Phân tích tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Phân tích tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam



A.TỒNG QUAN ĐỀ TÀI
I. Lí do chọn đề tài:
Năm 2007, “chơi chứng khoán” đã được báo chí nói tới như một thứ “mốt”, một “phong trào” lan truyền nhanh hơn bất cứ dịch bệnh nào, trên khắp cả nước. Không có gì phải chối cãi khi cho rằng hiệu ứng chứng khoán năm 2007 đã thực sự tác động tới tất cả mọi người. Chứng khoán “nóng” tới mức hệ thống máy chủ của thị trường chứng khoán bị “treo”, kéo theo sàn chứng khoán của Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM phải ngừng phiên giao dịch sáng 2/2/2007. Đây là lần thứ hai Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM phải ngừng giao dịch vì các “lỗi kỹ thuật”. Cũng vào thời điểm đó, Jonathan Pincus – Kinh tế gia trưởng của Liên hiệp quốc tại Hà Nội đã cảnh báo: “Thật điên rồ, tất cả những ồn ào ở Hà Nội đều xoay quanh chuyện chứng khoán. tui không biết liệu có ai hiểu cái gì là giá trị của những công ty, song họ vẫn đang mua bán những tờ giấy”. Thực tiễn hiện nay cho thấy, chính các nhà đầu tư đang phải chịu hậu quả thảm hại của “sự điên rồ” ấy. Vậy đâu là nguyên nhân? Phải chăng, việc giao dịch trong tập thông tin mờ, thông tin không đủ, thiên lệch hay có quá nhiều thông tin là nguyên nhân làm cho NĐT không có, hay mất dần cá tính đầu tư, thúc đẩy sự lây nhiễm đám đông và hiệu ứng bầy đàn trong đầu tư, tình trạng này làm NĐT dễ dàng chạy theo cái lợi trước mắt gây mất cân đối cho thị trường về lâu dài.
Nhận thấy, hiện nay có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về tâm lý học cũng như chứng khoán nhưng lại có rất ít đề tài kết hợp yếu tố tâm lý vào hành vi của nhà đầu tư.
Từ những trăn trở trên, nhóm quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu về yếu tố tâm lý nhà đầu tư khi tham gia TTCK VN để mọi người có cái nhìn khách quan hơn dưới những giác độ khác nhau từ đó trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết khi “lên sàn”.






II. Cấu trúc đề tài:
A. Phần mở đầu – Tổng quan đề tài
I- Lí do chọn đề tài
II- Cấu trúc đề tài
B. Phần I – Cơ sở lí thuyết
I- Khái niệm, đặc điểm tâm lí và tâm lí đám đông
II- Những yếu tố hình thành tâm lí NĐT
III- Hành vi tài chính của NĐT
C. Phần II – Thực trạng tâm lí NĐT trên TTCK VN
I- Tổng quan TTCK thành phố HCM từ cuối năm 2006 đến cuối năm 2010 dưới góc độ tâm lý NĐT
II- Phân tích những yếu tố tâm lí NĐT
D. Phần III - Những tác động ảnh hưởng đến tâm lí NĐT
I- Những yếu tố khách quan
II- Tâm lí và văn hóa truyền thống
E. Phần IV – Kinh nghiệm cho TTCK Việt Nam
I- Những kinh nghiệm trong đầu tư chứng khoán
II- Những trang bị cần thiết cho NĐT khi tham gia TTCK













