Một số biện pháp quản lý vốn cố định nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty in Công Đoàn - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Một số biện pháp quản lý vốn cố định nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty in Công Đoàn



MỤC LỤC
 
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
 
PHẦN 1: VỐN CỐ ĐỊNH VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH (SXKD)CỦA DOANH NGHIỆP 2
I. Khái niệm, cơ cấu của VCĐ trong doanh nghiệp 2
1. Khái niệm và đặc điểm của vốn cố định (VCĐ): 2
2. Nguồn hình vốn cố định 3
II. Vai trò của VCĐ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 4
III. yêu cầu quản lý và sử dụng TSCĐ: 5
1. Phân loại TSCĐ: 5
2. Khấu hao TSCĐ: 7
3. Bảo toàn vốn cố định: 10
IV. Sự cần thiết của việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ 11
1. Ý nghĩa của việc quản lý và sử dụng có hiệu quả VCĐ: 11
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ: 12
3. Một số biện pháp chủ yếu để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ 13
PHẦN 2: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ & HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN. 15
I. Đặc diểm SXKD và tổ chức quản lý của Công ty In 15
1. Quá trình hình thành và phát triển . 15
2. Bộ máy quản lý 16
II. Tình hình SXKH và sử dụng VCĐ của Công ty In Công Đoàn 18
III. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn cố định tại Công ty In Công Đoàn. 19
1. Tình hình kết cấu vốn kinh doanh của Công ty In Công Đoàn. 19
2. Nguồn hình thành VCĐ của Công ty. 20
3. Tình hình TSCĐ đang dùng của Công ty in Công Đoàn. 21
4. Tình hình khấu hao TSCĐ. 22
5. Tình hình quản lý TSCĐ và bảo toàn VCĐ: 23
6. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ ở Công ty. 26
PHẦN 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM 28
1. Đánh giá về tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định ở Công ty in Công Đoàn Việt Nam. 28
2. Một số kiến nghịnhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ ở Công ty in Công Đoàn. 29
KẾT LUẬN 31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ngừng được cải tiến có chức năng, công dụng và công suất cao hơn. Vì thế những máy móc trước đó trở nên lạc hậu, lỗi thời và bị mất giá. Tình trạng mất giá này chính là sự hao mòn vô hình.
Để thu hồi lại giá trị do sự hao mòn nhằm tái sản xuất TSCĐ, giá trị hao mòn TSCĐ được chuyển vào giá thành sản phẩm bằng cách tính khấu hao. Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí hay một khoản mục giá thành. Thực hiện khấu hao TSCĐ một cách hợp lý có ý nghĩa kinh tế lớn đối với doanh nghiệp.
Khấu hao hợp lý TSCĐ là biện pháp quan trọng để thực hiện việc bảo toàn VCĐ,khiến cho doanh nghiệp có thể thu hồi đầy đủ VCĐ khi TSCĐ đã hết thời gian sử dụng. Khấu hao hợp lý giúp cho doanh nghiệp tập trung tiền khấu hao để kịp thời đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ. Việc xác định khấu hao hợp lý là nhân tố quan trọng để góp phần xác định đúng đắn giá thành sản phẩm và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên góc độ tài chính, khấu hao TSCĐ là cách thu hồi vốn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tổ chức quản lý tốt thì tiền khấu hao không chỉ cô tác dụng tái sản giản đơn mà còn có thể thực hiện tái sản xuất mở rộng TSCĐ
2.2. Các phương pháp khấu hao TSCĐ:
a- Phương pháp khấu hao tuyến tính và tỷ lệ khấu hao TSCĐ (phương pháp khấu hao theo đường thẳng):
Là phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian sử dụng. Theo phương pháp này, mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐ được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
- Mk : Mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐ
- NG : Nguyên giá của TSCĐ
- T : Thời gian sử dụng TSCĐ
NG
MK = ---------
T
TK= hay
Ưu điểm là: việc tính toán đơn giản, dễ tính, tổng mức khấu hao của TSCĐ được phân bố đều đặn vào các năm sử dụng TSCĐ nên không gây ra sự biến động quá mức khi tính vào giá thành sản phẩm hàng năm. Nhược điểm là do trích khấu hao bình quân nên thời gian thu hồi vốn chậm. Do đó,trong những trường hợp không lường được hết sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp dễ bị mất vốn do hao mòn vô hình.
b- Các phương pháp khấu hao nhanh:
* Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: Theo phương pháp này, số tiền khấu hao từng năm của TSCĐ được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm của năm tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm, có thể được xác định qua công thức sau:
MKi = Gdi x TKh
Trong đó:
