Tiểu luận Thách thức, cơ hội và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch trong thời kỳ hội nhập - pdf 14

Download miễn phí Tiểu luận Thách thức, cơ hội và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch trong thời kỳ hội nhập



MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU 1
I. NHỮNG THUẬN LỢI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 3
1. Phạm vi thị trường rộng lớn hơn: 3
2. Các ngành dịch vụ liên quan phát triển mạnh: 3
3. Chính sách dành cho du lịch thông thoáng và ngày càng phù hợp: 4
4. Chất lượng nhân lực được nâng cao phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế: 5
5. Trao đổi và học hỏi kinh nghiệm 6
6. Mạng lưới đối tác kinh doanh được mở rộng trên toàn thế giới: 6
II. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP. 7
1. Khả năng huy động vốn đầu tư thấp: 7
2. Thị trường cạnh tranh khốc liệt: 7
3. Kinh nghiệm quản lý và kinh doanh chưa theo kịp với trình độ của các doanh nghiệp nước ngoài: 8
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH: 9
1. Chiến lược phản ứng nhanh: 9
2. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm: 10
3. Chiến lược chia sẻ rủi ro: 11
4. Chiến lược phân biệt hóa sản phẩm: 11
5. Chiến lược hỗn hợp: 12
KẾT LUẬN 13
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Trường đại học Quốc gia hà nội
Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Tiểu luận Môn: Nâng cao năng lực doanh nghiệp du lịch
Thách thức, cơ hội và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch trong thời kỳ hội nhập
Mở ĐầU
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và khối lượng tri thức của nhân loại, cùng với các cuộc cách mạng về vận chuyển - viễn thông - du lịch các quốc gia trên thế giới đang bước vào giai đoạn đầu tiên của quá trình mở rộng cánh cửa trong mọi lĩnh vực để hội nhập với thế giới bên ngoài. Quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa, cùng với một số học thuyết như học thuyết "thế giới phẳng" đã chứng minh một chân lý rằng : "hội nhập để tồn tại và phát triển". Thực tế đã chỉ ra rằng không một quốc gia nào có thể phát triển nếu như tự cô lập mình và và tuyên bố không cần thiết lập mối quan hệ quan hệ với các nước khác. Thuật ngữ toàn cầu hóa (globalization) hiện nay đã xuất hiện trong mọi cuốn từ điển và mọi ngôn ngữ, mặc dù là một từ mới xuất hiện trong cuối thế kỷ XX. Cùng với nó, thuật ngữ khu vực hóa cũng là một trong những từ xuất hiện nhiều nhất trong các trang báo và những tác phẩm nghiên cứu gần đây. Điều này nói lên rằng thế giới đang xích lại gần nhau hơn và các mối quan hệ bang giao giữa các nước không còn là các mối quan hệ cục bộ và khép kín như trong các thời kỳ văn minh trước đây. Đa phương hóa cùng với quá trình hội nhập toàn cầu là xu hướng tất yếu và mở ra một thời kỳ phát triển mới của nhân loại.
Trong quá trình này, Việt Nam là một trong những nước tham gia muộn do các yếu tố về mặt lịch sử - văn hóa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước và với tinh thần vươn lên mạnh mẽ của cả dân tộc; vị thế của đất nước ngày càng được khẳng định, nền kinh tế phát triển bùng nổ, những thành tựu lớn về mặt văn hóa - xã hội... Việt Nam đang có bước đi đúng đắn trong tiến trình này thông qua những sự kiện lớn như: tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO); thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 220 nước; trở thành thành viên của nhiều tổ chức lớn và có uy tín (liên hợp quốc,ASEAN, APEC...)... Mặt khác, do tham gia muộn cùng với điều kiện kinh tế còn hạn chế nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình hội nhập.
Cũng như các ngành kinh tế khác, ngành du lịch Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức và có nhiều thời cơ hơn bao giờ hết. Để tồn tại và phát triển trong thời kỳ mới, đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch có sự thích ứng nhạy bén, năng động, sáng tạo và đặc biệt phải có được chiến lược phát triển doanh nghiệp phù hợp nhằm thu lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp và mang lại lợi ích cho đất nước. Đậy cũng là chủ đề của bài luận này với tiêu đề : "Thách thức, cơ hội và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch trong thời kỳ hội nhập".
Với tri thức còn hạn chế và tiếp cận một vấn đề khá mới mẻ, phức tạp; chắc chắn không tránh được thiếu sót, mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của thầy, các bạn và đồng nghiệp.
