDI CỦA HÀN QUỐC VÀ FDI CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM 6
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC THU HÚT FDI CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM 13
PHẦN III: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM 16
KẾT LUẬN 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ải được chọn lọc thật kỹ, làm sao để cú thể thu hỳt được những cụng nghệ tiờn tiến, cụng nghệ cao của cỏc nước khỏc. Đối tượng cũng phải là những cụng ty xuyờn quốc gia, cú tiềm lực về tài chớnh và cụng nghệ. Tuy VN cú lợi thế về nguồn lao động giỏ rẻ, song trỡnh độ chuyờn mụn lại khụng cao. Nếu chủ quan, khụng đào tạo lao động tớch cực hơn thỡ trong tương lai chất lượng đầu tư vào VN sẽ khụng được như mong đợi.
Do đó, việc nghiên cứu, khảo sát cơ bản về mặt lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam để có những giải pháp thích hợp là cần thiết, nên tác giả chọn đề tài "Tiềm năng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn Quốc" để nghiên cứu, làm đề án chuyên nghành kinh doanh quốc tế.
2. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
*Mục đích:
Đánh giá tiềm năng của Việt Nam trong việc thu hút FDI của Hàn Quốc, đề xuất giải pháp thúc đẩy đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới.
*Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rõ thực trạng về FDI của Hàn Quốc nói chung và FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam.
Đánh giá tiềm năng của Việt Nam trong việc thút vốn FDI của Hàn Quốc.
Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực trạng và triển vọng của Việt Nam trong việc thu hút FDI của Hàn Quốc, đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm thúc đẩy FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời mở cửa và hội nhập của đất nước.
*Phạm vi nghiên cứu:
Các dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam kể từ khi quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc được xúc tiến vào năm 1992 đến nay (hết tháng 8 năm 2007). Các phương hướng và giải pháp đề xuất đến năm 2010, định hướng đến 2020.
3.Phương pháp nghiên cứu
Đề án vận dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị học Mác - Lê nin như : phương pháp biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp lôgic thống nhất với lịch sử và các phương pháp nghiên cứu khoa học chung như quan sát, thống kê, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, phương pháp hệ thống... để giải quyết các vấn đề thuộc nội dung của đề án.
4. Kết cấu của đề án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề án được kết cấu thành 3 phần.
Phần 1
Tổng quan về fdi của hàn quốc và fdi của hàn quốc vào việt nam
Một khảo sát về Việt Nam được tiến hành bởi cơ quan Phát triển Đầu tư - Thương Mại của Hàn Quốc cho thấy mức độ thỏa mãn cao từ các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam. Theo khảo sát này, 214 công ty trả lời trong số 668 công ty được hỏi thì 42,1% hài lòng, 50,5% tương đối hài lòng và chỉ 1,4% không hài lòng; kết quả là 92,6% từ tương đối hài lòng trở lên. Hơn nữa, 60,6% số công ty trả lời dự định sẽ giới thiệu các công ty khác đầu tư vào Việt Nam trong khi chỉ 9,7% dự định chuyển các nhà máy sang nước khác.
Mặt khác, theo khảo sát do Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc thực hiện năm 2004, mức độ hài lòng của các công ty Hàn Quốc tại Trung Quốc trên mức tương đối là 79,3%, thấp hơn so với Việt Nam. Mặc dù sự so sánh giản đơn này có thể bao hàm nguy cơ bỏ qua các yếu tố khác ảnh hưởng đến thực tế nhưng những kết quả khảo sát cho thấy rằng tiềm năng tăng cường FDI tại Việt Nam là rất lớn.
