Tiểu luận Những vấn đề về chất lượng nhân lực du lịch của Việt Nam hiện nay - pdf 14

Download miễn phí Tiểu luận Những vấn đề về chất lượng nhân lực du lịch của Việt Nam hiện nay



 
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
a) Các nhóm lao động chính trong lĩnh vực kinh doanh du lịch 2
b) Yếu tố tạo nên nguồn lao động chất lượng 3
Kiến thức chuyên môn: 3
Tay nghề: 4
Văn hoá giao tiếp: 9
Chính sách đãi ngộ: 10
c) Tiêu chuẩn nghề trong du lịch 17
• Nghiệp vụ Lễ tân 17
• Tiêu chuẩn Nghiệp vụ buồng 18
• Tiêu chuẩn Nghiệp vụ Nhà hàng 18
• Nghiệp vụ Đại lý lữ hành 19
• Tiêu chuẩn Nghiệp vụ an ninh 19
KẾT LUẬN 21
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i đi thực tập tại các doanh nghiệp, các khách sạn…Trong khi đó ở Việt Nam hiện nay, các chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng chưa thống nhất về nội dung đào tạo, quá nửa chương trình đào tạo là các môn khoa học, chính trị….thời gian thực tập của sinh viên là 3 tháng trong tổng số 4 năm học. Điều này chỉ ra rằng chương trình đào tạo bậc đại học hiện nay còn thiên về lý thuyết, thực tế có thể kiến thức tổng quát của sinh viên là vững chắc nhưng khả năng tiếp xúc với công việc thực tế còn hạn chế trong khi du lịch là ngành dịch vụ đòi hỏi tính chuyên nghiệp ngày càng cao.
Tay nghề:
Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau nên chất lượng tay nghề người lao động là điều rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng ngành du lịch.
Trong ngành du lịch, lao động nghiệp vụ chiếm số lượng đông đảo nhất là HDV, buồng, bàn ,bar, bếp, lễ tân, bell….do đó nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp của đội ngũ lao động trực tiếp này sẽ tác động trức tiếp đến nâng cao chất lượng phục vụ trong ngành du lịch.
Ví dụ “Theo dự báo, đến năm 2010, Việt Nam sẽ đón từ 5,5 triệu đến 6 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 25 triệu lượt khách nội địa do vậy, ngành du lịch cần khoảng 1,4 triệu lao động. Trong đó, lao động trực tiếp khoảng 350 nghìn người; tỷ lệ tăng bình quân mỗi năm là 8,5%, con số tương ứng vào năm 2015 sẽ là hơn 503 nghìn người.
Trong đó lao động nghiệp vụ (lễ tân, hướng dẫn viên, nhân viên bàn –bar- buồng…) chiếm số lượng lớn nhất, khoảng hơn 308 nghìn người vào năm 2010 và hơn 467 nghìn người vào năm 2015. Do vậy, số lượng lao động qua đào tạo cần tăng thêm khoảng 19 nghìn người mỗi năm.”
Hiện nay lao động trực tiếp trong du lịch được đào tạo trong các trường cao đẳng, trung cấp và chủ yếu là các khóa học ngắn hạn nâng cao tay nghề, nghiệp vụ…..Xã hội ngày càng phát triển và đỏi hỏi chất lượng dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp, hoàn hảo hơn, do đó đội ngũ lao động trực tiếp trong du lịch phải không ngừng nâng cao tay nghề để tự hoàn thiện mình. Các doanh nghiệp chú trọng đầu tư hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động bởi đầu tư về nhân lực là đầu tư hiệu quả và bền vững nhất.
Trong lĩnh vực khách sạn, tình trạng thiếu nguồn nhân lực quán lý đang diễn ra rất phổ biến. Phần lớn các khách sạn 5 sao tại Việt Nam, nhân sự quản lý đều ®ược thuê ở nước ngoài . Ví dụ như khách sạn Sofitel Metropole phải thuê tới 14 nhân viên nước ngoài giám sát các bộ phận trọng yếu trong khách sạn. Thực tế này đã chức tỏ sự khan hiếm về đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao tại Việt Nam.
