Làng cổ Đường Lâm - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Làng cổ Đường Lâm



Đường Lâm có rất nhiều đình, chùa, lăng và mỗi di tích đều mang những nét độc đáo riêng nhưng vẫn nằm trong sự thống nhất với nét cổ kính của làng. Ở đây, tôi xin chỉ nêu ra một số di tích điển hình, đặc trưng nhất trong đình Mông Phụ.
* Đình Mông Phụ
Đình Mông Phụ được xây dựng cách đây năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông, ngôi đình mang đậm dấu ấn cua nét kiến trúc Việt Mường (có sàn gỗ) với những nét trạm khắc tinh tế, nghệ thuật có một không hai còn được lưu trữ trên những bức trạm cốn và đầu dư.
Giai thoại kể rằng đình Mông Phụ được đặt trên đầu một con rồng mà giếng làng là hai con mắt. Sân đình thấp so với mặt bằng xung quanh. Khi trời mưa nước chảy vào sân, theo hai cống tạo thành hình tượng hai râu rồng. Đây chính là dụng ý nghệ thuật đầy chất lãng mạn của các kiến trúc sư cổ.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa du lịch
---------------
bài nghiên cứu
làng cổ Đường Lâm
Mục lục
Trang
I. Giới thiệu tổng quan 1
1.1 Vị trí 1
1.2 Tên làng 1
1.3. Lịch sử 1
1.4. Dân cư kinh tế - xã hội 1
II. Tài nguyên du lịch 3
2.1 Tài nguyên du lịch 3
2.1.1. Cổng làng; ngõ, đường làng; giếng làng 4
2.1.2. Đình, miếu, chùa, lăng. 7
2.1.3. Nhà cổ 10
2.1.4. Văn tự cổ 12
2.1.5. Làng nghề truyền thống và các đặc sản địa phương 12
2.2. Tài nguyên du lịch phi vật thể 13
2.2.1. Nếp sống, sinh hoạt, lao động đời thường 13
2.2.2. Phong tục, tập quán, lễ hội. 14
2.2.3. Truyền thống lịch sử 15
III. Dịch vụ du lịch 16
3.1. Phương tiện 16
3.2. Ăn uống. 17
Kết luận. 17
Đường Lâm (Hà Tây) là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia vào ngày 19 tháng 5 năm 2006.
Làng nổi tiếng với những kiến trúc đẹp mang vẻ cổ kính như cổng làng Mông Phụ, đình Đông Sàng, Chùa Mía… và những ngôi nhà cổ có tuổi thọ hàng trăm năm. Nơi đây tiêu biểu cho những nét văn hóa đặc trưng của Làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.
I. Giới thiệu tổng quan.
1.1. Vị trí:
Nằm cách Hà Nội gần 50km về phía Tây, Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Đường Lâm gồm 9 làng, 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau và gắn kết nhau như một thể thống nhất với những phong tục, tập quán cổ xưa.
1.2 Tên làng:
Đường Lâm còn có tên gọi khác là Kẻ Mía. Tục danh này bắt nguồn từ tên Cam Giá (Mía ngọt). Cam Giá xưa gồm hai “Tổng”: Cam Giá Thượng và Cam Giá Hạ. Cam Giá Thượng là các xã thuộc miền Cam Thượng, Thanh Lũng, Bình Lũng… (nay thuộc huyện Ba Vì). Cam Giá Hạ là xã Đường Lâm (nay thuộc thị xã Sơn Tây).
1.3. Lịch sử.
Dựa vào những kết quả khai quật khảo cổ học những năm 1960 - 1970 tại di chỉ Gò Mả Đống (thuộc thôn Văn Miếu Đường Lâm), các nhà khoa học Việt Nam cho rằng: Người Việt đã đến Đường Lâm sinh sống từ 4000 năm trước đây (từ thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên).
Đường Lâm là “đất hai vua”. Đó là hai vị vua đã có công lớn trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước: Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (thế kỷ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỳ X).
1.4. Dân cư và kinh tế - xã hội.
Cũng giống như phần lớn dân cư trong xã, người dân trong làng Mông Phụ sống chủ yếu bằng nghề nông. Hiện tại, nơi đây vẫn còn bảo tồn được khá nguyên vẹn những thuần phong mỹ tục, cuộc sống đậm đặc chất làng xã nông thôn - nông nghiệp, cảnh quan môi trường, ngôn ngữ giao tiếp.
1.5. Hoạt động du lịch.
Mảnh đất hai vua làng Đường Lâm từ lâu nay đã là một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch. Du khách đến đây bị lôi cuốn bởi nhiều di tích kiến trúc gồm đình, chùa, đền, miếu, lăng mộ… trong đó có 8 di tích đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia như: Lăng Ngô Quyền, đền thờ Phùng Hưng, chùa Mía, rặng Ruối, đình Mông Phụ… Bên cạnh đó, một nền văn hóa ẩm thực phong phú, mang đậm màu sắc dân tộc cũng đã thu hút nhiều du khách đến đây thưởng ngoạn, thăm quan và nghiên cứu.
II. Tài nguyên du lịch:
Đường Lâm được đánh giá mảnh đất có nhiều tài nguyên du lịch vô giá, bao gồm cả tài nguyên du lịch vật thể và tài nguyên du lịch phi vật thể.