1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng
Năm 1992 khi mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được thiết lập thì vốn đầu tư của Hàn Quốc đã tăng 2,26 lần so với 4 năm trước gộp lại (140.600.000USD). Năm 1993, Hàn Quốc đã được nâng lên vị trí thứ 3 với 30 dự án và 508.500.000USD tổng vốn đầu tư, tăng gần 4 lần so với năm 1992 nhưng vẫn xếp sau Đài Loan, Hồng Kông về số dự án. Vị trí này vẫn được duy trì trong suốt 2 năm 1994 và 1995 song vị trí về số vốn đầu tư tăng rõ rệt hàng năm. Năm 1994 Hàn Quốc xếp thứ 6 trên tổng số 54 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Năm 1995, với số vốn đầu tư (656,8 triệu USD) tăng gần gấp đôi so với năm 1994 đã đưa Hàn Quốc lên vị trí thứ 4 sau Đài Loan (1.214 triệu USD), Nhật Bản (1.188 triệu USD) và Mỹ (830 triệu USD). Riêng 6 tháng đầu năm 1996 Hàn Quốc vượt lên đứng đầu với tổng số trên 30 dự án và 714.468.100USD. Tính đến tháng 6/1997 Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam tổng số là 206 dự án với số vốn đăng ký là trên 2.363.548.252USD. Cho đến tháng 4/1999 Hàn Quốc đang có 231 dự án được cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam và còn hiệu lực với tổng vốn đang ký 3.450 triệu USD, đứng thứ 4 trong số các nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Tính đến tháng 3 năm 2004, Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam tất cả 696 dự án với tổng số vốn đăng ký là 4,311 tỷ USD.
Kể từ năm 1988 - 2006 (tính đến hết ngày 20/10/2006) Hàn Quốc đứng thứ 2 về tổng số dự án đầu tư với 1246 dự án chỉ xếp sau Đài Loan (1547 dự án) với tổng số vốn đầu tư là 6.153.865.751USD. Hàn Quốc vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Điều này lại một lần nữa được khẳng định khi trong 7 tháng đầu năm qua (2007) Hàn Quốc dẫn đầu về tổng số dự án đầu tư vào Việt Nam….
Xét một cách tổng quát, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam kể từ năm 1992 đến nay có xu hướng tăng lên và tăng phát triển nhất từ năm 1993 đến năm 1996 và dự báo trong những năm tới đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng mạnh. Trong khoảng thời gian này, có những năm đầu tư của Hàn Quốc dẫn đầu cả về số lượng dự án lẫn tổng số vốn đầu tư và luôn nằm trong số 10 nước và vùng lãnh thổ có số dự án và vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Tuy nhiên, nhịp độ đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam có xu hướng giảm dần kể từ năm 1997 đến năm 2000, do ảnh hưởng của cuộc tài chính tiền tệ Chầu á bắt đầu từ năm 1997, các công ty của Hàn Quốc gặp khó khăn, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam bị giảm sức mạnh, nhất là các năm 1998, 1999. Kể từ năm 2000 đến nay, cùng với quá trình phụ hồi của kinh tế Hàn Quốc, tình hình đã có những chuyển biến tốt hơn. Đầu tư của các công ty Hàn Quốc vào Việt Nam đã dần lấy lại được nhịp độ trước đây.
Trong các dự án đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam thì các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc đã có mặt và chiếm gần một nửa tổng số vốn đầu tư. Điều đáng nói ở đây là sự có mặt của 7 tập đoàn kinh tế lớn như Samsung, Daewoo, Công ty Xây dựng và Công nghiệp nặng Hàn Quốc, Tập đoàn kinh tế Kumho, Kolon, Huyndai và Tập đoàn LG với số vốn bình quân mỗi dự án là trên 10 triệu USD. Riêng 3 công ty lớn của Hàn Quốc như Daewoo, LG và Samsung đã tham gia đầu tư vào các dự án với tổng số vốn đầu tư là 1.275 triệu USD chiếm trên 80% tổng số vốn đầu tư của các công ty Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam. Các tập đoàn này đã triển khai đầu tư trên quy mô lớn, từ bất động sản và xây dựng cơ sở hạn tầng đến các lĩnh vự : điện - điện tử, sản xuất ô tô, dược phẩm…, riêng tập đoàn Daewoo là tập đoàn đầu tư vào Việt Nam lớn nhất với tổng số vốn đăng ký lên tới 700 triệu USD.
Bảng 1. Một số dự án đầu tư lớn của Hàn Quốc tại Việt Nam
STT
Ngày cấ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status