B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Khái niệm, đặc điểm tâm lý và tâm lý đám đông:
1. Khái niệm tâm lí:
Tâm lý con người là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan, có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết được nãy sinh từ các hoạt động sống của từng người và gắn bó với các quan hệ xã hội, là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc chúng ta, nó tham gia điều khiển, điều chỉnh những hành vi, hành động, hoạt động của con người. Nói cách khác tâm lý là nhận thức, trí tuệ, cảm xúc, tình cảm, ý chí đến tính cách, ý thức và tự ý thức, là nhu cầu, năng lực, đến các động cơ hành vi, đến những hứng thú và khả năng sáng tạo, khả năng lao động đến các tâm thế xã hội và định hướng giá trị v.v…
Tâm lý phản ánh thế giới khách quan giúp con người nhận biết được thế giới khách quan, phân tích, đánh giá các sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh.Và khi đã hình thành thì nó tác động trở lại thế giới hiện thực khách quan. Hiện tượng tâm lý liên quan chặt chẽ với hiện tượng khác trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, … Cùng với các hiện tượng khác tâm lý giúp con người có động lực để hành động, định hướng, điều chỉnh mọi hoạt động của mình làm cho các hoạt động đó thích nghi với thế giới, tiến tới cải tạo thế giới, hoàn thiện thế giới và hoàn thiện cá nhân mình.
2. Tâm lý đám đông:
a. Khái niệm tâm lý đám đông:
Tâm lý đám đông là hiện tượng tinh thần chung của nhiều cá nhân, phát sinh do sự tương tác tâm lý giữa các thành viên trong đám đông hay cộng đồng; hay bởi tâm lý nào đó nổi trội, có sức ảnh hưởng. Tức là ý thức cá nhân biến mất và có sự xoay chuyển tình cảm, suy nghĩ của các cá nhân về cùng một hướng. Một tâm hồn chung được hình thành, nó dĩ nhiên có thể biến đổi, nhưng hoàn toàn là một thể loại xác định, điều này không phải lúc nào cũng đòi hỏi sự có mặt đồng thời của nhiều thành viên tại một địa điểm duy nhất.
Hiệu ứng đàn bầy là thuật ngữ dùng để chỉ cách mà con người bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh trong việc lựa chọn những hành vi, xu hướng, và cách thức ra quyết định.
b. Đặc điểm của đám đông:
Quy luật về sự đồng nhất tâm hồn đám đông: cho dù những thành viên riêng biệt tạo nên đám đông khác nhau kiểu gì, cho dù lối sống, việc làm, tính cách, học thức của họ giống nhau hay khác nhau ra sao, chỉ cần qua sự trở thành đám đông, tất cả họ sẽ cùng có một kiểu tâm hồn tập thể, điều này làm cho họ cảm nhận, suy nghĩ, hành động theo kiểu hoàn toàn khác hẳn khi họ chỉ là những cá thể riêng biệt cảm nhận, suy nghĩ và hành động.
c. Đặc tính của đám đông:
Tính bốc đồng, tính dễ thay đổi, tính dễ bị kích thích của đám đông
Đám đông hầu như chủ yếu bị điều khiển bởi sự vô thức. Hành động của họ bị điều khiển bởi hệ thần kinh thực vật nhiều hơn là bởi não bộ.
Tính dễ bị tác động và tính nhẹ dạ của đám đông
Nguyên nhân của nó được giải thích bởi sự định hướng cực nhanh của tâm tư tình cảm theo một chiều nào đó.
Tính thái quá và tính phiến diện của tình cảm đám đông
Tất cả các tình cảm tốt và xấu mà đám đông thể hiện ra có hai đặc điểm chính: chúng rất đơn giản và rất thái quá.
Đạo đức của đám đông
Đám đông thường tuân theo những bản năng thấp, bản năng này dựa trên sự tự bảo vệ lợi ích của mỗi cá nhân, tuy nhiên cũng có lúc nó tỏ ra có những hành động cực kỳ cao thượng.

A.TỒNG QUAN ĐỀ TÀI 2
I. Lí do chọn đề tài: 2
II. Cấu trúc đề tài: 3
B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
I.Khái niệm, đặc điểm tâm lý và tâm lý đám đông: 3
I.1 Khái niệm tâm lí: 3
I.2 Tâm lý đám đông: 3
II. Những yếu tố hình thành tâm lý đám đông: 3
III. Hành vi tài chính của đám đông: 3
III.1 Hành vi không hợp lí của nhà đầu tư: 3
III.2 Hành vi không hợp lí mang tính hệ thống: 3
B. PHẦN II – THỰC TRẠNG TÂM LÝ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN TTCK VN 3
I. Tổng quan TTCK TPHCM trong giai đoạn cuối 2006 - đầu 2010 dưới góc độ tâm lí nhà đầu tư 3
II. Phân tích những yếu tố tâm lý của nhà đầu tư: 3
II.1 Hành vi không hợp lí của nhà đầu tư: 3
II.2 Hành vi không hợp lí mang tính tập thể: 3
C. CÁC TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÂM LÝ NHÀ ĐẦU TƯ 3
I. Lãi suất chiết khấu 3
1. Lãi suất 3
II. Thị trường bất ổn trong hiện tại: 3
1. Rủi ro do tính thanh khoản thấp: 3
2. Rủi ro từ thông tin: 3
3. Rủi ro rừ các quy định và chất lượng dịch vụ của sàn giao dich: 3
4. Rủi ro từ các chấn động thị trường: 3
5. Rủi ro lạm phát: 3
6. Rủi ro bị cụt vốn: 3
7. Rủi ro do chọn nhầm đối tượng: 3
8. Rủi ro do bất phùng thời: 3
9. Rủi ro về lãi suất: 3
10. Rủi ro về tài chính: 3
11. Rủi ro pháp chế: 3
III. Tâm lý và văn hóa truyền thống: 3
1. Ảnh hưởng văn hóa truyền thống đến NĐT chứng khoán. 3
2. Những yếu tố đặc trưng của văn hóa nông nghiệp ảnh hưởng đến tâm lí người chơi chứng khoán: 3
D. KINH NGHIỆM CHO TTCK VN 3
I. Kinh nghiệm trong việc đầu tư chứng khoán: 3
1. Những sai lầm thường gặp trong đầu tư chứng khoán: 3
a. Tiếp tục găm giữ cổ phiếu để thu về nhiều lợi nhuận hơn: 3
b. Không đặt ra các mục tiêu giá cả: 3
c. Cố gắng dự báo xu hướng thị trường: 3
d. e sợ quá nhiều về các khoản thuế: 3
e. Không quan tâm nhiều tới các khoản đầu tư của bạn: 3
2. Luôn nhìn về tương lai và có tầm nhìn dài hạn: 3
3. Tạo suy nghĩ mở khi lựa chọn công ty: 3
II. Những trang bị cần thiết cho nhà đầu tư khi tham gia thi trường chứng khoán: 3
1. Về kiến thức: 3
2. Biết phân tích chỉ số của công ty phát hành chứng khoán 3
3. Biết chọn thời điểm bán đúng lúc 3
E. LỜI KẾT 3



/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status