Đặc điểm tâm lý khách du lịch nhật và xây dựng sản phẩm du lịch cho khách du lịch Nhật - pdf 14

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH NHẬT VÀ XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH CHO KHÁCH DU LỊCH NHẬT

1. Xu hướng của du lịch văn hoá trên thế giới.

2. Khái quát hoạt động du lịch tại Nhật Bản và đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản

2.1. Khái quát hoạt động du lịch tại Nhật Bản.

2.2 Đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản.

3 Xây dựng sản phẩm du lịch cho khách du lịch Nhật.

4 Kết Luận

Mục Lục

đặc điểm tâm lý khách du lịch nhật và xây dựng sản phẩm du lịch cho khách du lịch nhật

1. Xu hướng của du lịch văn hoá trên thế giới.

2. Khái quát hoạt động du lịch tại Nhật Bản và đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản

2.1. Khái quát hoạt động du lịch tại Nhật Bản.

2.2 Đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản.

3 Xây dựng sản phẩm du lịch cho khách du lịch Nhật.

4 Kết Luận











1. Xu hướng của du lịch văn hoá trên thế giới.
Du lịch văn hóa luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch trên phạm vi thế giới. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã nêu rõ tầm quan trọng của loại hình du lịch văn hóa. Một số nhà nghiên cứu tính toán số lượng khách du lịch văn hóa chiếm 70% số khách đi du lịch. Tuy nhiên, theo Tổ chức Du lịch thế giới thì con số này vào khoảng 37% du lịch toàn cầu tức là khoảng 265 triệu chuyến du lịch thế giới trong năm 2003.

Như vậy, nghiên cứu theo mục đích chính cũng như phụ thì hoạt động du lịch văn hóa vẫn giữ vai trò quan trọng đối với du lịch toàn cầu và nằm trong nhu cầu của khách du lịch.

Đặc điểm quan trọng được ghi nhận sau các kết quả nghiên cứu của Hiệp hội đào tạo du lịch và giải trí (ATLAS) và Cơ quan Pháp về quản lý du lịch (AFIT) thì khác với cách nghĩ thông thường, thị trường khách của loại hình du lịch văn hóa là khách thanh niên nhiều nhất, chiếm gần 40% và ở nhóm tuổi dưới 35 tuổi.

Khách có học vấn cao hơn thì thích đi tìm hiểu du lịch văn hóa nhiều hơn. Trong tổng số khách được hỏi về những thu nhận sau chuyến du lịch nước ngoài thì phần lớn cho rằng được biết về nền văn hóa khác, và được tìm hiểu và khám phá các nền văn hóa khác là điểm quan trọng nhất.

Theo số liệu của Tổ chức Du lịch thế giới năm 2002 thì nguồn thông tin của khách du lịch văn hóa là thông qua bạn bè, người thân (46%), đọc các sách hướng dẫn du lịch (27%), tìm thông tin trên Internet (17%), số lượng này ngày càng gia tăng nhanh, và số tìm đến các hãng lữ hành và sử dụng brochures chiếm 14%.

WTO cũng đưa ra mức chi tiêu của du khách như sau: khách du lịch văn hóa chi 70 Euros/ngày, khách đi nghỉ biển chi khoảng 48 Euros/ngày, khách đi du lịch đô thị hay làng quê chi khoảng 40-42 Euros/ngày và khách đi du lịch thể thao, sức khỏe chi dưới 30 Euros/ngày. Như vậy cho thấy loại hình du lịch văn hóa có đối tượng khách có học vấn cao hơn và khả năng chi trả cũng cao hơn.

2. Khái quát hoạt động du lịch tại Nhật Bản và đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản

2.2. Khái quát hoạt động du lịch tại Nhật Bản.

Nhật Bản là một trong những thị trường gửi khách lớn nhất thế giới. Hàng năm, có hàng chục triệu lượt khách Nhật đi du lịch nước ngoài. Năm 1985, có 4,49 triệu lượt khách Nhật đi du lịch nước ngoài. Đến năm 2004 có tới trên 16,8 triệu lượt khách Nhật đi du lịch nước ngoài. Khách Nhật có khả năng thanh toán cao, hiệu quả mang lại lớn. Vì vậy, Nhật luôn là thị trường được nhiều nước chú trọng khai thác.

Trong mấy năm gần đây, Nhật Bản bắt đầu coi trọng phát triển du lịch nhằm thu hút khách quốc tế, biến Nhật Bản không chỉ là một thị trường gửi khách lớn mà còn là một điểm đến du lịch thông dụng của du khách quốc tế.

Để thu hút khách du lịch quốc tế, năm 1999, Nhật Bản đã đề ra chính sách xúc tiến du lịch quốc tế. Chính sách này bao gồm những nội dung sau:

1. Kế hoạch chào đón thế kỷ 21 ( Welcome Plan 21).

Kế hoạch này nhằm mục tiêu tăng gấp đôi lượng khách đến, tăng tổng lượng khách quốc tế đến Nhật Bản đến năm 2005 đạt 7 triệu lượt và đến 2007 đạt 8 triệu lượt; Tạo ra hình ảnh của Nhật Bản như một điểm đến du lịch được chọn; giảm chi phí đi lại và tạo điều kiện thuận lợi cho khách đi du lịch ở Nhật bản; Đa dạng hoá các điểm đến du lịch của nước ngoài từ các thành phố lớn như Tokyo và Osaka tới một loạt các địa phương khác của Nhật Bản.

Luật xúc tiến du lịch quốc tế inbound thông qua việc đa dạng hoá các điểm đến ở Nhật Bản. Luật thực thi 3 khía cạnh cơ bản như sau: Thiết kế và xúc tiến “ các khu chuyên đề du lịch quốc tế” được mong đợi cung cấp những yếu tố hấp dẫn nhất ở Nhật Bản; giảm chi phí du lịch cho du khách nước ngoài bằng việc phát hành các thẻ giao thông không hạn chế và thẻ chào đón “Welcome Cards” trong đó có giảm giá tại các cơ sở du lịch; nâng cao lòng hiếu khách đối với du khách nước ngoài bằng việc cấp giấy phép thông dịch viên và hướng dẫn viên cho các khu vực địa phương cụ thể và xây dựng các trung tâm thông tin hiệu quả hơn; áp dụng chính sách thuế ưu đãi cho việc xây dựng hay nâng cấp các phương tiện lưu trú.

Nhiều khu vực ở Nhật Bản có nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên, lịch sử và văn hoá phong phú, rất thích hợp cho việc thu hút khách du lịch quốc tế. “ Các khu chuyên đề du lịch quốc tế “ đã được thiết lập để nhấn mạnh tiềm năng này của một số khu vực bằng việc xây dựng các tuyến tham quan dưới chủ đề chung. Hiện nay, ở Nhật Bản có 10 “Khu chuyên đề du lịch quốc tế”.

Để giảm chi phí du lịch ở Nhật Bản, thẻ giảm giá “Welcome Cards” đã được giới thiệu ở 8 thành phố lớn. Bằng việc xuất trình thẻ này, du khách nước ngoài có thể nhận được giảm giá phí vào cửa tại các cơ sở du lịch như bảo tàng, nhà hàng, cơ sở lưu trú và cửa hàng lưu niệm. Các hãng hàng không và hãng tàu hoả giành vé giảm giá cho du khách nước ngoài.




g05Z6NHBnMa90or
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status