2.1. Tài nguyên du lịch vật thể:
Đó là những công trình kiến trúc lâu đời, độc đáo như cổng làng, đường làng, giếng nước, đình, chùa, nhà cổ, hay là những văn tự cổ, các làng nghề truyền thống, các đặc sản của địa phương…
2.1.1. Cổng làng, ngõ, đường làng, giếng làng.
Đường Lâm mang không gian cổ kính với ba bề bốn bên làng đều có cổng: cổng Sui ở đầu xóm Sui, cổng Hậu ở đầu xóm Hậu, cổng Hè ở cuối xóm Hè. Đặc biệt, phải kể đến là cổng lớn nhất ở đầu làng bên một cây đa cổ thụ và một bến nước - một nét đẹp đậm chất làng quê Bắc Bộ.
Đây không phải là cổng làng như cái cổng làng khác ở vùng Bắc Bộ có gác ở trên mái với những mài vòm cuốn tò vò mà chỉ là một ngôi nhà hai mái dốc nằm ngay trên đường vào làng.
Cổng lớn dẫn vào làng Đường Lõm
Hệ thống đường xá của Đường Lâm rất đặc biệt và hình xương cá. Những ngõ nhỏ thông với nhau và thông với một trục đường chính. Đây được coi là đường chống trộm cướp, giặc giã rất tuyệt với của “một cộng đồng dân cư nông nghiệp đóng kín”.
Một ngừ nhỏ trong làng
Đường vào làng rất đặc trưng nụng thụn Việt Nam với cõy đa, bến nước, sõn đỡnh.
Ngừ nhỏ vắng vẻ.
Mỗi thôn đều có một giếng làng. Đến nay làng Mông Phụ vẫn còn giữ được cái giếng độc đáo là Giếng Sui. Nước giếng trong, có bảng đề chữ nho “Nhất phiến băng tâm”, ý muốn nói đến tấm lòng trong trắng như phiến bằng của người dân làng phía Đông và tây của đình làng cũng có hai cái giếng, được coi là hai mắt rồng.
Giếng của thụn Mụng Phụ
 Giếng làng
2.1.2. Đình, miếu, chùa, lăng:
Đường Lâm có rất nhiều đình, chùa, lăng và mỗi di tích đều mang những nét độc đáo riêng nhưng vẫn nằm trong sự thống nhất với nét cổ kính của làng. ở đây, tui xin chỉ nêu ra một số di tích điển hình, đặc trưng nhất trong đình Mông Phụ.
* Đình Mông Phụ
Đình Mông Phụ được xây dựng cách đây năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông, ngôi đình mang đậm dấu ấn cua nét kiến trúc Việt Mường (có sàn gỗ) với những nét trạm khắc tinh tế, nghệ thuật có một không hai còn được lưu trữ trên những bức trạm cốn và đầu dư.
Giai thoại kể rằng đình Mông Phụ được đặt trên đầu một con rồng mà giếng làng là hai con mắt. Sân đình thấp so với mặt bằng xung quanh. Khi trời mưa nước chảy vào sân, theo hai cống tạo thành hình tượng hai râu rồng. Đây chính là dụng ý nghệ thuật đầy chất lãng mạn của các kiến trúc sư cổ.
Đỡnh Mụng Phụ
* Chùa Mía: (Sùng Nghiêm tự)
Chùa là một trong 8 di tích lịch sử - văn hóa ở Đường Lâm được Bộ Văn hóa thông tin xếp vào loại đặc biệt. Chùa có 287 pho tượng, trong đó có 6 tượng đồng, 107 tượng gỗ và 174 tượng đất làm từ đất sét thân và rễ cây si.
Bà Ngô Thị Ngọc Dung (còn gọi là Bà Chúa Mía), phi tần của chúa Trịnh Tráng là người Hưng Công xây dựng ngôi chùa này.
Di tớch Chựa Mớa, thụn Đụng Sàng, nơi thờ bà chỳa Mớa.
* Đền thờ Phùng Hưng:
Đền nằm trên một khu đất cao, xung quanh có cây cối xanh mát. Ngôi đến hiện nay là ngôi đền đã được tu tạo lại, nên có nhiều nét khác so với trước đây.
* Lăng Ngô Quyền:
Lăng nằm phía bên trái đền Phùng Hưng, cách 500m. Lăng rộng rãi, trước mặt là cánh đồng lúa trải dài bát ngát tạo nên không gian thoáng đạt, trong lành.
Phỳt thảnh thơi bờn lăng mộ Ngụ Quyền của một cụ già.
Xung quanh lăng còn có các di tích khác như rặng Ruối buộc voi chiến của Ngô Quyền khi xưa (cách 15m), đồi Hùm nơi Phùng Hưng đánh hổ cứu dân…
Rặng Ruối, thụn Cam Lõm với đường đi quanh co.
2.1.3. Nhà cổ:
ở Đường Lâm có 956 ngôi nhà truyền thống, trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt có 441, 350 và 165 nhà. Nhiều ngôi nhà được xây dựng từ rất lâu (năm 1649, 1703, 1850…) trong đó làng Mông Ph
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status