Đặc biệt là tình trạng thiếu hướng dẫn viên tiếng nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, còn thiếu và yếu về cả trình độ chuyên môn và tay nghề. Hiện cả nước có trên 400 công ty lữ hành quốc tế; khoảng hơn 10.000 công ty lữ hành nội địa. Tuy nhiên, chỉ có khoảng gần 6.000 hướng dẫn viên được cấp thẻ hành nghề. Đây chính là nghịch lý phát triển của du lịch Việt Nam khi mà lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng. Các thứ tiếng Đức, Pháp, Nhật Bản; chỉ có thể đáp ứng 17% hướng dẫn viên đối với khách du lịch Trung Quốc; cả nước mới chỉ có hơn 30 hướng dẫn viên du lịch biết tiếng Hàn Quốc... Sự thiếu hụt trầm trọng còn thể hiện ở con số: Mỗi tháng có khoảng hơn 20 vạn lượt khách Nhật Bản và Hàn Quốc đến Việt Nam; song toàn Việt Nam cũng chỉ có số lượng vài chục hướng dẫn viên để đáp ứng yêu cầu này. Trên thực tế, hầu hết các Công ty đều phải tự đi thuê cộng tác viên, thậm chí là huy động người bản xứ để làm hướng dẫn viên du lịch.
Vì thế mới có hiện tượng nhiều đoàn khách nước ngoài đến Việt Nam đã thuê hướng dẫn viên đi cùng chỉ để... xách đồ, còn việc hướng dẫn được những sinh viên nước đó đang học tập tại Việt Nam thực hiện. Và nghịch lý cuối cùng là dù khan hiếm và cần thiết, song nghề hướng dẫn viên lại không hút được nhân lực.
Bà Võ Thanh Hương - phụ trách hành chánh Trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch và Khách sạn TP. Hồ Chí Minh, cho hay thêm mỗi năm trường có khoảng 200 hướng dẫn viên tốt nghiệp trong đó hơn 90% được các công ty du lịch, lữ hành mời về làm việc. Cơ hội việc làm là rất cao, nhưng số lượng người học và cả quy mô đào tạo nguồn nhân lực này còn rất thấp so với nhu cầu.
Ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty Lửa Việt, cho biết: Đào tạo hướng dẫn viên du lịch hiện nay còn bất hợp lý, chưa gắn với thực tiễn. hướng dẫn viên chỉ được học trên lý thuyết suông, ít được va chạm thực tế qua những chuyến đi. Thế nên, tìm một hướng dẫn viên có năng lực là rất khó đối với các công ty du lịch, lữ hành. Ngay tại Công ty Lửa Việt, hằng năm, công ty tiếp nhận khoảng 100 hướng dẫn viên vào thực tập và sau đó chỉ 5 - 7 người đủ điều kiện để được công ty giữ lại làm hướng dẫn viên chính thức.
Có một thực tế rằng, theo luật du lịch chỉ những người tốt nghiệp đại học ra mới có thể được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế nhưng hiện nay chúng ta có khoảng 30 trường đại học đào tạo những nghành nghề liên quan đến du lịch, có thể liệt kê như: Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn, thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nôi, Đại Học Mở Hà Nội, Đại Học Dân Lập Phương Đông, Đại Học Dân Lập Đông Đô, Đại Học Dân lập Hải Phòng, Đại Học Dân Lập Văn Lang, Đại Học Hà Nội, Nhưng trong số đó, thậm chí là cả nước chỉ duy nhất có Đại Học Mở Hà Nội đào tạo chuyên ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, điều đó có nghĩa rằng những sinh viên tốt nghiệp từ ngành học này được cấp thẻ Hướng Dẫn Viên sau khi học một khóa học ngoại ngữ chuyên ngành du lịch, còn lại vẫn phải học một khóa học nghiệp vụ hướng dẫn du lịch 2 tháng.
Trong thực tế, không có quá nhiều những hướng dẫn viên du lịch quốc tế được đào tạo từ chuyên ngành hướng dẫn hay ngành du lịch nói chung, phần còn lại đều từ những chuyên ngành khác chuyển sang, phần nhiều là chuyên ngành Ngoại Ngữ, các ngành khoa học xã hội nhân văn khác thậm chí là từ các ngành kĩ thuật, kèm với một chứng chỉ 4 tháng hay sáu tháng là họ có thể được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Đó cũng là điều đáng nói, với những kiến thức được đào tạo một cách nhanh chóng như vậy, sau khi kết thúc khóa học họ có thể đáp ứng được đòi hỏi của ngành hay không.
Điều này cho thấy, hiện nay vấn đề đào tạo vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. §iÓm yÕu trong ®µo t¹o hiÖn nay ®ã lµ ch­a g¾n víi thùc tiÔn. Trong những cơ sở đào tạo du lịch, hay hướng dẫn viên du lịch, học viên được được đào tạo rất nhiều những môn khoa học liên quan đến văn hóa, kinh tế, xã hội, lịch sử mang tính hàn lâm, với số lượng kiến thức này những người sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức để hành nghề, thế nhưng vấn đề là ở chỗ khi thuyết minh về một đề tài nào đó cho du khách, họ không có đủ tư duy logic để tổng hợp nguồn kiến thức của mình...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status