- MKi : Số khấu hao TSCĐ năm thứ i
- Gdi : Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i
- TKh : Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCĐ
- i : Thứ tự của các năm sử dụng TSCĐ (i = 1,n)
Tỷ lệ khấu hao không đổi hàng năm của TSCĐ trong phương pháp này được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính nhân với một hệ số nhất định:
TKh = TK x Hs
Trong đó:
- TK : Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính
- Hs : Hệ số
Các nhà kinh tế thường sử dụng hệ số như sau:
- TSCĐ có thời hạn sử dụng từ 3 đến 4 năm thì hệ số là: 1,5
- TSCĐ có thời hạn sử dụng từ 5 đến 6 năm thì hệ số là: 2,0
- TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm thì hệ số là: 2,5
Trong trường hợp biết được nguyên giá của TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ ở một năm nhất định, ta có thể tìm được tỷ lệ khấu hao của TSCĐ đó theo công thức sau:
TKh = 1-
Trong đó:
- Gci : Giá trị còn lại của TSCĐ ở cuối năm thứ i
- NG : Nguyên giá của TSCĐ
- i : Thứ tự của năm tính khấu hao (i = 1,n)
Ưu điểm: vốn được thu hồi nhanh, phòng ngừa được hiện tượng hao mòn vô hình. Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là số tiền khấu hao trong năm đầu lớn , bất lợi cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. Hơn nữa số khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng sẽ khôngđủ bù đắp giá trị ban đầu của TSCĐ.
* Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự các năm sử dụng: Theo phương pháp này số khấu hao của từng năm được xác định bằng cách lấy nguyên giá của TSCĐ nhân với tỷ lệ khấu hao giảm dần qua các năm và có thể được xác định bằng một công thức sau:
MKt = NG x TKt
Trong đó:
- MKt : Số tiền khấu hao TSCĐ ở năm thứ t (t = 1,n)
- NG : Nguyên giá TSCĐ
- TKt : Tỷ lệ khấu hao giảm dần qua các năm của TSCĐ ở năm thứ t
Tỷ lệ khấu hao giảm dần qua các năm được xác định bằng cách lấy số năm sử dụng còn lại của TSCĐ chia cho số thứ tự các năm sử dụng:
2( T + 1 - t )
TKt = --------------------
T( T+1 )
Trong đó:
- TKt : Tỷ lệ khấu hao giảm dần qua các năm của TSCĐ ở năm thứ t
- T : Thời gian sử dụng của TSCĐ
- t : Thời điểm của năm cần tính khấu hao (tính theo thứ tự t = 1,n)
Ưu điểm: trong những năm đầu một lượng tương đối lớn vốn đầu tư được thu hồi, TSCĐ được đổi mới nhanh, chống được hao mòn vô hình, số khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng sẽ đảm bảo bù đắp giá trị ban đầu của TSCĐ. Tuy nhiên có nhược điểm là tính toán khó khăn, phức tạp đối với những TSCĐ có thời gian sử dụng lâu dài, và cũng bất lợi cho doanh nghiệp trong cạnh tranh.
3. Bảo toàn vốn cố định:
* Xuất phát từ sự vận động của VCĐ cho thấy việc bảo toàn và phát triển VCĐ được đặt ra như một yêu cầu tất yếu cuả mỗi doanh nghiệp:
- Trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp thì VCĐ thường chiếm một tỷ trọng khá lớn, nó quyết định tới năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, do đó góp phần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Chu kỳ vận động của VCĐ kéo dài, sau nhiều năm mới có thể hoàn đủ số vốn đã ứng ra ban đầu. Trong thời gian đó đồng vốn luôn gặp phải rủ ro do những nguyên nhân khách quan, chủ quan làm VCĐ không còn giữ nguyên như ban đầu như:lạm phát, giá cả, tiền tệ, tiến bộ của khoa học công nghê, quản lý kinh doanh kém hiệu quả...
* Trong nền kinh tế thị trường bảo toàn VCĐ phải được biểu hiện một cách đầy đủ là: Phải thu hồi một lượng giá trị thực của TSCĐ ban đầu đã bỏ ra để có thể tái sản xuất giản đơn lại TSCĐ.
- Bảo toàn về mặt giá trị: là trong điều kiện có biến động lớn về giá cả, các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về điều chỉnh nguyên giá TSCĐ, theo hệ số trượt giá tại các thời điểm bảo toàn mà Nhà nước cho phép. Vì có bảo toàn về mặt tài chính (giá trị) mới bảo đảm sức mua của VCĐ không giảm sút so với ban đầu.
- Bảo toàn về mặt vật chất: là đảm bảo năng lực sản xuất của TSCĐ không giảm sút khi không còn sử dụng được nữa. Điều đó có ý nghĩa là khi TSCĐ hư hỏng phải bảo đảm tái sản xuất một năng lực sản xuất như cũ.
Tóm lại: Bảo toàn VCĐ là bảo đảm sức mua của vốn và năng lực sản xuất của vốn. Trên ý nghĩa đó, bảo toàn vốn là bảo đảm tái sản xuất giản đơn lại TSCĐ.
IV. Sự cần thiết của việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ
1. ý nghĩa của việc quản lý và sử dụng có hiệu quả VCĐ:
VCĐ là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nói riêng và vốn SXKD nói chung. Quy mô của vốn cố định và trình độ quản lý nó là nhân tố ảnh hưởng đến quy mô trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status