I. Những thuận lợi trong quá trình hội nhập
Hội nhập, theo nghĩa chung nhất là tăng cường sự hợp tác, trao đổi, giao dịch, phụ thuộc... về nhiều mặt giữa các quốc gia; là sự tham gia vào các hoạt động, tổ chức quốc tế để đi theo một định hướng, xu thế tất yếu của nhân loại trong dòng chảy lịch sử. Đối với doanh nghiệp du lịch, hội nhập đồng nghĩa với sự mở rộng môi trường kinh doanh như sự mở rộng về môi trường vĩ mô và sự thay đổi môi trường bên trong của doanh nghiệp. Sự kiện lớn gần đây nhất tác động mạnh mẽ đến quá trình hội nhập của Việt Nam là trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Vì vậy, ở một khía cạnh nhất định có thể xem xét những thuận lợi của doanh nghiệp sau khi nước ta gia nhập tổ chức này. Doanh nghiệp du lịch có những thuận lợi sau:
1. Phạm vi thị trường rộng lớn hơn:
Thị trường của doanh nghiệp không còn hạn chế trong nước và một số thị trường quốc tế truyền thống. với 149 nước, 90% dân số thế giới, 95% GDP, 95% thương mại toàn cầu. thị trường du lịch hàng năm trên 800 triệu người, dự báo đến năm 2020 1,6 triệu lượt khách du lịch trên toàn thế giới; doanh nghiệp du lịch không còn bị hạn chế về thị trường, vấn đề ở đây là doanh nghiệp lựa chọn thị trường nào trở thành thị trường mục tiêu phù hợp với năng lực của doanh nghiệp để thâm nhập, mở rộng, phát triển và khai thác. Hơn nữa, khả năng tiếp cận thị trường được nâng cao do các rào cản với thị trường nước ngoài được dỡ bỏ do các hiệp định song phương và đa phương tầm quốc gia.
2. Các ngành dịch vụ liên quan phát triển mạnh:
Du lịch là ngành kinh tế - xã hội liên ngành, do đó sự thay đổi của các ngành kinh tế khác cũng tác động trực tiếp đến ngành du lịch. Trong nội dung này, do xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài, các công ty trong nước và theo quy luật kinh tế, càng nhiều đơn vị kinh doanh một sản phẩm tại một thị trường thì tính cạnh tranh càng lớn và sản phẩm được sản xuất ra cần đạt tiêu chuẩn về chất lượng, đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng thì mới có khả năng tồn tại, phát triển. Quy luật này càng ngày càng tạo ra những sản phẩm có chất lượng và với giá thành ngày càng thấp hơn cho thị trường nói chung. Trong mối quan hệ với các doanh nghiệp này, doanh nghiệp du lịch đóng vai trò người tiêu dùng và được hưởng lợi từ quy luật trên. Cụ thể ở đây doanh nghiệp du lịch được hưởng lợi từ các sản phẩm liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến ngành du lịch do các doanh nghiệp khác cung cấp như thực phẩm, đồ uống, năng lượng, viễn thông giao thông vận tải, thanh toán tín dụng... Chi phí cho đầu vào sẽ thấp hơn và chất lượng sản phẩm khi đã được "đóng gói" (package) sẽ đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của khách du lịch. Ngoài ra có thể kể ra một số lợi thế như: cơ sở hạ tầng phát triển mạnh do nhà nước đầu tư và do lượng vốn ODA, FDI tăng cao; chính sách quảng bá tầm quốc gia do Nhà nước tiến hành; lượng khách du lịch cả nước (quốc tế, nội địa) có tỷ lệ tăng trưởng lớn trong những năm gần đây và dự báo tỷ lệ đó còn cao hơn nữa trong những năm sắp tới.
3. Chính sách dành cho du lịch thông thoáng và ngày càng phù hợp:
Chính sách dành cho du lịch là yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp du lịch bởi đây là phạm vi nằm ngoài khả năng tác động của doanh nghiệp. Chính sách về du lịch nếu đúng đắn có thể kích thích sự phát triển của ngành, ngược lại nếu không phù hợp hay bất cấp thì sẽ kiềm chế sự phát triển tự nhiên của họat động du lịch.
Hội nhập là quá trình đòi hỏi các quốc gia nói chung, nước ta nói riêng phải luôn luôn tự điều chỉnh nhằm tạo ra hướng phát triển phù hợp đối với điều kiện của nước mình, đồng thời cũng phải tạo ra được những chính sách phát triển phù hợp với thôn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status